Lâm Đồng: Hạn chế lưu thông một số phương tiện trên đèo Bảo Lộc dịp lễ 30/4 và 1/5
Ngày 29/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có văn bản số 953/UBND-GT về việc hạn chế lưu thông đối với một số phương tiện nhằm bảo đảm an toàn giao thông và giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên đèo Bảo Lộc trong dịp lễ 30/4 và 1/5.
Xe tải có tải trọng lớn sẽ hạn chế lưu thông trên đèo Bảo Lộc vào một số khung giờ nhất định dịp lễ 30/4 và 1/5. Ảnh: baolamdong.vn
Theo đó, trong dịp nghỉ lễ này, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất hạn chế các xe ô tô tải có tổng trọng lượng trên 20 tấn, vận chuyển khoáng sản, vật liệu xây dựng, đất, đá… lưu thông trên tuyến đường đèo Bảo Lộc
UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý đường bộ IV, Công an tỉnh và các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc hạn chế lưu thông nêu trên theo đúng quy định của pháp luật và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân, người dân và du khách biết, thực hiện.
Trước đó ngày 25/4, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề xuất với UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo an toàn giao thông trên đoạn đèo Bảo Lộc thuộc Quốc lộ 20 trong dịp lễ 30/4-1/5.
Khung giờ cấm các phương tiện nói trên lưu thông trên tuyến đường qua đèo Bảo Lộc (Quốc lộ 20) cụ thể như sau: Chiều lên theo hướng từ huyện Đạ Hoai lên thành phố Bảo Lộc. từ 15-22h ngày 29/4, từ 6-15h ngày 30/4. Chiều xuống theo hướng từ thành phố Bảo Lộc đi huyện Đạ Hoai, từ 15-22h ngày 2/5, từ 6-15h ngày 3/5.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý xe chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn đường bộ ở 2 đầu đoạn đèo Bảo Lộc để hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông do xe chạy tốc độ quá chậm, cản trở giao thông.
Video đang HOT
Tuyến đèo Bảo Lộc ở gần cửa ngõ phía Nam nối các tỉnh miền Đông Nam Bộ với tỉnh Lâm Đồng, được xem là tuyến đường nhạy cảm nhất do đường đèo dốc hẹp lại quanh co khúc khuỷu. Các xe vận tải hạng nặng thường đi qua tuyến đường này với tốc độ rất chậm để đảm bảo an toàn, gây tình trạng ùn ứ thường xuyên. Đến hẹn lại lên, cứ vào các kỳ lễ những năm trước, tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt đón hơn hàng nghìn lượt du khách, lượng khách tăng đột biến khiến đèo Bảo Lộc rơi vào tình trạng quá tải.
Đất Lâm Đồng lại dậy sóng: Hơn 12.000 lô đất nền được bán, trao tay gần 12.000 tỷ đồng trong 3 tháng
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021.
Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo giá bán và cho thuê nhà ở cùng một số loại hình bất động sản khác trên địa bàn tỉnh Quý I năm 2022. Theo đó, trong quý I/2022, toàn tỉnh có 12.467 lô đất nền giao dịch thành công, với tổng số tiền bán ra là 11.911 tỷ đồng.
Trong đó, huyện Lâm Hà dẫn đầu với 3.077 lô đất nền giao dịch thành công qua công chứng. Tiếp đến là huyện Di Linh với 1.826 lô đất nền; huyện Đức Trọng với 1.648 lô đất nền; thành phố Đà Lạt với 1.162 lô đất nền; huyện Bảo Lâm với 1.105 lô đất nền.
Về lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong quý 1/2022 cũng ghi nhận biến động tăng so với quý 4/2021. Theo đó, quý 1/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 899 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công với tổng số tiền bán ra là 1.934 tỷ đồng. Trong đó, tập trung nhiều nhất là tại huyện Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và huyện Đức Trọng.
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Quay lại thời điểm quý I và quý II/2021, địa phương này ghi nhận lượng lớn giao dịch bất động sản (đặc biệt là đất nền) với 24.531 giao dịch (thông qua công chứng). Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận lượng giao dịch bất động sản giảm 38% so với Quý 1 2, với 15.101 giao dịch (thông qua công chứng).
"Sóng" đầu tư trở lại
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Lâm Đồng sôi động trở lại đến từ các thông tin dự án cũng như thông tin tích cực từ chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phấn đấu khởi công 2 tuyến cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương trong năm 2022.
2 tuyến cao tốc đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, kết nối hệ thống giao thông giữa miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Riêng đoạn Tân Phú - Bảo Lộc sẽ giảm áp lực cho quốc lộ 20, đèo Bảo Lộc thường xuyên sạt lở, kẹt xe và tai nạn giao thông.
Thời gian vừa qua, hàng loạt ông lớn trong lĩnh vực bất động sản đã đổ về Lâm Đồng xin khảo sát, tài trợ lập quy hoạch hàng loạt dự án quy mô lớn.
Trong thông báo của Novaland, Lâm Đồng là một trong những địa phương mà doanh nghiệp này tập trung mở rộng quỹ đất. Dự án NovaWorld Da Lat sắp được ra mắt với tổng quy mô 1.000 ha. Mới đây, ông lớn bất động sản này đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét chấp thuận cho Tập đoàn được khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch và báo cáo đề xuất đầu tư dự án hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm. Theo đó, dự án có tên hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm, với quy mô nghiên cứu 30.000 ha.
Khu vực hồ Đắk Long Thượng
Lâm Đồng cũng vừa cho phép 3 Liên danh nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu tài trợ lập quy hoạch, lập dự án đầu tư đối với 3 Quần thể vui chơi giải trí làng Thụy Sĩ, làng Châu âu và làng Hà Lan, với tổng quy mô 23.065 ha.
Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần Lã Vọng Group và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Mai khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan tại huyện Lạc Dương, với quy mô 1.865 ha.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Quốc tế DHR và Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Thương mại Đại An xin khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan quy mô diện tích dự kiến khoảng 3.200 ha, tại khu vực xã Phú Hội, huyện Đức Trọng.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam, Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư ISRAEL được phép khảo sát, nghiên cứu tài trợ kinh phí lập quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Châu Âu với quy mô 18.000 ha tại khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2, huyện Di Linh và huyện Lâm Hà,
Ngoài ra, hàng loạt thương hiệu khác như Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú - Invest,... cũng đều dành quỹ đất tại đây để triển khai dự án du lịch, nghỉ dưỡng quy mô.
24 dự án ở khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm chậm tiến độ Ngày 17/3, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm cho biết, tại đây hiện có 24 dự án đang triển khai, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ theo quy định. Ngoài ra, còn có 3 dự án đầu tư khác đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Ảnh: Phạm...