Lâm Đồng: “Hết duyên” với dự án trồng keo
Dự án trồng keo của người dân tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã bộc lộ nhiều bất cập như xa đường giao thông, giá trị kinh tế thấp… nên người trồng đã quay lưng. Vì vậy, chính quyền địa phương đang tìm cách chuyển đổi sản xuất.
Dân hết mặn mà
Từ năm 2009 đến nay, người dân 3 xã Đầm Ròn (gồm Đạ Tông, Đạ Long, Đạ M’Rông) được UBND huyện Đam Rông giao đất để thực hiện dự án trồng rừng 135.
Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk, sau khi được giao đất, người dân đã triển khai, phát dọn thực bì, đào hố trồng rừng. Trong hai năm 2009 và 2010, diện tích trồng rừng đã đạt hơn 1.400ha, có thời điểm diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện được người dân phát triển lên đến 4.000ha.
Giá trị kinh tế của cây keo quá thấp khiến người dân quay lưng, bỏ đồi trọc sau 1 – 2 vụ thu hoạch. Ảnh: Văn Long
Tuy nhiên, hiện nay dự án này đang có nguy cơ “chết yểu” và bộc lộ nhiều hạn chế. Đến nay, người dân đã không còn mặn mà với việc trồng keo, nhiều diện tích rừng bị bỏ hoang, không được bảo vệ và chăm sóc.
Video đang HOT
Theo ông Lơ Mu Ha Póh – Chủ tịch UBND xã Đạ Long, hiện nay toàn xã có khoảng 400ha đất trồng keo. Thế nhưng, người dân sau khi thu hoạch xong đã không tiến hành trồng mới.
“Đa số diện tích trồng keo của người dân đều nằm xa đường giao thông, vận chuyển khó khăn, bắt buộc doanh nghiệp phải mở đường hay thuê máy cày trung chuyển với chi phí cao. Thương lái sau khi trừ các chi phí chỉ trả cho chủ rừng 5 triệu đồng/ha. Thậm chí nhiều chủ rừng còn cho khai thác không, đổi lại họ được mở đường đi vào khu sản xuất”- ông Lơ Mu Ha Póh cho biết.
Ông Lơ Mu Ha Póh cũng thông tin thêm, hiện nay nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế. Trong khi đó, người dân có kỹ thuật canh tác lạc hậu nên chất lượng, giá cả thấp.
Chính vì vậy, chỉ sau từ 1 – 2 vụ trồng rừng và khai thác, mặc dù người dân thiếu đất sản xuất nhưng phải bỏ hoang, không tái đầu tư trên phần đất rừng đã được giao. Đặc biệt, việc thu hoạch thiếu đồng bộ, có rừng chưa đủ tuổi nhưng vì cần tiền, người trồng vẫn bán. Thực tế đa số người trồng rừng và các doanh nghiệp tự thương lượng, ít có đơn vị nào đứng ra cam kết tiêu thụ.
Cần chuyển đổi
Theo ông Lơ Mu Ha Póh, cây rừng trồng mới bây giờ chủ yếu là cây keo. Cây keo có đặc điểm là sinh trưởng, phát triển nhanh, mạnh với điều kiện đất rừng mới khai thác, đất tốt, có độ ẩm khá. Keo là cây có tán lá to, cành nhiều, hút nước mạnh và phát tán nước cũng mạnh.
Vì vậy, cây keo trồng trên đồi núi càng cao, càng dốc thì sinh trưởng càng kém do đất khô hạn. Hiện việc trồng rừng bằng cây keo chỉ với mục đích để bán lại cây cho các doanh nghiệp làm nguyên liệu giấy hoặc xuất khẩu gỗ dăm. Như vậy, rừng trồng lại trở thành rừng trọc trong lúc chờ trồng lại cây con hoặc để tái sinh.
“Để thay đổi tình trạng trên, địa phương đã cùng với bà con nông dân đến huyện Đạ Tẻh tham quan và học hỏi mô hình trồng tầm vông. Đây là mô hình đang rất có hiệu quả mà địa phương có thể học hỏi và áp dụng ngay. Trước mắt, chúng tôi vận động bà con triển khai xây dựng mô hình trồng tầm vông đầu tiên với quy mô tập trung khoảng 10ha” – ông Póh thông tin.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Chính – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông cho biết: “Trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, huyện Đam Rông mong muốn hình thành vùng nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến sâu, nâng cao giá trị gỗ. Nhưng sau nhiều năm, rừng khai thác chủ yếu phục vụ cho các nhà máy dăm gỗ, còn phát triển rừng trồng gỗ lớn vẫn còn là… ước mơ”.
