Lâm Đồng: Cách nào để vực dậy nghề trồng hoa sau dịch Covid-19?
Với diện tích trên 9.000ha, sản lượng hơn 3,5 triệu cành nhưng do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19, ngành hoa của Đà Lạt nói chung, Lâm Đồng nói riêng đang chịu thiệt hại nặng nề. Trong đó 90% hoa không tiêu thụ được, doanh thu giảm từ 50-80%.
90% hoa không tiêu thụ được
Ngày 29/4, ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc với Hiệp hội Hoa Đà Lạt về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trong địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc thảo luận với các đơn vị, Sở, Ban, ngành về việc khôi phục ngành hoa của địa phương sau dịch Covid-19.
Nhiều diện tích hoa của người dân và doanh nghiệp đã phải đổ bờ do không tiêu thụ được trong mùa dịch.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng – Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt cho biết: “Sau Tết Nguyên Đán vừa qua, sản lượng hoa nở rộ nhưng không tiêu thụ được do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giai đoạn tháng 3 và tháng 4/2020, các doanh nghiệp và người dân tiêu thụ chỉ được khoảng 20-30% sản lượng hoa. Đặc biệt, trong giai đoạn cách ly xã hội, 90% sản lượng hoa Đà Lạt – Lâm Đồng không tiêu thụ được, một số khác hủy hoa tại vườn vì lợi nhuận bán ra không đủ trả chi phí. Vì vậy, doanh thu đã giảm từ 50 – 80%”.
Ông Hoàng cho biết thêm, đến nay hầu như Đà Lạt – Lâm Đồng phải nhập khẩu giống để sản xuất vì trong nước không chủ được nguồn giống và một số giống đã thoái hóa, bị nhiễm bệnh… Trong khi đó, quy trình nhập khẩu giống mới rất phức tạp, tốn thời gian và tiền bạc.
Để gỡ rối cho doanh nghiệp từ năm 2017 đến 2019, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hiệp hội nhập một số giống mới khảo nghiệm để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo dự án, đây chỉ là giống khảo nghiệm, không thể nhập số lượng lớn sản xuất, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp đang thực hiện dự án trên.
Đến năm 2019, sản lượng hoa xuất khẩu của Lâm Đồng đã đạt 382 triệu cành.
Video đang HOT
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có trên 9.000ha diện tích trồng hoa với sản lượng trên 3,5 triệu cành. Trong đó, riêng tại Đà Lạt đã chiếm đến 66% diện tích và 71% sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hoa của địa phương chủ yếu là nội địa như tại TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, các tỉnh Miền Đông Nam bộ, Hà Nội…
Ông Phạm S cho biết: “Có thể nói rằng, ngành hoa là một trong những ngành có những đóng góp rất lớn trong thời gian qua. So với các cây trồng khác thì có giá trị rất cao từ 1 – 1,2 tỷ đồng/ha. Đây là một ngành có sản phẩm đặc thù, tạo nên thương hiệu Đà Lạt, đặc biệt là thương hiệu “Đà Lạt – kết tinh kì diệu từ đất lành”.
Cơ cấu lại giống hoa
Tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan, ông Phạm S cho rằng, nếu tỉnh Lâm Đồng cơ cấu lại các giống hoa trên địa bàn thì ngành hoa Đà Lạt sẽ có nhiều triển vọng tốt trong tương lai. Đặc biệt, ông Phạm S nhận định, ngành hoa Đà Lạt và của các nước trên thế giới trong thời gian qua thiệt hại rất lớn, chưa có tiền lệ xảy ra. Đối với các loại cây trồng khác thì có thể đưa vào kho lạnh để bảo quản, còn đối với hoa thì rất khó.
Lâm Đồng cần phải tái cơ cấu lại cây trồng để ngành hoa có triển vọng hơn trong thời gian tới.
“Nếu hoa đã đến thời điểm thu hoạch mà không thu hoạch được thì thiệt hại rất lớn, đặc biệt thị trường tiêu thụ cũng rất khó khăn. Các lễ hội, chương trình đều phải tạm dừng, vì vậy việc tiêu thụ hoa sẽ gặp nhiều hạn chế. Từ những khó khăn đã phân tích, trong thời gian tới, ngành hoa Đà Lạt cần rà soát lại tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh để tái cấu trúc sản xuất phù hợp…”.
Theo ông Phạm S, Lâm Đồng cần từng bước giảm dần hoa cắt cành, tăng sản xuất hoa chậu, hoa dài ngày, đẩy mạnh sản xuất cây giống. Đến thời điểm này, hoa cho doanh thu 1ha cao nhất trong tất cả các loại cây trồng, do đó ngành hoa Đà Lạt nếu tổ chức sản xuất một cách đồng bộ, tái cơ cấu sản xuất, thì đây là ngành có tổng giá trị sản xuất đứng thứ 2 sau cà phê.
Với những lợi thế hiện tại, chúng ta sẽ tăng tỉ lệ xuất khẩu từ 25-30%, từng bước ngành hoa Đà Lạt trở thành ngành công nghiệp hoa để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Hiện nay, giá trị sản xuất hoa đã đạt 1 – 1,2 tỷ đồng/ha.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, để phát triển ngành hoa và có thị trường tiêu thụ ổn định, cần phải quy hoạch vùng sản xuất hoa chuyên canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Tập trung phát triển các loại hoa, cây cảnh có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt quan tâm tới một số loại cây chủ lực có tiền năng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, địa phương cần phải đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch, tăng cường hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài, vận dụng tốt cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt và vùng lân cận để thúc đẩy sản xuất ngành hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thông minh tại Lâm Đồng.
