Lâm Đồng: Hồ Xuân Hương đầy rác, cạn bất thường
Sáng 1/6, người dân Đà Lạt và du khách ngỡ ngàng khi chứng kiến Hồ Xuân Hương bỗng cạn bất thường, nhiều đoạn thấy cả đáy.
Trước đó, chiều 31/5, tại Đà Lạt – Lâm Đồng có mưa lớn kéo hàng giờ đồng hồ, nước từ thượng nguồn kèm theo một lượng rác thải đổ về Hồ Xuân Hương. Do nước dâng cao nên các xi – phông ở cầu Ông Đạo đã tự động xả nước theo thiết kế.
Tuy nhiên, một sự cố kỹ thuật đã xảy ra (hiện chưa rõ nguyên nhân) khiến các xi – phông này đã xả vượt quá giới hạn cho phép khiến Hồ Xuân Hương bị cạn hơn 1m nước so với trình thiết kế.
Sự cố này khiến một số vùng nước cạn ở phía Bắc Hồ Xuân Hương trơ đáy, người dân đổ tới vớt ốc, bắt cá, nhặt nhạnh phế liệu.
Sáng sớm, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tới khắc lỗi kỹ thuật nói trên.
Điều đáng e ngại, một lượng rác thải khổng lồ từ vùng chuyên canh nông nghiệp đã theo nước mưa đổ dồn về đây, biến Hồ Xuân Hương thành điểm tập kết rác thải khổng lồ
Chiều tối 31/5, để ngăn tình trạng rác thải tràn lan ra khắp mặt hồ, đơn vị có nhiệm vụ quản lý môi trường Hồ Xuân Hương đã phải dùng lưới giăng ngang hồ để giữ rác.
Video đang HOT
Hồ cạn vì xả nước quá đà
Hồ Xuân Hương ngập trong rác thải.
Theo T. Thảo
Hai cha con cứu 8 học sinh đuối nước
Nghe tiếng kêu cứu, hai bố con vội chèo ghe đến, người con gái ngồi trên ghe dùng tay kéo một em bị đuối nước lên rồi đưa vào bờ. Người cha nhảy xuống sông sâu cứu các em còn lại.
"Vào ngày 8/4 vừa rồi, chúng tôi đã tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng cho 2 cha con ông Phạm Tý (trú thôn Đông An, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) vì đã cứu sống 8 em học sinh bị đuối nước xảy ra trên địa bàn. Đồng thời chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc lên các cấp cao hơn để có hướng khen thưởng xứng đáng và kịp thời đối với hành vi cứu người của cha con ông Tý. Tấm gương của cha con ông Tý thật đáng trân trọng và cần được nhân rộng", ông Lương Văn Bá, Phó Chủ tịch UBND xã Quế Phước chia sẻ với phóng viên.
Các em học sinh lớp 5A được cha con ông Tý cứu sống
Sự việc xảy ra vào chiều ngày 17/3, 8 em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quế Phước (trong đó có 7 học sinh lớp 5A và 1 học sinh lớp 4) ra bến sông Bà Thê tắm, không may bị đuối nước.
"Rất may là trong lúc các em đang nguy kịch, chỉ còn mái tóc nổi trên mặt nước thì cha con ông Tý chèo ghe đến cứu vớt kịp thời. Nếu cha con ông Tý đến trễ ít phút nữa thôi thì không biết chuyện gì đã xảy ra", ông Bá cho biết.
Chị Liệu, con gái ông Tý
Tại Trường Tiểu học và THCS Quế Phước phân hiệu thôn Đông An, thầy giáo Mai Văn Hiệp, chủ nhiệm lớp 5A cho biết đúng là có việc các em học sinh của lớp thầy chủ nhiệm bị đuối nước vào ngày 17/3, và may mắn được cha con ông Tý đến cứu kịp thời.
Em Hồ Xuân Hương, một trong các em học sinh được cứu sống, vẫn chưa hết run sợ kể lại: "Hôm đó, sau khi tham gia dọn dẹp vệ sinh trường lớp, chúng em ra về. 7 bạn trong lớp em cùng với em Lương Văn Hùng (học lớp 4) rủ nhau ra bến Bà Thê tắm. Trong khi các bạn đang tắm thì có 4 bạn bị đuối nước. Chúng em trên bờ la lớn nhờ người đến cứu. Tuy nhiên, một lúc vẫn chưa có ai đến. Quá hoảng hốt, 4 bạn trên bờ nắm tay nhau định đi ra kéo các bạn bị đuối nước vào thì 2 cha con ông Tý chèo ghe đến cứu vớt cả nhóm vào bờ".
Tại bến sông Bà Thê, nơi 8 em học sinh bị đuối nước, là một vũng nước rất sâu, luôn có những xoáy nước ngầm. Chính vì xoáy nước ngầm này cộng với sông lở nên các em đã bị đuối nước.
Chiếc ghe cha con ông Tý dùng để cứu học sinh đuối nước
"Theo quan niệm của người dân sống ở ghe trên này là không bao giờ cứu người bị đuối nước còn thoi thóp cả. Họ chỉ vớt người đuối nước khi đã chết hẳn. Sở dĩ có quan niệm như vậy vì người sống ghe thuyền cho rằng nếu cứu 1 người bị đuối nước thì họ phải trả lại mạng cho "thần nước" theo kiểu mạng đền mạng. Do đó, việc cứu 8 em bị đuối nước của cha con ông Tý thật đáng quý vì ông đã vượt qua được những kiêng kỵ của người sống sông nước", ông Lân - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quế Phước (huyện Nông Sơn) - chia sẻ.
Sau khi việc cha con ông Tý kịp thời cứu 8 em học sinh đuối nước, người dân trong thôn Đông An, thậm chí trong xã Quế Phước ai nấy đều ngưỡng mộ và xem cha con ông như "người hùng". Trước những lời ca tụng của bà con lối xóm, ông Phạm Tý chỉ cười cười bảo rằng: "Thấy mấy đứa bị đuối nước mà không cứu sao được".
Ông Tý tâm sự: Chiều đó tôi với con gái là Phạm Thị Kim Liệu (SN 1987) chèo ghe qua bên kia sông để cắt cỏ về cho bò. Trên đường về 2 cha con tôi nghe mấy đứa nhỏ kêu thất thanh, vậy là tôi cùng con gái chống ghe nhanh đến chỗ mấy đứa đuối nước rồi vớt lên.
Bến Bà Thê, nơi các học sinh bị đuối nước
Nói đến việc khen thưởng của xã dành cho mình, ông Tý tâm sự: "Thấy người ta bị đuối nước mình cứu chứ ai đi nghĩ đến việc khen thưởng rồi mới cứu người ta đâu. Còn các cơ quan chức năng mà họ xét thấy mình xứng đáng thì họ khen thưởng, chứ cha con tôi cũng chẳng đòi hỏi gì".
Theo Dantri
Tuyến đường ven biển Đà Nẵng sẽ mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp Chiều 12/12, kỳ họp thứ 8 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016 đã biểu quyết thông qua phương án đặt đổi tên đường trên địa bàn TP Đà Nẵng đợt 2 năm 2013. Trong việc đặt, đổi tên đường lần này, UBND TP Đà Nẵng đưa ra hai phương án chọn con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp....