Lâm Đồng: Đặt mục tiêu 5 sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc gia
Theo Sở NNPTNT Lâm Đồng, trong năm 2019, 8/12 huyện, thành phố của tỉnh đã tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, qua đó xác định được 47 sản phẩm của 30 chủ thể đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng.
Đặc biệt, 2 sản phẩm đạt số điểm cao là Ladoactiso Trà Nhất Diệp Nguyên Hương (91 điểm) và Ladoactiso Cao ống (93 điểm) của Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng được Hội đồng OCOP tỉnh đề xuất UBND tỉnh gửi hồ sơ lên Bộ NNPTNT đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP quốc gia đạt hạng 5 sao.
Ông Trịnh Tấn Vinh (57 tuổi, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) bên những cành cà phê chín dùng làm cà phê mật ong – một sản phẩm OCOP của huyện. Ảnh: P.V
Theo kế hoạch năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đưa ra mục tiêu tổ chức đánh giá, công nhận ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP quốc gia và 35 sản phẩm OCOP Lâm Đồng mới đạt hạng trên 3 sao.
Nhìn chung trong 2 năm qua, từ khi bắt tay triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Lâm Đồng, địa phương đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Riêng năm 2019, Lâm Đồng là 1 trong 12 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế của cả nước được Trung ương chọn chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2017 – 2020, định hướng 2030.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Trong quá trình thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm tại địa phương, hệ thống quản lý chương trình được thực hiện theo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Trong đó cơ quan thường trực là Sở NNPTNT, phòng chuyên trách tham mưu thực hiện chương trình cấp tỉnh, cấp huyện được phân công công nhiệm vụ cụ thể. Trong năm 2020, địa phương sẽ triển khai Chương trình OCOP đúng chu trình (chu trình 6 bước), tăng cường rà soát, khuyến khích và hướng dẫn người dân, các chủ thể kinh tế tham gia chương trình đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt”.
Ông Sơn cũng cho biết, ngoài những mặt đã đạt được, chương trình OCOP vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. OCOP là chương trình mới, yêu cầu có sự phối hợp của các cấp, ngành và đơn vị liên quan nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc rà soát và đề xuất phát triển sản phẩm OCOP, tuy nhiên trong thời gian qua sự tham gia của cấp xã còn hạn chế.
Nhiều cán bộ chuyên trách nhận thức chưa rõ về bản chất và nguyên tắc thực hiện chương trình OCOP. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá và công nhận sản phẩm trong năm 2019 chủ yếu lựa chọn từ sản phẩm sẵn có, một số sản phẩm tham gia của cộng đồng còn hạn chế chưa tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm OCOP với sản phẩm hàng hóa khác, gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Trang trại 40ha trồng toàn quả ngon, thu nhập hàng tỷ ở Gia Lai
Nhận thấy hồ tiêu, cao su không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, anh Ngô Thái Nam (tổ 4, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã chuyển đổi 40ha đất sang trồng các loại cây ăn quả và dược liệu theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình tổng hợp này hiện mang về cho gia đình nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Mạnh dạn thay đổi
Anh Nam cho biết, ngay khi bắt đầu chuyển hướng từ hồ tiêu, cao su sang trồng các loại cây ăn quả và dược liệu vào năm 2015, trang trại của gia đình anh đã lấy tên là Farm Đoan Dân để xây dựng thương hiệu cho từng loại nông sản theo các tiêu chuẩn.
Anh Ngô Thái Nam chăm sóc vườn bưởi da xanh của gia đình. Ảnh: V.T
Trên diện tích 40ha, ngoài 10ha trồng hồ tiêu, 5ha đinh lăng, anh Nam dành 25ha trồng các loại cây ăn quả như bưởi da xanh, bơ booth, chôm chôm, na, sầu riêng, táo Thái, ổi.
Bước vào vụ thu năm nay, dự kiến năng suất bưởi sẽ cao gấp 3 lần năm đầu thu bói, sản lượng ước đạt 100 tấn. Nếu giá bán đạt 40.000 - 45.000 đồng/kg, 10ha bưởi da xanh sẽ mang về cho gia đình anh khoảng 4 tỷ đồng.
Vườn bưởi da xanh của gia đình anh Nam là một trong những vườn bưởi có diện tích lớn nhất Tây Nguyên. Hiện anh Nam đang hoàn tất các thủ tục để làm chứng nhận VietGAP cho sản phẩm bưởi da xanh của gia đình. Sản phẩm này cũng được huyện Đức Cơ chọn tham gia Chương trình OCOP của địa phương năm 2020.
Anh Nam chia sẻ: "Ở Tây Nguyên, người ta chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp, tuy nhiên, Farm Đoan Dân đã mạnh dạn thay đổi theo xu hướng trồng các loại cây ăn quả mới như bưởi da xanh, táo Thái. Đây là một hướng đi đầy táo bạo và cũng nhiều rủi ro".
Trên diện tích 40ha của trang trại, gia đình anh Nam bố trí cây trồng phù hợp với từng khu vực và xây dựng nhiều hồ chứa nước nằm rải rác. Việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động hiện đại cũng được thực hiện, góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm công chăm sóc.
Để có được thành công như ngày hôm nay, anh Nam đã áp dụng quy trình kỹ thuật khắt khe vào sản xuất theo hướng sạch và an toàn. Trong khi nhiều nơi cây hồ tiêu thường hay bị bệnh thì 10ha của gia đình anh vẫn phát triển ổn định và cho năng suất cao.
Kết nối cùng phát triển
Cùng với việc đầu tư bài bản cho vườn cây ăn quả, Farm Đoan Dân đang đẩy mạnh xúc tiến để liên kết với một số doanh nghiệp nhằm từng bước đưa sản phẩm trái cây vào chuỗi các siêu thị, tạo đầu ra ổn định. Dự kiến, khi các loại cây trồng đi vào thu hoạch ổn định, nguồn thu của gia đình sẽ còn tăng cao. Hiện nay, trang trại của gia đình anh Nam đang tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động tại địa phương với mức lương ổn định 6 - 7 triệu đồng/tháng.
Theo anh Nam, nền kinh tế đang có sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là các sản phẩm nông sản. Vì vậy, khi đã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Farm Đoan Dân hướng đến xây dựng cơ sở nhà xưởng đóng gói theo tiêu chuẩn HACCP. Bởi có làm như thế mới tạo được sự cạnh tranh và đem lại giá trị cao hơn, từ đó khắc phục được những khó khăn hiện tại trong ngành nông nghiệp của nước ta.
Anh Nguyễn Văn Diệp - Bí thư Đoàn thị trấn Chư Ty nhận xét: "Trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, anh Nam luôn tiên phong trong việc tìm hiểu khoa học kỹ thuật cao để ứng dụng vào sản xuất. Với hướng đi phát triển các loại cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Nam đã mở cửa hàng trưng bày sản phẩm tại địa phương.
Cùng với đó, anh đang xây dựng chuỗi liên kết với các doanh nghiệp, siêu thị để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trang trại của gia đình anh Nam là một mô hình điển hình để các mọi người đến tham quan, học hỏi".
Theo Danviet
Đắk Lắk mời 16 giám khảo nếm thử, tuyển chọn cà phê đặc sản Sản xuất cà phê đặc sản đang được tỉnh Đăk Lăk- thủ phủ cà phê Việt Nam- chú trọng. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm khai thác một phân khúc mới của thị trường cà phê có giá trị cao hơn. Tìm kiếm cà phê đặc sản Nhằm mục đích phát hiện và tôn vinh những lô cà phê...