Lâm Đồng: Dân “khát” vì nhiều công trình nước sạch không có nước
Lâm Đồng có trên 200 công trình cung cấp nước sạch cho người dân, nhưng số công trình kém hiệu quả và ngưng hoạt động lên đến trên 43%, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân vào mùa khô.
Chúng tôi theo chân ông K’ Brèo, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn K’Long, xã Đạ Pal (huyện Đạ Tẻh) đến một công trình cung cấp nước sạch ở thôn được Sở NN&PTNT xây dựng năm 2007 do Hiệp hội L’Appel – Pháp đầu tư.
Ông K’ Brèo cho hay: “Khi công trình mới đi vào hoạt động, có nước sạch sử dụng, người dân ai cũng vui mừng. Thế nhưng, đến năm 2015 thì công trình phải đóng cửa, bà con trong buôn lại phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt”.
Công trình cung cấp nước sạch cho người dân thôn K’Long cỏ mọc um tum vì ngưng hoạt động. Ảnh: Văn Long.
Ông K’ Hấu – người dân trong thôn chia sẻ: “Hai năm rồi, cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi thiếu nước sinh hoạt. Để có nước sinh hoạt, người dân trong vùng phải đào giếng, nhưng nước giếng bị nhiễm phèn và rất khó đào bởi có nhiều đã bàn”.
Ông Chu Quang Tuấn – Chủ tịch UBND xã Đạ Pal cho biết: “Nguyên nhân là do dòng suối Đạ Cọ bị chặn trên thượng nguồn, không có nước chảy về chỗ đập ngăn của công trình. Vừa qua UBND huyện Đạ Tẻh đã mời các nhà thầu đấu thầu nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
Dự kiến sẽ khai thông dòng chảy cho suối Đạ Cọ, nâng cấp bể lọc nước, bảo trì sữa chữa đường ống, mở thêm 1 nhánh đường ống mới để cung cấp nước tới các hộ dân trong địa phương, khoan giếng nước mới đề phòng mùa khô…”.
Video đang HOT
Còn tại thôn Tơ Krang (xã Tà Hine, huyện Đức Trọng) có hơn 80 hộ dân, nhưng công trình nước sạch chỉ đủ cung cấp cho… 3 hộ. Anh K’Huy (người dân trong thôn), cho biết nguyên nhân là do ban đầu bồn chứa nước bị rò rỉ, rồi các ống dẫn bị đứt vì một số người dân đào móng xây nhà.
Do nước không đến được với các hộ dân, nên nhiều người không đóng tiền điện nữa, công trình phải dừng hoạt động.
Một công trình nước sạch nhưng chỉ có 3 hộ dân sử dụng. Ảnh: Văn Long.
Chị Ma Biêng người trước kia đã từng dùng nước của công trình cho biết: “Ngày xưa nhà tôi cũng dùng nước nhưng do các hộ dân trong thôn có nhà có nước, có nhà không nên họ không đóng tiền điện. Vì vậy nhà tôi phải vay mượn tiền về để thuê người khoan giếng lấy nước dùng, tổng cộng chi phí hết gần 50 triệu đồng”.
Trong khi đó người dân tại thôn B Liang (xã Tà Hine) lại rất bức xúc về thực trạng của các công trình nước sạch tại địa phương khi phải trả 10.000 đồng/phuy 200 lít, tức 50.000 đồng/m3, cao gấp hơn chục lần giá nước sinh hoạt khu vực nông thôn hiện nay.
Tương tự, công trình giếng khoan thôn Phú Cao (xã Tà Nine) được xây dựng năm 2006 với mức đầu tư 50 triệu đồng đang bỏ hoang. Công trình giếng khoan tại thôn Ma Kir, xã Đạ Quyn (huyện Đức Trọng) đầu tư 400 triệu đồng năm 2007 cũng không hoạt động.
43% số công trình nước sạch của tỉnh Lâm Đồng hoạt động kém hiệu quả và ngưng hẳn. Ảnh: Văn Long.
