Làm đơn gần một năm vẫn không được nghỉ việc
Lấy lý do chưa giải quyết xong công việc tồn đọng, một số doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ việc.
Anh Lâm Bách Thảo trình bày về việc xin nghỉ việc đã lâu nhưng không được công ty giải quyết
Viện đủ lý do để làm khó
“Do sức khỏe không đáp ứng được công việc, tôi làm đơn xin nghỉ và báo trước 45 ngày nhưng đến nay,đã gần 1 năm mà doanh nghiệp vẫn không ban hành quyết định cho tôi thôi việc”. Đây là bức xúc của anh Lâm Bách Thảo, Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà (quận 1-TPHCM), trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng mới đây.
Video đang HOT
Anh Thảo làm việc tại Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà từ năm 1989. Đến tháng 12-2011, anh Thảo xin nghỉ việc. “Phía công ty không chấp nhận với lý do trong thời gian phụ trách một đơn vị trực thuộc, tôi đã để xảy ra một số tồn đọng như: hồ sơ quyết toán, công nợ và tài chính việc thưa kiện của khách hàng… Sự việc xảy ra đã lâu và lúc đó công ty cũng không áp dụng hình thức kỷ luật nào với tôi, nay lại lấy lý do cũ để không cho tôi thôi việc” – anh Thảo nói.
Rất nhiều người lao động (NLĐ) cũng cho biết bị doanh nghiệp kéo dài thời hạn cho nghỉ việc. Đơn cử trường hợp anh Lê Tâm, Giám đốc Chi nhánh Công ty Long Đạt (TP Biên Hòa – Đồng Nai). Anh Tâm không được công ty cho nghỉ việc với lý do trong quá trình điều hành chi nhánh đã gây thiệt hại hơn 30 tỉ đồng. Anh Nguyễn Sĩ Tuấn, nhân viên giữ xe quán ăn Ngọc ở quận Bình Tân – TPHCM, bị chủ cơ sở viện lý do làm mất xe của khách nên phải trả nợ xong mới được nghỉ…
Theo luật sư Cao Thế Luận, Công ty Luật Phạm Nghiêm, doanh nghiệp viện dẫn lý do trong quá trình làm việc, NLĐ để xảy ra sai sót, gây thiệt hại hoặc làm mất mát tài sản… để không cho họ nghỉ việc là sai. Nếu thật sự trước đó, NLĐ vi phạm nội quy lao động thì phải xử lý, còn không xử lý mà hết thời hiệu thì xem như họ không có lỗi. Doanh nghiệp không thể viện lý do này nọ để làm khó NLĐ.
Nhờ cơ quan chức năng can thiệp
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quân, Chánh Văn phòng Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà, cho biết công ty chấp nhận cho anh Thảo nghỉ việc nhưng yêu cầu anh phải giải quyết tất cả những công việc có liên quan đến trách nhiệm của mình. Công ty sẽ kiểm tra, đối chiếu các quy định của pháp luật lao động để xử lý cho đúng.
Trả lời khiếu nại của anh Lê Tâm, ông Nguyễn Đạt, Giám đốc Công ty Long Đạt, cho biết khi nhận được đơn xin nghỉ việc của anh, công ty cũng đã có công văn trả lời mong anh tiếp tục làm việc và hợp tác với doanh nghiệp để giải quyết những thiệt hại do mình gây ra. Nếu anh Tâm cương quyết nghỉ việc, công ty sẽ nhờ cơ quan chức năng can thiệp.
“Nếu cho anh Tâm nghỉ việc thì biết bao giờ công ty mới đòi lại được khoản tiền mà anh đã gây thất thoát?” – ông Đạt nói. Trong khi đó, bà Nguyễn Bích Ngọc, chủ quán ăn Ngọc, cũng khẳng định sẽ làm theo quy định pháp luật nhưng anh Tuấn phải cam kết trả nợ nếu không, bà sẽ kiện ra tòa.
Theo laodong
Tùy tiện cho người lao động nghỉ việc
Nhiều người lao động bức xúc vì doanh nghiệp tìm mọi cách để buộc họ nghỉ việc không đúng quy định.
Anh Lê Hoàng Trọng Văn bức xúc về cách hành xử của Công ty CP Long Hậu
Kiếm chuyện để đuổi
Trong đơn khiếu nại, anh Lê Hoàng Trọng Văn- ngụ quận Tân Bình, TPHCM- cho biết: "Công ty bằng mọi cách buộc tôi phải nghỉ việc, lúc đầu chuyển sang làm ở vị trí thấp hơn, tiếp đó là đình chỉ công tác, rồi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Sau đó, công ty lại thu hồi các quyết định đã ban hành rồi lại ban hành tiếp quyết định chấm dứt HĐLĐ với lý do thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Các quyết định của công ty được ban hành một cách vội vàng, không bàn bạc, trao đổi gì với tôi".