Cũng theo ông Chính, hiện toàn huyện có hơn 1.000ha keo sau khi thu hoạch chưa được người dân trồng mới. Trước mắt, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và các xã tiến hành vận động bà con trồng lại rừng. Đối với các diện tích đất rừng được các hộ dân nhận nhưng bỏ hoang, đơn vị đang rà soát, đánh giá lại năng lực sản xuất. Hộ nào không làm được thì buộc phải cắt hợp đồng giao đất trồng rừng để chuyển sang cho hộ có năng lực cao hơn.
“Hơn thế nữa, ngành nông nghiệp cũng tính toán làm sao để nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân có thể sống, có thu nhập cao từ việc trồng rừng. Để làm được điều này, cần có sự chung tay vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước, sự tích cực của nhà nông, sự đầu tư của doanh nghiệp trong định hướng, mở các hướng đi, thực hiện các giải pháp về kỹ thuật, giống, trồng, chăm sóc…”- ông Chính cho hay.
Văn Long
Chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự vụ phá rừng ở Phi Liêng, Lâm Đồng
Do diện tích rừng bị phá và lấn chiếm mỗi lần chưa đủ mức để xử lý hình sự nên cơ quan công an đề nghị giải tỏa toàn bộ và trồng lại rừng.
Ngày 3/3, Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) chính thức công bố kết quả xác minh vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép xảy ra tại lô a, khoảnh 5, tiểu khu 216, thuộc địa bàn xã Phi Liêng, huyện Đam Rông mà báo chí đã phản ánh.
Hiện trường vụ phá rừng, chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại tiểu khu 216, thuộc địa bàn xã Phi Liêng, huyện Đam Rông.
Vị trí rừng bị phá, lấn chiếm đất trái phép nằm giữa hai quả đồi sát QL27, đoạn qua thôn Đồng Tâm, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông. Đây là khu vực rừng sản xuất, chủ yếu là trồng thông từ năm 1997 và có đan xen với đất sản xuất nông nghiệp của 9 hộ dân. Kết quả kiểm tra, xác minh của Công an huyện Đam Rông cho thấy, tổng diện tích rừng bị phá khoảng 0,8ha, với lượng lâm sản bị thiệt hại là 60m3 gỗ. Việc phá rừng được các đối tượng thực hiện kéo dài từ năm 2017 đến nay theo hình thức "gặm nhấm", đổ thuốc độc hoặc ken gốc cho cây chết từ từ, hoặc chặt hạ rồi đốt cháy.
Cơ quan chức năng huyện Đam Rông đã lập biên bản, xử lý 7 vụ vi phạm có liên quan đến phá rừng và lấn chiếm đất rừng trong khu vực này. Tại thời điểm kiểm tra, khu vực này không còn lâm sản, chỉ còn lại một số cây thông bị đốt cháy nham nhở.
Trước đó, vào ngày 26/2, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản yêu cầu UBND huyện Đam Rông chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung, kiểm tra, xác minh làm rõ đối tượng vi phạm, lập hồ sơ xử lý nghiêm vụ phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp tại tiểu khu 216 xã Phi Liêng; kiên quyết không để đối tượng vi phạm sử dụng, mua bán, sang nhượng diện tích đất lâm nghiệp do phá rừng, lấn chiếm trái phép.
Theo thượng tá Lê Văn Trúc, Trưởng Công an huyện Đam Rông, các diện tích rừng bị phá hầu hết đã được kiểm tra, lập biên bản và đã có những vụ xử lý được đối tượng. Tuy nhiên, do diện tích rừng bị phá và lấn chiếm mỗi lần chưa đủ mức để xử lý hình sự nên đơn vị đã đề nghị các cơ quan chức năng tham mưu UBND huyện Đam Rông tiến hành giải tỏa toàn bộ diện tích này, sau đó trồng lại rừng./.
Theo Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên
Điện thoại iPhone phát nổ khi đang sạc pin, một thanh niên tử vong Khi anh Tài vừa cắm sạc pin điện thoại di động vừa sử dụng thì bất ngờ chiếc điện thoại hiệu iPhone phát nổ lớn. Hậu quả làm anh Phạm Thế Tài tử vong do chấn thương nặng. Ngày 3-10, một lãnh đạo xã Liêng Sronh, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) xác nhận thông tin trên và cho biết, nạn nhân là anh...