Lâm Đồng: Báo hoa mai xuất hiện gần nhà dân
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng khẳng định 3 con thú xuất hiện mới đây tại khu vực rừng huyện Đạ Huoai chính là báo Hoa mai, động vật hoang dã quý hiếm (nhóm I).
Trước đó, Hạt Kiểm lâm Đạ Huoai báo cáo Chi cục về việc phát hiện nhiều dấu vết chân thú ở thôn 1, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng. Qua kiểm tra hiện trường, dấu chân gồm 1 đệm chân và 4 ngón, có kích thước khác nhau, loại nhỏ có chiều ngang đệm chân 2 – 3cm, loại lớn có chiều ngang đệm chân từ 4,2 – 6,2cm, một số dấu chân in trên nền đất bột còn để lại vết móng vuốt.
Người dân sống trong khu vực này cũng cho biết họ đã gặp 3 con thú có lông nền màu vàng, vằn (đốm) màu đen, đầu giống loài mèo. Trong đó, 2 con lớn cao khoảng 80cm, 1 con nhỏ cao khoảng 30cm.
Video đang HOT
Vết chân báo Hoa mai tại Đạ Huoai (ảnh do Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cung cấp)
Từ kết quả thu thập và đối chiếu tài liệu, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng kết luận con thú nói trên là loài báo Hoa mai (tên khoa học là Panthera Pardus), là loài thú thuộc họ Mèo (Felidae), được xếp vào nhóm I (động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).
Chi cục kiểm lâm Lâm Đồng đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân phương pháp xua đuổi để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời, tăng cường tuần tra nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi săn bắt thú trái phép.
Theo 24h
Voi rừng phá hoa màu của gần 100 hộ dân
Ngày 23.12, Trạm kiểm lâm địa bàn Thanh Sơn-Ngọc Định (thuộc Hạt kiểm lâm Định Quán, Đồng Nai) cho biết, gần 1 tuần qua,voi rừng lại liên tục xuất hiện phá nát hoa màu của dân.
Theo các cán bộ kiểm lâm, nhiều ngày nay, đàn voi từ 7-11 con, liên tục xuất hiện thành đàn vào phá hoa màu gồm sắn, bắp, xoài, mía và phá chòi của người dân ấp 4, xã Thanh Sơn.
Đàn voi này cách đây khoảng 1 tháng đã xuất hiện tại ấp 7, xã Thanh Sơn để ăn bắp và chuối.
Theo thông kê của Lâm trường 3 thuôc Công ty TNHH một thành viên Lâm trường La Ngà, tính từ đầu tháng 5.2012 đên nay, voi rừng đã rất nhiều lần xuất hiện, càn phá hoa màu của gần 100 hô dân.
Nhiều nhà của dân đã bị voi vào phá từ 3-4 lần, nhằm kiếm thức ăn và xua đuổi người. Người dân địa phương đã áp dụng nhiêu biên pháp đê đuôi đàn voi nhưng không hiệu quả.
Theo ông Ngô Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, những nơi voi thường xuất hiện đều là đât rừng mới khai phá. Nhất là tại Lâm trường 3, trước đây là những khu vực voi sinh sống và tìm thức ăn, nhưng nay người dân khai phá, trồng hoa màu nên sinh cảnh sống của voi bị thu hẹp, làm chúng lẩn vào rừng sâu. Nay thấy có hoa màu xanh tốt, voi trở lại tìm thức ăn.
Voi phá nát một rẫy mía của người dân xã Thanh Sơn vào đêm 21.12
Để bảo đảm an toàn cho người và voi, UBND H.Định Quán đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, đề nghị người dân không được đánh, hại voi rừng, hạn chế sự xung đột với voi. Đồng thời, huyện cũng kiến nghị cấp trên có biện pháp cụ thể hướng dẫn về chuyên môn cho người dân để tránh voi tấn công người và có kê hoạch bảo tôn, quy hoạch nơi ở, ăn uông và sinh sông cho đàn voi.
Theo TNO
Thả một cá thể động vật quý hiếm về môi trường tự nhiên Một con vọoc Chà vá chân nâu vừa được người dân bàn giao cho UBND xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch để thả về môi trường tự nhiên. Sáng ngày 15/12, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ đã tiếp nhận cá thể voọc Chà vá chân nâu từ Hạt...