Lâm Đồng lần đầu dùng ‘tim phổi nhân tạo’ ECMO cứu sống bệnh nhân nguy kịch
Bệnh nhân nam bị tai nạn giao thông nguy kịch, nhờ dùng “tim phổi nhân tạo” ECMO, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã cứu sống được bệnh nhân.
Đây là ca đầu tiên bệnh viện thực hiện kỹ thuật này.
Bệnh nhân T.X.V. hiện đã phục hồi nhờ “phổi nhân tạo” ECMO – Ảnh: M.V.
Ngày 1-11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng xác nhận bệnh nhân T.X.V. (17 tuổi, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã hoàn toàn hồi phục và có thể xuất viện vào ngày 2-11.
Bệnh nhân T.X.V. nhập viện khuya 22-10 vì tai nạn giao thông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, kích thích, la hét, đa chấn thương, tim đều, phổi ran ẩm, bụng mềm. Sau vài giờ, bệnh diễn tiến nặng dần, bệnh nhân lơ mơ, khó thở, được xử trí đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy.
Chiều 23-10, mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực và được cài máy thở hỗ trợ tối đa, tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy máu) luôn ở mức thấp.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Kỳ Sơn, trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng), hội chẩn với bác sĩ Trần Thanh Linh – trưởng khoa hồi sức cấp cứu (ICU) Bệnh viện Chợ Rẫy – về chỉ định ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).
Bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thực hiện ECMO cho bệnh nhân dập phổi – Ảnh: BVCC
Ngay sau khi hội chẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy cử bác sĩ đến Đà Lạt cùng các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đặt ECMO cho bệnh nhân. Bệnh nhân duy trì ECMO liên tục trong 4 ngày, sau đó được sử dụng máy thở kết hợp ECMO trong 2 ngày để cai ECMO.
Mặc dù đã được chuyển giao kỹ thuật trước đó nhưng đây là trường hợp đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thực hiện đặt ECMO.
Bác sĩ Nguyễn Kỳ Sơn cho biết tình trạng bệnh nhân nguy kịch, thời điểm đó nếu chuyển viện cũng không được. Phổi bệnh nhân gần như ngưng hoạt động nên khả năng suy đa tạng rất cao. Việc dùng ECMO là biện pháp tối ưu.
Giải thích về ECMO, bác sĩ Kỳ Sơn cho biết: “Có thể nói nôm na ECMO như tim phổi nhân tạo, khi chức năng tim, phổi của bệnh nhân bị suy yếu thì dùng ECMO để thay thế nhằm cứu các cơ quan khác của cơ thể, từ đó có thể cấp cứu, điều trị bệnh nhân tốt nhất”.
Bác sĩ Kỳ Sơn đánh giá phổi bệnh nhân đã hồi phục 98%. Hiện bệnh nhân đã vận động nhẹ, có thể tự ăn uống.
5 lần phẫu thuật cứu bệnh nhân bị đa chấn thương, dập phổi do tai nạn giao thông
Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) ngày 1-10 cho biết vừa cứu sống một nam thanh niên bị đa chấn thương, dập phổi nặng do bị tai nạn giao thông sau năm lần phẫu thuật.
Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang được tập cai máy thở - Ảnh: CHÍNH TRẦN
Cụ thể, bệnh nhân tên S.N. (19 tuổi, hiện là sinh viên) bị tai nạn giao thông ngày 10-9, vào khoa cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng sốc đa chấn thương các vị trí hàm mặt, chấn thương ngực kín, bụng kín, dập phổi...
Xác định ca bệnh rơi vào tình trạng hết sức nguy kịch, mạng sống bệnh nhân đứng trước nguy cơ tử vong, bệnh viện đã bật báo động Code red (báo động đỏ dùng trong đa chấn thương) toàn bệnh viện.
Các chuyên khoa gấp rút và nhanh chóng phối hợp hội chẩn, thực hiện các biện pháp hồi sức chống sốc từ kiểm soát đường thở, bù dịch, bù máu, giảm đau đến chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng và tầm soát các tổn thương. Bệnh nhân có tình trạng xuất huyết trong ổ bụng lượng nhiều, kèm với các tổn thương khác.
Các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật, sau khi mở bụng cầm máu phát hiện bệnh nhân bị chấn thương bị rách mạc nối lớn, thủng hỗng tràng và vỡ bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài trong nhiều giờ, đội ngũ y bác sĩ hết sức thận trọng, gấp rút và tranh thủ "giờ vàng" để cứu sống cho bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào khoa hồi sức tích cực để điều trị, bước đầu chống sốc thành công. Tuy nhiên, sau đó 3 ngày, do tổn thương dập phổi tiến triển nặng, bệnh nhân bị diễn biến suy hô hấp rơi vào tình trạng nguy kịch và thất bại với thở máy (lúc này máy thở đã tối đa).
Bác sĩ Tạ Văn Bạch - khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175 - cho biết do bệnh nhân trẻ tuổi, các chấn thương tuy nặng nhưng có khả năng hồi phục nhanh. Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn với các chuyên gia về hồi sức và đưa ra quyết định đặt VV-ECMO (kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) để cứu sống bệnh nhân. Đây là quyết định hết sức khó khăn do bệnh nhân có nhiều nguy cơ chảy máu, khi chạy ECMO bắt buộc phải dùng thuốc kháng đông.
Do bệnh nhân tổn thương phổi quá nặng, lưu lượng ECMO không đủ để hỗ trợ cho phổi, đồng thời xuất hiện tình trạng chảy máu rỉ rả mũi miệng và vết mổ ngay thành bụng.
"Trước tình trạng đó, chúng tôi bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng đông tối thiểu, chấp nhận nguy cơ đông màng ECMO sớm hơn bình thường để bảo vệ bệnh nhân và đặt thêm đường lấy máu phụ để nâng lưu lượng ECMO", bác sĩ Bạch chia sẻ.
Nhờ sự phối hợp nhanh chóng, bệnh nhân đã thoát được "cửa tử" sau những giây phút khó khăn. Sau 7 ngày, bệnh nhân đã có đáp ứng, phổi dần cải thiện và rút ECMO. Bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ từ các chuyên khoa tiến hành phẫu thuật kết xương đùi hai bên, kết xương hàm mặt và tập cai máy thở.
Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện, các tổn thương được xử trí cơ bản, sinh hiệu ổn định, bệnh nhân đang tập cai máy thở và điều trị vật lý trị liệu. Do tình trạng tổn thương đa cơ quan, bệnh nhân phải can thiệp 5 lần phẫu thuật và kết hợp đội ngũ y bác sĩ từ các chuyên khoa của bệnh viện.
ECMO 'di động' cứu bệnh nhân ngưng tim, ngưng tuần hoàn Tận dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) trong cấp cứu bệnh nhân ngưng tim, ngưng tuần hoàn, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đã và đang dịch chuyển dần hệ thống ECMO ra ngoài phạm vi khu vực hồi sức tích cực và cả ngoại viện, để tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân ngưng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia đông y hướng dẫn cách sử dụng lá trà xanh đúng cách

