Làm đẹp kinh dị: Son môi làm từ côn trùng độc, chì trắng
Liệu bạn có dám thử “test” son môi cổ đại được làm từ chì, chất phóng xạ, côn trùng độc hay không?
Dù hiện đại hay cổ đại, một bờ môi đỏ mọng luôn là chuẩn mực của nét đẹp con gái.
Từ nghìn năm trước, con người đã quan tâm đến việc làm đẹp, đặc biệt là tô son môi đỏ. Đôi môi đỏ ban đầu để phân biệt quý tộc với các tầng lớp thấp hơn, sau này trở thành cách trang điểm.
Từ lâu, sử dụng son môi trở thành một việc làm đẹp không thể thiếu của người phụ nữ. Việc họ tô lên môi những màu sắc để chúng tươi tắn và quyến rũ hơn là một cách làm mình nổi bật hơn.
Công thức chế tạo son môi thời cổ đại bao gồm những thành phần kỳ lạ.
Khoảng từ năm 3.500 TCN, son môi đã được người Sumer (Iraq cổ đại) tạo ra bằng cách trộn chì trắng với đá đỏ được nghiền vụn. Nữ hoàng Sumer Schub-ad được cho là người đầu tiên dùng son màu. Lúc ấy loại son này rất độc hại nhưng lại được phái nữ rất ưa dùng.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại rất thích tô son màu đỏ. Bức tượng bán thân nổi tiếng của nữ hoàng Nefertiti với đôi môi màu đỏ của bà trở thành một ví dụ mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính.
Video đang HOT
Người Ai Cập đã tự điều chế một công thức lạ và có phần ghê rợn để tô đỏ đôi môi.
Họ đã dùng cách nghiền những con bọ độc trộn với nước ép quả để tạo nên màu son đỏ đầy quyền lực. Thế nhưng tạo ra màu son này là không hề dễ dàng vì nó đòi hỏi khoảng 70.000 bọ cánh cứng chỉ để tạo ra nửa cân son đỏ.
Lại có các tài liệu lịch sử ghi chép cách mà người Ai Cập cổ đại dùng là nghiền nát hồng ngọc và các loại đá quý khác, trộn với chì trắng bôi lên môi để đôi môi có màu đỏ ánh lên màu ngọc bích.
Nếu muốn thêm phần tỏa sáng, họ đã trộn các thành phần này với vảy cá nhỏ. Các nhà khoa học đánh giá nhiều hợp chất và nọc độc côn trùng trong công thức này khá nguy hiểm.
Còn người Hy Lạp cổ đại lại quan tâm đến tóc giả và thuốc nhuộm tóc hơn là tô son môi.
Vào năm 1000 TCN, ở Hy Lạp cổ đại chỉ có gái mại dâm mới tô son để phân biệt với hội chị em phụ nữ gia giáo, quyền quý.
Tranh vẽ về Phryne – “gái làng chơi” danh tiếng thành Athens.
Công thức chế tạo son thời kỳ này gồm thuốc nhuộm đỏ và rượu vang kết hợp với một số thành phần khá kỳ lạ như mồ hôi cừu, nước bọt con người hay phân cá sấu.
Trong thời trung cổ, người ta hướng nhiều hơn về son dưỡng. Họ tạo ra hỗn hợp từ sáp ong và dầu, đôi khi thêm các loại thảo mộc có mùi thơm và cho một chút màu từ rượu vang đỏ. Đôi khi, họ sử dụng mỡ cừu, mỡ trăn.
Dĩ nhiên, hỗn hợp này có xu hướng tự nhiên và ít nguy hiểm hơn các công thức chế tạo son môi khác.
Ở Mỹ, từ thế kỷ 15 đến 18, phụ nữ Mỹ đã truyền tai nhau cách mút chanh để đôi môi đầy đặn và đỏ ửng, mặc dù phương pháp này cực kỳ có hại cho răng.
Ở Anh, nữ hoàng Elizabeth I được biết đến là người dẫn đầu xu hướng làm đẹp cho phụ nữ thời kỳ này.
Thế kỷ 16, bà sáng tạo cách làm đẹp diện mạo bằng khuôn mặt trắng như phấn và đôi môi màu đen tương phản. Nữ hoàng tin rằng màu đen có sức mạnh ma thuật, có thể tránh khỏi mọi điều đen đủi, kể cả cái chết.