Ông Phan Văn Hợi – Phó giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, nguyên nhân dẫn đến các công trình nước sạch trên toàn tỉnh xuống cấp là do các địa phương chưa có người đủ trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ vận hành và quản lý.
Tại các công trình do tổ tự quản của thôn, xóm quản lý hầu như không có kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng công trình. Do vậy việc khai thác công trình cấp nước sinh hoạt do các tổ tự quản thực hiện đạt hiệu quả thấp, tỷ lệ công trình kém hiệu quả và ngưng hoạt động chiếm 43,71% trong tổng số 237 công trình.
Bên cạnh đó, việc thu tiền sử dụng nước chưa được thực hiện đồng bộ, thu chưa đủ chi nhưng một số chưa lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bù giá nên nhiều công trình không đủ kinh phí để quản lý, vận hành, bảo dưỡng .
Theo Danviet
Nạn nhân kể lại vụ tai nạn khiến 11 người thương vong ở Lâm Đồng
Các nạn nhân cho biết, xe khách tránh một ô tô nhỏ đậu bên phải đường nên lấn sang trái, đúng lúc có chiếc xe tải từ trong hẻm chạy ra dẫn đến tai nạn.
Tiếp xúc với PV Dân Việt tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng trưa nay (2.5), hầu hết các nạn nhân trong vụ tai nạn vẫn chưa hết bàng hoàng.
Kể về vụ tai nạn, chị Đậu Thị Mỹ Duyên (quê Hà Tĩnh, hành khách từ Đà Lạt đi huyện Đạ Huoai Lâm Đồng) bị gãy xương đùi trái, cho biết: "Khi đó khoảng 6h30, bên phải đường có một chiếc ô tô nhỏ đậu. Khi xe khách Phương Hải vừa vượt bên trái thì có chiếc ô tô tải đi từ trong hẻm ra. Rầm một tiếng lớn, sau cú va chạm, tôi ngất lịm, tỉnh dậy thấy mình đanh ở bệnh viện".
Hiện trường vụ tai nạn.
Cũng là nạn nhân trong vụ tai nạn, anh Trần Văn Hùng (ngụ phường 6, TP.Đà Lạt) bị chấn thương ở đầu và mặt. Anh Hùng kể lại: "Ngay sau khi chiếc xe khách đâm vào ô tô tải, xe khách bị lật nghiêng, nhiều tiếng thét vang lên, người dân xung quanh lao vào cứu người bị nạn. Tôi may mắn chỉ bị thương nhẹ nên vẫn còn tỉnh táo".
Anh Trần Văn Hùng được các y, bác sĩ khám tại Khoa Cấp cứu.
Sau khi tai nạn xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện các ban ngành đã đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng thăm hỏi các nạn nhân trong vụ tai nạn. Tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ gia đình có nạn nhân tử vong 5 triệu đồng, những người bị thương nặng được hỗ trợ 2 triệu đồng/người.
Chiều cùng ngày, đại tá Hồ Văn Lai-Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do tài xế xe khách vượt không đúng quy định cộng với thời điểm trên có sương mù nên đã xe khách đã đâm vào xe tải lưu thông chiều ngược lại.
Như Dân Việt đã đưa tin, khoảng 6h30 sáng nay (2.5), trên quốc lộ 20 (đoạn qua thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), xe khách Phương Hải BKS 49B - 009.59 từ Đà Lạt đi TP.HCM đã đâm trực diện vào xe tải BKS 49C-085.41 khiến chị Phạm Thị Hồng Hạnh (30 tuổi, ngụ huyện Đạ Huoai) tử vong và 10 người khác bị thương.
Hiện thi thể nạn nhân tử vong đã được bàn giao cho gia đình an táng, những người bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
Theo Danviet
TPHCM: Hơn trăm nghìn hộ dân "chê" nước sạch TPHCM đặt chỉ tiêu 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và chủ trương hạn chế khai thác nước ngầm. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hơn 100.000 hộ dân được cấp nước sạch tại nhà nhưng không sử dụng (đồng hồ nước có chỉ số 0m3), ngoài ra còn có hơn 44.000 hộ dân sử dụng nước sạch...