Trồng dâu nuôi tằm có thể lời 200 triệu/năm, vậy mà bị "quên lãng"
Dù sản lượng tơ tằm của Việt Nam đang đứng trong tốp 5 của thế giới, tuy nhiên ngành dâu tằm tơ đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiếu nguồn giống, nghiên cứu khoa học còn chậm phát triển.
Để ngành này phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng Bộ NNPTNT, các địa phương trọng điểm cần có những giải pháp thực tế, mang tính đột phá.
"Nghề hot" bị lãng quên
Tại Việt Nam, nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ lâu đời, trở thành nghề truyền thống ở nhiều vùng quê. Có thời điểm cả nước diện tích dâu lên đến 38.000ha, sản lượng kén 26.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sau đó nghề này đã dần chững lại, thậm chí có nơi bà con không còn trồng dâu nuôi tằm, lấy kén.
Hiện có khoảng 90% trứng giống tằm phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Văn Long
Thời gian gần đây, trước nhu cầu của thị trường, nghề dâu tằm tơ lại đang được khôi phục. Trao đổi với phóng viên Báo NTNN tại hội nghị phát triển chăn nuôi tằm bền vững tổ chức tại Lâm Đồng mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết: "Trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta đang dần khôi phục ngành dâu tằm tơ, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất, các chuỗi liên kết của chúng ta còn chưa chặt chẽ, chưa tạo được giá trị gia tăng từ các sản phẩm dâu tằm tơ. Thứ hai, nghiên cứu khoa học công nghệ chưa tạo được động lực để thúc đẩy ngành tằm tơ, nâng cao sự cạnh tranh.
Thứ 3, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốcvẫn chưa so sánh được với các thị trường khác trên thế giới. Thứ 4, giống dâu của chúng ta có năng suất cao và đã chủ động được, tuy nhiên giống tằm, đặc biệt là giống lưỡng hệ kén trắng còn nhiều hạn chế, phải nhập khẩu với giá cao".
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, có tới 90% lượng trứng tằm giống chúng ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Đặc biệt, đội ngũ nghiên cứu, làm về dâu tằm tơ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng...
Thứ trưởng Bộ NNPTNT cũng cho biết, trong thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ có chương trình tổng thể về phát triển dâu tằm tơ cả trước mắt và dài hạn. Trong đó sẽ tập trung các giải pháp về khoa học công nghệ, chủ động về giống tằm như đã làm với giống dâu trong những năm qua.
Đặc biệt, Bộ NNPTNT sẽ thống nhất với tỉnh Lâm Đồng, hàng năm tổ chức hội nghị ngành hàng toàn quốc tại Lâm Đồng, có trưng bày triển lãm các sản phẩm để xúc tiến thương mại, đồng thời có những đánh giá, phê bình, phản biện tại hội nghị nhằm giúp các đơn vị liên quan có môi trường tiếp nhận thông tin, đặc biệt là các doanh nghiệp. Qua đó, ngành dâu tằm tơ sẽ dần đổi mới công nghệ, phát triển bền vững trong tương lai.
Tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), với 1ha trồng dâu, người nuôi tằm có thể lời 200 triệu đồng/năm. Ảnh: V.L
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, để nghề chăn nuôi tằm phát triển bền vững, các đơn vị liên quan cần tập trung nghiên cứu để lai tạo các giống tằm cao sản thế hệ mới nhằm đáp ứng nguồn cung trong nước. Quan tâm nghiên cứu, tạo ra các giống dâu tằm cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị kết hợp nghiên cứu, sản xuất giống tằm trong nước với nhập khẩu chính thức giống tằm; hướng dẫn các tổ chức và cá nhân nhập khẩu giống tằm tiến hành đăng ký nhằm tăng cường quản lý giống, giám sát chất lượng và kiểm soát dịch bệnh.
Nhiều tiềm năng
Nhận định về ngành dâu tằm tơ của Việt Nam, ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Ngành dâu tằm tơ của Việt Nam nói chung và của Lâm Đồng nói riêng là ngành có nhiều tiềm năng và triển vọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm phát triển tương xứng với lợi thế sẵn có. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành dâu tằm tơ của Việt Nam đạt 60 triệu USD, song nhập khẩu tơ tằm lên đến 104 triệu USD, nhu cầu dự báo tăng lên 20% trong thời gian tới. Cuộc sống tăng cao và nhu cầu về tơ lụa trong may mặc, văn hóa, thời trang rất lớn là cơ hội và cũng là thách thức đối với ngành dâu tằm tơ nước ta".
Tại Lâm Đồng, tổng diện tích trồng dâu tằm hiện trên 8.500ha, chiếm khoảng 70% diện tích dâu của cả nước, sản lượng lá dâu 160.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt 10.800 tấn/năm. Đặc biệt, Lâm Đồng đã có 5 làng nghề trồng dâu nuôi tằm, 45 tổ hợp tác, 12 HTX trồng dâu, nuôi tằm.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, để giải quyết các khó khăn về giống, đề nghị Bộ làm việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Lâm Đồng được nhập khẩu trứng tằm theo đường chính ngạch. Đồng thời hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng và các doanh nghiệp tìm các nguồn cung cấp trứng tằm giống từ các nước khác ngoài Trung Quốc, tránh phụ thuộc vào một thị trường như hiện nay.
"Về lâu dài, đề nghị Bộ NNPTNT giao các đơn vị trực thuộc tiếp tục nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm đảm bảo chất lượng" - ông Sơn nói.
Theo Danviet
Sẵn sàng cho sự kiện gặp gỡ ND 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, địa phương đã phối hợp với các đơn vị liên quan, trong đó có Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chuẩn bị tốt nhất và sẵn sàng cho chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Chương trình gặp gỡ hữu nghị giữa nông dân 3 nước...