Lâm Đồng: ‘Hỏa tốc’ kiểm tra vụ xây dựng ‘Làng biệt thự’ trái phép trên đất rừng
Ngày 28/10, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản hỏa tốc số 8777/UBND-XD, chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan kiểm tra và kịp thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm (nếu có) tại tiểu 268 thuộc địa bàn xã Hiệp An, Đức Trọng.
Hơn 50 ngôi nhà đã được xây dựng trái phép trong khu vực. Ảnh: Nguyễn Dũng-Quốc Hùng
Vụ việc trên đã được một số cơ quan báo chí đưa tin về nội dung “ngôi làng biệt thự” ngang nhiên lấn chiếm và xây dựng trên phần đất rừng đã giao cho một doanh nghiệp quản lý bảo vệ. Doanh nghiệp này tự mình không giải quyết được tình trạng lấn chiếm trên, nên đã cầu cứu chính quyền địa phương các cấp, nhưng chưa nhận được sự phối hợp xử lý.
Cụ thể tại công văn số 8777/UBND-XD, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Công Thương cùng UBND huyện Đức Trọng thực hiện gấp các nội dung để giải quyết vụ việc.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND huyện Đức Trọng khẩn trương kiểm tra thực tế và xác minh nội dung báo chí đã thông tin; kịp thời lập đầy đủ thủ tục, hồ sơ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm (nếu có), báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 2/11/2020. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND huyện Đức Trọng kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện dự án của Công ty Cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam; kịp thời xử lý hành vi vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng giao các sở, ngành liên quan cùng UBND huyện Đức Trọng khẩn trương tổ chức thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến dự án của Công ty Cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam và công tác bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp tại khu vực nối từ đường cao tốc Liên Khương-Prenn vào Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm đến khu vực Sân golf Sacom, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 10/11/2020.
Video đang HOT
Các ngôi nhà gỗ vẫn đang được xây dựng trái phép trên đất rừng. Ảnh: Nguyễn Dũng-Quốc Hùng
Trước đó, TTXVN và một số cơ quan báo chí đã thông tin vụ việc: Từ năm 2017 đến nay, tại tiểu khu 268 thuộc thôn Định An, xã Hiệp An (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã và đang hình thành một ngôi làng với hàng chục căn nhà kiểu biệt thự bằng gỗ trái phép. Thậm chí, khu vực này còn được mở đường nội bộ, xây dựng hệ thống cấp điện riêng và dựng tấm biển kiên cố lớn với cái tên “Làng nghề Bonsai Darahoa”. Được biết, phần đất của ngôi làng này thuộc địa phận đất lâm nghiệp đã được giao cho Công ty Cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam quản lý, bảo vệ từ 30 năm nay. Doanh nghiệp này đã nhiều lần kêu cứu tới các cấp chính quyền vì bị chiếm đất, phá rừng, nhưng ngôi làng vẫn ngang nhiên hối hả xây dựng từng ngày.
Cưỡng chế nhiều 'chung cư mini' ở Sài Gòn
Khẳng định chưa bao giờ cấp phép xây dựng loại hình "chung cư mini", Sở Xây dựng TP HCM cam kết sẽ xử lý dứt điểm các sai phạm này trong tháng 9.
Mới đây, Thanh tra Sở Xây dựng phát hiện và lập biên bản hai "chung cư mini" xây sai phép trên đường Bến Lội, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân.
Công trình thứ nhất cao 4 tầng dạng nhà ở riêng lẻ do ông Phan Văn Nhi làm chủ đầu tư. Ông này tự ý ngăn ở khu tầng trệt và tầng lửng, mỗi tầng 13 phòng; tầng 2, 3, 4 mỗi tầng có 17 phòng. Tổng cộng, công trình có 77 phòng, mỗi phòng có nhà vệ sinh, kệ bằng tấm đan xi măng, không có bếp.
Công trình thứ hai do Công ty TNHH Gạch men Thanh Tùng làm chủ đầu tư, là loại nhà ở kết hợp văn phòng có 4 tầng. Khi thi công, chủ đầu tư giảm chiều rộng hành lang giữa từ 1,9 m còn l,45 m, xây mỗi tầng có 18 phòng. Tổng cộng có 72 phòng, tăng 24 phòng so với giấy phép.
