Lâm Đồng cấp 3.200 liều vacxin phòng dịch bệnh bạch hầu
Tại Lâm Đồng đến nay vẫn chưa phát hiện ca nhiễm bệnh bạch hầu nào. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh cũng không được lơ là.
Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh Tây nguyên, ngành y tế Lâm Đồng đã tăng cường phòng, chống dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn. Cụ thể, tại hai huyện Đam Rông và Bảo Lâm giáp ranh với các ổ dịch bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông, ngành y tế đã tổ chức 2 đoàn giám sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tiêm phòng bạch hầu cho người dân ở Tây Nguyên.
Tỉnh đã cấp 3.200 liều vaccine, thực hiện tiêm phòng bệnh bạch hầu cho người dân những vùng nguy cơ cao ở các huyện Đam Rông và Bảo Lâm; rà soát cho những người tiếp xúc gần với người mắc bệnh uống kháng sinh dự phòng, đồng thời tiến hành phun thuốc xử lý môi trường.
Ông Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bênh tật tỉnh Lâm Đồng cho biết, cả hệ thống chính quyền cơ sở đang tăng cường công tác truyền thông để người dân cùng chủ động phòng bệnh, giúp cơ quan y tế phát hiện sớm, khoanh vùng xử lí kịp thời nếu có dịch phát sinh.
“Trong thời gian tới, đối với công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại bàn, chúng tôi tiếp tục tiến hành các biện pháp khử khuẩn vệ sinh môi trường, hộ gia đình. Tuyên truyền vận động người dân rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh cá nhân. Đặc biệt chúng tôi đã phối hợp với ban ngành đoàn thể, chính quyền chỉ đạo các hoạt động động kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đồng thời tăng cường triển khai các hoạt động giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và quản lý các đối tượng kịp thời”, ông Minh cho hay./.
Bệnh nhân bạch hầu được theo dõi sức khỏe 60 ngày sau khi ra viện
Ngày 10.7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân trên cả nước.
Bệnh nhân bạch hầu được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - ẢNH: DUY TÍNH
Theo đó, bệnh nhân (BN) bạch hầu được sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G, erythromycin, azithromycin) với liều dùng phù hợp cho các lứa tuổi, ngăn chặn các biến chứng, giảm tử vong.
Bệnh bạch hầu lan rộng, có nên tiêm vắc xin bổ sung cho trẻ không?
BN bạch hầu xuất viện khi kết quả soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính với vi khuẩn và không biến chứng. Sau xuất viện, BN bạch hầu phải tiêm phòng bạch hầu và tiếp tục được theo dõi tiếp ngoại trú đủ 60 - 70 ngày.
Những ai ở Tây Nguyên được tiêm phòng bạch hầu?
Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn 2 lần âm tính. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm, phải cách ly BN sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
Gia Lai liên tiếp phát hiện ca dương tính với bệnh bạch hầu
Cùng ngày, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn khẩn đề nghị giám đốc 5 bệnh viện: Chợ Rẫy, Đa khoa T.Ư Huế, Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Nhi đồng 2 TP.HCM điều động ngay tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Gia tăng người mắc bệnh bạch hầu ở Kon Tum, học sinh ở xã Ya Xiar nghỉ học
Lâm Đồng: Triển khai phòng bệnh bạch hầu ở vùng giáp ranh tỉnh Đắk Nông Tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch, vì huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cận kề với ổ dịch bạch hầu ở xã Quảng Hòa (huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông) và một bệnh nhi của Đắk Nông tử vong do bệnh bạch hầu có tiền sử đến điều trị tại huyện Đam Rông. Ngày 10/7, Bác...