Mẹo dùng quạt an toàn cho sức khỏe, tránh bị cảm khi trời nắng nóng

Ngã quỵ sau khi chơi thể thao, người đàn ông qua đời

Bé trai ho kéo dài vì... đèn led, tẩy bút chì ở phế quản và mũi

Cận cảnh khu điều trị cho bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Hà Nội

Công dụng đáng kinh ngạc của loài rau dại với sức khỏe ít người biết đến

Bệnh sởi, hô hấp tấn công trẻ nhỏ

Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Bị lệch một bên mặt sau khi ngủ dậy

Cảnh giác với bệnh ung thư máu hiếm gặp

Những sai lầm sau khi tắm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

"Mẹ chồng" ghê nhất phim Việt: Có hàm đại tá, là nguyên Giám đốc Nhà hát kịch nói
Hậu trường phim
23:41:13 04/04/2025
Tạm giữ hình sự bảo mẫu 26 tuổi đánh, tát liên tục vào đầu bé gái
Pháp luật
23:32:15 04/04/2025
Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp
Tin nổi bật
23:26:39 04/04/2025
Top 10 phim 18+ châu Á kinh điển nhất: Số 4 từng bị cấm chiếu, số 9 gây sốc toàn cầu
Phim châu á
23:25:51 04/04/2025
Mỹ nam có khuôn mặt được thượng đế vuốt ve
Sao châu á
23:23:13 04/04/2025
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
22:56:08 04/04/2025
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
22:53:19 04/04/2025
Ông Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuế
Thế giới
22:44:34 04/04/2025
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
22:42:26 04/04/2025
Những thước phim đầu tiên trong bom tấn 'Avatar: Fire and Ash' của James Cameron
Phim âu mỹ
22:35:34 04/04/2025