Chung cư mini ở hẻm 33 đường Bến Lội, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, ngày 17/9. Ảnh: Hà An
Ghi nhận của VnExpress, hai chung cư này dài hơn 60 m chạy dọc theo hẻm, cách mặt đường Bến Lội chừng 20 m. Mỗi căn rộng 20-30 m2. Cổng phía trước chung cư khóa cửa, phía sau quây hàng rào cao gần 2 m. Một số căn hộ ở tầng một đã gắn máy lạnh, có kệ phơi nhiều quần áo.
Ông Thành, 44 tuổi, người dân ở sát chung cư cho biết, công trình này xây dựng từ tháng 9 năm ngoái. Vài tháng nay khi dãy nhà sắp hoàn thành chủ rao bán 500-700 triệu đồng mỗi căn.
Hiện, Thanh tra Sở Xây dựng đã lập biên bản vi phạm, trình UBND quận Bình Tân ban hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính. Hai chủ đầu tư bị phạt lần lượt là 15 và 30 triệu đồng.
Trước đó, cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản xử phạt hai "chung cư mini" ở đường số 36, phường Linh Đông, quận Thủ Đức. Công ty Cổ phần dịch vụ - thương mại và xây dựng địa ốc Việt Nam House đã ký hợp đồng thuê hai công trình xây dựng sai phép của ông Lê Thành Trí và Lưu Nguyên Quảng để giao dịch, mua bán, cho thuê.
Hợp đồng kinh doanh bất động sản của công ty này và hai chủ đầu tư bị xác định không đúng quy định nên UBND thành phố có 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Hiện, UBND quận Thủ Đức đã cưỡng chế, tháo dỡ xong phần diện tích xây dựng sai phép của hai công trình.
Công trình ở đường Bến Lội chưa hoàn thành nhưng một số phòng có người vào ở. Ảnh: Hà An.
Sự bùng phát của các "chung cư mini" từng được Hiệp hội Bất động sản TP HCM lên tiếng cảnh báo sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Theo khảo sát của hiệp hội này, 10 năm qua, TP HCM và một số thành phố nở rộ tình trạng xây "chung cư mini", "chung cư hộp diêm", có nhiều tầng, nhiều căn hộ nhỏ tại các đô thị, quận nội thành.
Ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho biết, hiện pháp luật về nhà ở không có khái niệm về loại hình "chung cư mini" do các cá nhân, hộ gia đình xây dựng để bán. Từ trước đến nay Sở Xây dựng không phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp phép xây dựng đối với dạng nhà này.
Theo ông Bình, các "đầu nậu", cá nhân đã biến các công trình nhà ở riêng lẻ thành "chung cư mini" để bán, kinh doanh là trái quy định Luật Kinh doanh bất động sản. Ngoài xây dựng trái phép, loại nhà này còn phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực dân số lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và mất trật tự an toàn xã hội.
Trong báo cáo gửi UBND thành phố hôm 7/9, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết sẽ kiên quyết xử lý, yêu cầu chủ công trình tháo dỡ hoặc cưỡng chế phần vi phạm. Cụ thể, đối với các công trình sai phạm đã phát hiện, Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Bình Tân xử lý triệt để trong tháng 9. Sau khi tháo dỡ, nếu phần công trình còn lại phù hợp với giấy phép, chủ sở hữu phải hoàn tất các thủ tục về trình tự đầu tư xây nhà ở cho công nhân, người lao động thuê.
Để ngăn chặn tình trạng tương tự trong thời gian tới, Sở Xây dựng kiến nghị chấn chỉnh việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các quận, huyện; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý các hoạt động mua bán, mời chào "chung cư mini".
Sập cổng trường đè chết 3 học sinh: Làm rõ nghi vấn rút ruột công trình Trong vụ sập cổng trường đè chết 3 học sinh ở Lào Cai, luật sư cho rằng cần làm rõ có hay không việc xây dựng cẩu thả, rút ruột công trình, nếu có cần xử lý nghiêm. Liên quan đến vụ sập cổng trường làm 3 học sinh thiệt mạng thương tâm ở Lào Cai, trả lời PV VTC News, luật sư...