Làm đẹp tại nhà mùa dịch Covid-19, xin đừng nếu không muốn bị ‘bế đi’ cách ly
“Với các dịch vụ làm đẹp tại nhà mà không có đảm bảo khoảng cách an toàn thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19″, TS.BS Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội cảnh báo.
Người dân không nên sử dụng dịch vụ làm đẹp tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.
Mặc dù theo quy định, từ ngày 1-15/4, các cửa hàng làm đẹp đều đóng cửa theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Song một số cá nhân rầm rộ quảng cáo cung cấp dịch vụ tại nhà trên mạng xã hội.
Theo đó, người cung cấp dịch vụ sẵn sàng đến từng nhà để cắt tóc, gội đầu sơn móng tay hay xăm trổ. Lên mạng xã hội, các ‘thượng đế’ không khó để có thể đọc được những dòng quảng cáo kiểu: “ E Thu Nguyễn là cô thợ mọi khi hay phục vụ vẽ móng, nối mi, xăm mày, em ở Ngõ T…. Mùa dịch linh động, em phục vụ tại gia… Gọi em ngay thôi 097xxxx“; hay “Em vẫn cắt tóc nhé. Hãy gọi cho em để được phục vụ tại nhà”.
Trước thực tế này,TS.BS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội cảnh báo nguy cơ lây bệnh Covid- 19.
Bởi theo TS Cường, thời điểm này, người dân nên chấp hành nghiêm quy định về giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Chỉ thị nêu rõ người dân cần hạn chế giao tiếp xã hội, nếu có giao tiếp cũng thực hiện trong trường hợp cần thiết, và đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu là 2m, và trong quá trình giao tiếp các cá nhân cần phải sử dụng khẩu trang để bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ cho cộng đồng.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định, người mắc Covid-19 chủ yếu lây qua giọt bắn. Giọt bắn là dịch nhầy được tiết ra từ mũi, miệng của người bị nhiễm virus SARS-COV-2 (Covid-19). Theo đó, giọt bắn của người nhiễm bệnh lây sang người khỏe qua tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp ở khoảng cách dưới 2m hoặc do bị bắn trực tiếp nước bọt khi người bị nhiễm bệnh, ho hắt hơi giọt bắn của người nhiễm bệnh dính trên các bề mặt như mặt bàn, thiết bị điện tử, cửa kính sau đó người khỏe chạm tay vào các bề mặt này và đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
“Vì vậy, với các dịch vụ làm đẹp tại nhà mà không có đảm bảo khoảng cách an toàn thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19. Khi không chấp hành nghiêm các quy định, sẽ dễ dẫn tới các nguy cơ mất an toàn và không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch vì người làm dịch vụ này có thể tiếp xúc nhiều người và nhiều nhà.
Nếu chỉ cần một người khách bị nhiễm, người phục vụ sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm hoặc ngược lại. Và người đó có thể lại lây lan tiếp cho những người khác. Vì vậy, có thể nói các dịch vụ làm đẹp tại nhà trong thời gian này có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng”, TS Cường cảnh báo.
TS.BS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh hiện nay, theo TS. BS Nguyễn Kiên Cường khi các ca nhiễm mới vẫn đang được phát hiện và chưa xác định được chính xác ca bệnh F0 trong cộng đồng. Do đó, người dân càng phải chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ và của ngành y tế về phòng chống dịch bệnh.
“Nếu cứ tiếp tục, không thể kiểm soát nguy cơ lây lan cộng đồng vì nó mang mầm bệnh từ người này sang người khác, từ nhà này sang người nhà khác, Nếu chẳng may nhân viên làm đẹp mắc Covid- 19, sẽ kéo theo rất nhiều người phải thực hiện cách ly. Điều này khiến cho công tác khoanh vùng, dập dịch càng trở nên khó khăn”, TS. BS Nguyễn Kiên Cường cảnh báo.