Anh Văn nói rằng mình "muốn điên đầu vì cách hành xử kỳ quặc của công ty". Tháng 4.2008, anh được Công ty CP Long Hậu (xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc - Long An) tuyển làm phó giám đốc kinh doanh tiếp thị, sau đó được bổ nhiệm làm giám đốc nghiên cứu và phát triển.
Ngày 18.7.2012, anh Văn bất ngờ nhận được quyết định của tổng giám đốc chuyển sang làm trưởng bộ phận thuộc phòng phát triển dự án. Qua ngày hôm sau- 19.7, anh tiếp tục nhận được quyết định đình chỉ công tác trưởng bộ phận và đến ngày 24.8 thì nhận được quyết định chấm dứt HĐLĐ.
Không đồng ý, anh Văn gửi đơn khiếu nại thì ngày 10.9, công ty ban hành quyết định "thu hồi các quyết định đã ban hành trước đó". Hai ngày sau, Văn nhận được quyết định do tổng giám đốc Trần Hồng Sơn ký về việc chấm dứt HĐLĐ với lý do theo Điều 17 Bộ luật Lao động (BLLĐ) và yêu cầu anh rời khỏi công ty ngay lập tức.
"Việc công ty viện dẫn Điều 17 BLLĐ để cho anh Văn nghỉ việc là không đúng, bởi điều luật này quy định việc thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ dẫn đến người lao động (NLĐ) bị mất việc còn quy định về việc thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc lại thuộc Điều 38 BLLĐ. Hai điều luật có nội dung khác nhau, cách xử lý được quy định rất chặt chẽ, chứ không phải nói hôm trước thì hôm sau cho nghỉ"- luật sư Nguyễn Thị Anh Đào- Trưởng Văn phòng luật sư Công đoàn, khẳng định.
Gài bẫy người lao động
Đối với trường hợp anh Lưu Chí Linh (ngụ ở quận 7 - TPHCM) thì cách hành xử của Chi nhánh Công ty CP thương mại viễn thông tin học Bưu điện tại TPHCM (quận Bình Thạnh) cũng khó hiểu.
Anh Linh kể: "Khi vào làm việc, tôi được công ty ký cùng lúc 2 HĐLĐ. Hợp đồng thứ nhất có thời hạn 12 tháng, mức lương 40 triệu đồng/tháng hợp đồng thứ hai có thời hạn 6 tháng với mức lương 4,5 triệu đồng. Lý do công ty đưa ra để thuyết phục tôi ký HĐLĐ thứ hai là để đóng BHXH thấp hơn, còn mọi quyền lợi của tôi sẽ thực hiện theo hợp đồng thứ nhất.
Thế nhưng ngày 20.4, tôi đang làm việc thì giám đốc công ty mời lên thông báo chấm dứt HĐLĐ với lý do HĐLĐ thứ hai đã hết hạn". Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hồng Hải- Giám đốc chi nhánh- thừa nhận có ký 2 HĐLĐ với anh Linh và cho biết sẽ mời anh đến để giải quyết vụ việc.
Vừa qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều khiếu nại của NLĐ chung quanh vấn đề bị chấm dứt HĐLĐ. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết các trường hợp đều là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nhưng khi trả lời, đại diện nhiều doanh nghiệp luôn khẳng định mình đã làm đúng luật. Đơn cử trường hợp chị Lê Nguyễn Phước Tuyền- nhân viên Công ty TNHH Bách Hợp (quận 6 - TPHCM).
Chị Tuyền vào làm việc tại công ty từ tháng 10.2007, đến tháng 2.2012 thì HĐLĐ hết hạn. Công ty không ký tiếp HĐLĐ mới, nhưng chị Tuyền vẫn làm việc. Điều đó có nghĩa HĐLĐ của chị đã mặc nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Thế nhưng đến ngày 5.10, công ty ra quyết định cho chị Tuyền thôi việc mà không nêu lý do, trong khi chị đang mang thai 6 tháng. Trong trường hợp này, công ty đã vi phạm cùng lúc nhiều quy định, nhất là quy định đối với lao động nữ.
Theo laodong
131 vụ việc khiếu kiện tồn đọng được... sửa sai Trong tổng số 528 vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài được rà soát thời gian qua, Thanh tra Chính phủ xác định có 131 vụ "làm sai", phải giải quyết lại. Thanh tra không đặt vấn đề xử lý trách nhiệm cơ quan sai phạm nhưng dư luận cho rằng như thế... chưa trọn. Hôm nay, 18/10, Thanh tra Chính phủ tô...