Lâm Đồng: Ba mẹ đi làm rẫy, 2 chị em ruột ở nhà tắm ao, đuối nước thương tâm
Trong lúc đi chơi và tắm ở ao gần nhà, 2 chị em ruột không may bị đuối nước, tử vong thương tâm.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng phối hợp với người dân tìm kiếm thi thể 2 cháu bé đuối nước. Ảnh minh họa
Sáng ngày 1/1/2020, lãnh đạo UBND xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến 2 chị em ruột tử vong.
Cụ thể, ngày 31/12/2019, trong lúc ba mẹ đi làm rẫy, 2 chị em ruột (bé gái 9 tuổi và bé trai 7 tuổi, ngụ xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng)- con ông Ha Thôm My (ngụ tại thôn Gân Reo, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng), trong lúc đi chơi và tắm ở ao gần nhà thì xảy ra tai nạn.
Vào thời điểm này, cả gia đình ông Thôm My đang đi hái cà phê trong rẫy nên không kịp thời phát hiện.
Đến tối gia đình về tới nhà không thấy 2 con đâu nên tá hỏa đi tìm và báo chính quyền địa phương. Chính quyền và người dân địa phương đã hỗ trợ tìm kiếm, vớt thi thể hai cháu bé, bàn giao cho gia đình lo hậu sự.
Video đang HOT
Được biết, gia đình ông Ha Thôm My có 4 người con, thuộc hộ gia đình nghèo. Ông Ha Thôm My hiện là quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
UBND xã Liên Hiệp đã hỗ trợ một khoản tiền và kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp thêm để mua quan tài, giúp đỡ gia đình 2 nạn nhân.
Sáng ngày 1/1/2020, các tổ chức đoàn thể trong xã cũng đã đến chia buồn và giúp gia đình ông Ha Thôm My lo hậu sự cho hai cháu bé.
Bạch Hiền (t/h)
Theo doisongphapluat.com
Dịch tả heo châu Phi lan rộng ở Lâm Đồng và Long An
Chiều 25-6, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố báo cáo nhanh về tình trạng dịch tả heo châu Phi xuất hiện đầu tiên tại địa phương này ở xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng.
Ngay khi phát hiện những con heo có dấu hiệu nhiễm bệnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng lấy mẫu gửi tới Chi cục Thú y vùng V xét nghiệm. Kết quả, những mẫu thịt heo này đều bị nhiễm dịch tả heo Châu Phi.
Cụ thể, ổ dịch này xuất hiện từ hai trang trại chăn nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Phượng và ông Nguyễn Lượng (thôn An Bình, xã Liên Hiệp) với tổng đàn khoảng 1.840 con.
Tính đến cuối ngày 24-6, toàn tỉnh Lâm Đồng có 82 con heo chết do dịch tả châu Phi của 13 hộ và đã tiêu hủy 82 con trên tổng đàn 3.398 con tại 4 thôn An Bình, An Ninh, An Tĩnh, An Hiệp của xã Liên Hiệp.
Lâm Đồng tăng cường lập chốt kiểm dịch động vật trên 12 huyện, thành phố trên địa bàn.
Ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, cho biết: " Ngày 21-6, sau khi tiếp nhận tin báo có heo của 2 gia đình bị chết, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Nông nghiệp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn tiêu hủy số heo chết. Bên cạnh đó, địa phương đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm gửi cơ quan chức năng. Đến chiều 22-6, Chi cục Thú y vùng V có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả heo châu Phi".
Hiện nay, địa phương đang thực hiện các bước tiêu độc, khử trùng tại 2 trang trại heo phát hiện dịch. Song song đó, 2 chốt kiểm dịch động vật tại điểm đầu xã (thôn An Hiệp) và điểm cuối (thôn An Tĩnh) nằm trên Quốc lộ 27 cũng được tăng cường giám sát.
Đức Trọng được xem là huyện có số đàn heo lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với 91 trang trại - 59.000 con.
Long An phát hiện 3 ổ dịch tả heo Châu Phi tại huyện Bến Lức (NLĐO) 3 ổ dịch tả heo Châu Phi cùng lúc phát hiện ở 3 xã thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đến nay tỉnh này đã có 3 huyện, thị xã có dịch.
*Cũng trong chiều 25-6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNN) tỉnh Long An thông tin kết quả mẫu xét nghiệm của heo bị chết ở các hộ chăn nuôi địa bàn 3 xã Thanh Phú, Phước Lợi và Lương Bình, huyện Bến Lức đều dương tính với dịch tả heo Châu Phi (DTHCP).
Trước đó, ngay khi phát hiện đàn heo có dấu hiệu nhiễm bệnh, khoảng 21 giờ ngày 24-6, Chi cục thú y tỉnh Long An đã tiến hành lấy mẫu tại hộ ông Phạm Văn Bảy, ngụ ấp 1B, xã Thanh Phú, hộ Võ Thị Kim Huệ, ngụ ấp 4, xã Phước Lợi và hộ Huỳnh Kim Thành Lá, ngụ ấp 2, xã Lương Bình đều cho kết quả sơ bộ DTHCP.
Hiện Chi cục thú y tỉnh đang thống kê số lượng đàn heo bị nhiễm bệnh, sau đó tiến hành tiêu hủy theo quy định.
Theo thống kê, huyện Bến Lức (Long An) có khoảng 227 hộ với tổng đàn 6.447 con dạng chăn nuôi nhỏ lẻ. Bến Lức cũng là nơi có nhiều lò giết mổ và địa bàn tiếp giáp huyện Bình Chánh (TP HCM).
Để tập trung phòng chống dịch, UBND huyện Bến Lức đã chỉ đạo các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Lương Hòa, An Thạnh, thị trấn Bến Lức, Long Hiệp, Mỹ Yên, Tân Bửu nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo chủ động phòng chống dịch tránh để lây lan. Đến thời điểm này, Long An xuất hiện 6 ổ DTHCP ở các huyện Bến Lức, Đức Hòa và thị xã Kiến Tường
Như vậy, tính đến sáng 25-6, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện ở 60/63 tỉnh, thành trên cả nước.
Đình Thi - H.Minh
Theo NLĐO
Phúc bồn tử, rau quả sấy, nước ép chanh dây... được hỗ trợ làm OCOP Phát huy được lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng những tiềm năng về nông nghiệp của địa phương, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phát triển nhiều sản phẩm nông sản sẵn có được đánh giá cao để xây dựng thành sản phẩm OCOP như phúc bồn tử, rau củ quả sấy khô, nước ép chanh dây tách hạt, hoa lan...