Lâm Đồng “cầu cứu” Hiệp hội Chè Việt Nam
Trước tình hình hơn 2.000 tấn chè Ô Long của Lâm Đồng bị tồn kho không bán được, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam vào cuộc trợ giúp.
Công văn của tỉnh nêu rõ thời gian qua, ngành chè Lâm Đồng nói riêng, Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu do một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang áp dụng biện pháp “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ ngành chè trong nước họ.
Năm 2014, khi phía Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ đưa ra tiêu chuẩn về hoạt chất fibronil trên chè ô long chỉ ở mức 0,002ppm (dường như bằng 0) thì mới được phép xuất khẩu, đã khiến ngành chè trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tiêu chuẩn này cao gấp nhiều lần mức chung của thị trường châu Âu và các thị trường khác (0,005ppm).
Ngành chè Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp kinh doanh chè ở Lâm Đồng cho rằng việc các doanh nghiệp Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích để hạn chế nhập chè của Việt Nam, ưu tiên ngành trà trong quốc gia của họ.
Bên cạnh đó, việc Đài Loan tiến hành nhập chè của Trung Quốc đại lục đã khiến sản lượng lượng chè của Lâm Đồng xuất khẩu sang Đài Loan ngày càng giảm sút. Chỉ tính riêng tại tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có hơn 2.000 tấn chè ô long thương phẩm đang bị tồn kho. Nhiều hộ trồng chè ở nơi đây cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra, do nhiều công ty, doanh nghiệp thu mua hạn chế hoặc dừng thu mua.
Do vậy, để cứu lấy ngành chè, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm chè.
Lâm Đồng hiện có vùng nguyên liệu chè lớn nhất nước với diện tích sản xuất ổn định trên 22 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi năm 2014 đạt 230 ngàn tấn. Trong đó, diện tích chè chất lượng cao là gần 6.000ha, phân bổ tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc và huyện Di Linh.
Theo_24h
Chè Việt Nam đã được thông quan vào Đài Loan
Đầu giờ chiều nay (20.11), ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết các cơ quan chức năng ở Đài Loan đã cho thông quan các container chè ô long có xuất xứ từ Lâm Đồng.
Thu hoạch chè ở Đà Lạt (Lâm Đồng) - Ảnh: Lâm Viên
Cũng theo ông Yên, ngày 19.11, UBND tỉnh Lâm Đồng chính thức có văn bản gửi Chi hội Thương mại Đài Loan tại tỉnh Lâm Đồng khẳng định hàng hóa nông sản xuất khẩu của địa phương, trong đó có sản phẩm chè, không bị nhiễm dư lượng chấtdioxin. Sau đó, họ đã dịch và gửi văn bản đó sang Đài Loan. Các cơ quan chức năng của Đài Loan đã họp và cho thông quan các lô chè ô long có xuất xứ từ Lâm Đồng.
Theo bà Hà Thúy Linh, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh (TP.Đà Lạt), thành viên của Chi hội Thương mại Đài Loan tại Lâm Đồng, tuy các lô hàng đã được thông quan nhưng cơ quan chức năng sở tại vẫn kiểm tra rất nghiêm ngặt các lô hàng nông sản từ Việt Nam vào Đài Loan.
Như Thanh Niên Online đã phản ánh, từ tháng 9.2014, do tin đồn thất thiệt nên một số cơ quan thông tin đại chúng Đài Loan loan tin nông sản Việt Nam nói chung và chè Việt Nam nói riêng bị nhiễm chất dioxin; từ đó, có khoảng 70 container chè ô long từ Lâm Đồng xuất sang Đài Loan đều bị "ách" lại tại cảng.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan tổ chức họp báo vấn đề này để các cơ quan báo chí Đài Loan nắm rõ thực tế và thông tin khách quan, chuẩn xác đến người tiêu dùng, tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư trồng chè cao cấp tại Lâm Đồng.
Tin, ảnh: Lâm Viên
Theo Thanhnien
Doanh nghệp taxi kiến nghị tạm dừng Taxi Uber và Grab Phương tiện taxi Uber và Grab đã tạo ra sự cạnh tranh không công bằng và lành mạnh với các doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống. Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội, ông Nguyễn Anh Quân vừa có Công văn kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội và các đơn vị chức năng tạm dừng...