Do đó, TS. BS Nguyễn Kiên Cường khuyến cáo, người dân không nên sử dụng các dịch vụ làm đẹp tại nhà vì nó vừa trái với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vừa tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro.
Tính đến sáng ngày 14/4, Bộ Y tế cho biết, không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 sau 12 giờ đồng hồ kể từ 18 giờ chiều qua. Như vậy Việt Nam hiện có 265 ca bệnh. Trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 60,4% và 105 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 39,6%.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp hiện nay phải chuẩn bị tinh thần dịch còn kéo dài.
Do đó, cùng với việc kiên trì thực hiện nguyên tắc chống dịch từ ban đầu (ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, điều trị, dập dịch) thì công tác truy vết ca bệnh kết hợp với các biện pháp cách ly xã hội vẫn là những giải pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống Covid-19.
N. Huyền
Virus Corona có lây lan qua thực phẩm hoặc bao bì không?
Mua thức ăn làm sẵn từ bên ngoài hay mua về để chế biến có thể lây nhiễm Covid-19 hay không đang là vấn đề nhiều người thắc mắc.
Dù không được coi là nguồn lây lan chính nhưng nếu chạm vào bề mặt có mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mặt cũng có thể gây nhiễm bệnh - Ảnh minh họa: Shutterstock
Con đường lây lan chính của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 là lây từ người sang người, do tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi họ ho hay hắt hơi, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Các loại virus gây bệnh đường tiêu hóa như norovirus hay virus hepatitis A gây viêm gan A có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa khi ăn thực phẩm có mầm bệnh. Trong khi đó, virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) lại gây bệnh đường hô hấp. Tiếp xúc với thực phẩm có SARS-CoV-2 không được xem là con đường lây nhiễm chính, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, theo Fox News.
Tuy nhiên, SARS-CoV-2 vẫn có thể lây lan nếu người nấu bị nhiễm bệnh. Virus này được phát hiện có trong phân của một số người bệnh. Do đó, chúng ta không thể loại trừ khả năng bệnh lây truyền qua thực phẩm được chế biến từ người bệnh chưa rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh, theo Trường Y Học Harvard.
SARS-CoV-2 cũng có thể bị tiêu diệt trong quá trình nấu chín thực phẩm. Tuy nhiên, những món ăn không được nấu chín như xà lách hay bánh mì hoàn toàn có thể chứa SARS-CoV-2, theo Fox News.
Khi đi vào dạ dày, SARS-CoV-2 cũng không thể sống vì axit dạ dày, Fox News dẫn lời giáo sư an toàn thực phẩm Benjamin Chapman của Đại học bang North Carolina (Mỹ).
Virus có thể sống trên bề mặt các bao bì thực phẩm. Tuy nhiên, chúng chỉ sống được vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc chất liệu. Dù không được coi là nguồn lây lan chính nhưng chạm vào bề mặt có mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mặt cũng có thể gây nhiễm bệnh, CDC cảnh báo.
Để giảm nguy cơ lây lan Covid-19, nhân viên bán hàng ở các siêu thị, tạp hóa, các cửa hàng ăn uống cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn như rửa tay thường xuyên, lau chùi các bề mặt bằng dung dịch sát khuẩn, vệ sinh vật dụng chế biến và nấu chín thức ăn. Nếu có dấu hiệu bệnh, họ phải ở nhà thay vì ra ngoài, các chuyên gia khuyến cáo, theo Fox News.
Ngọc Quý
TP.HCM: Cử bác sĩ đến khám chữa bệnh tại nhà cho người trên 60 tuổi trong mùa dịch Covid-19 Đối với các trường hợp cao tuổi mắc bệnh lý thông thường, không cần nhập viện điều trị, Thủ trưởng đơn vị sẽ phân công bác sĩ, điều dưỡng đến khám chữa bệnh tại nhà cho người bệnh. Ngày 1/4, Sở Y tế TP. HCM cho biết để tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ tốt...