Son môi bà dùng chủ yếu được tạo ra từ sáp ong và thuốc nhuộm thực vật. Công thức son môi bao gồm cochineal – một loại côn trùng, kẹo cao su Ả Rập (nhựa cây cứng), lòng trắng trứng và sữa. Bà phát minh chì kẻ môi bằng cách trộn thạch cao với sắc tố đỏ, sau đó để nó khô dưới ánh mặt trời rồi vẽ lên môi.
Nhiều thỏi son thời đó được tìm thấy trong thành phần có chứa chì cacbonat, chất gây độc cho cơ thể. Sau khi nữ hoàng Elizabeth qua đời, nhiều nhà nghiên cứu phát hiện lượng lớn chì trên môi bà. Giáo hội sau đó cấm dùng son môi.
Thời kỳ Nữ hoàng Victoria vào cuối những năm 1800 tiếp tục cấm sử dụng son môi đỏ khi cho rằng đó là vật dụng làm đẹp của gái mại dâm. Năm 1915, cây son đầu tiên trong ống kim loại trượt đã được Maurice Levy phát minh và đưa vào thị trường.
Công thức khi ấy của son môi là côn trùng nghiền nát trộn sáp ong và dầu ô liu. Hỗn hợp này sẽ bị ôi trên môi chỉ sau vài giờ bôi, tuy nhiên cũng không ngăn được phụ nữ sử dụng nó để làm đẹp.
Mặc dù hiện nay các công thức ấy không được sử dụng, thế nhưng đó cũng chính là minh chứng cho câu chuyện về cách làm đẹp.
Hãy là một quý cô thông minh khi làm đẹp!
Minh Anh
Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu?
Về cơ bản, tốc độ bóng đêm dựa vào hai thứ, hoặc bạn chính là thứ vật chất bị bóng đêm vô tận của hố đen nuốt trọn, hoặc bạn đứng đủ xa để chiêm ngưỡng thứ gì đó rơi xuống vực đen vĩnh hằng.
Tốc độ ánh sáng vẫn là một trong những hằng số quan trọng nhất của vật lý học, và vì ánh sáng có từ thuở hồng hoang đến giờ, những triết gia, những nhà khoa học từ thuở xưa đã có những quan sát nhất định về ánh sáng.Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho ra đáp số299.792.458 m/s là vận tốc của ánh sáng. Vậy tốc độ của bóng đêm là bao nhiêu?
Câu trả lời đơn giản là nó chính là tốc độ ánh sáng. Thứ chúng ta vẫn quen gọi là "tốc độ ánh sáng" thực chất là tốc độ của sự truyền, và không phải lúc nào nó cũng là yếu tố quyết định con số tốc độ cuối cùng. Ví dụ, khi đèn trên nóc ngọn hải đăng xoay, tốc độ của phần bóng nó tạo nên trên nền đất tăng dần khi tiến ra càng xa khỏi ngọn hải đăng.
Nếu bạn đứng đủ xa so với ngọn hải đăng, bóng của nó lướt trên đầu bạn sẽ còn nhanh hơn cả tốc độ truyền ánh sáng cơ (trong Vũ trụ, sao neutron chính là minh chứng của hiện tượng này). Trong các trường hợp vừa nêu, tốc độ ánh sáng có độ trễ riêng: nếu ánh sáng từ ngọn hải đăng chiếu thẳng tới bạn vào thời điểm 12 giờ đúng, bạn sẽ thấy tia sáng lóe lên chậm một chút. Tuy thế, tốc độ của sự việc diễn ra tại điểm bạn đứng không thay đổi gì.
Vậy, bóng tối có thực sự tồn tại không?
Nếu như tắt được Mặt Trời, Trái Đất cũng không chìm trong bóng tối vĩnh hằng đâu. Ánh sáng từ sao, từ tinh vân, từ các vụ bùng nổ trên không gian sẽ tràn ngập bầu trời. Hành tinh này và mọi thứ có trên nó, bao gồm cả cơ thể chúng ta, đều phát ra ánh sáng hồng ngoại. Tùy thuộc vào cách tắt Mặt Trời để xem liệu nó sẽ tiếp tục tỏa sáng theo cách nào nữa. Con người còn thị lực, ta sẽ còn nhìn thấy được thứ gì đó. Không một cơ chế tiếp nhận ánh sáng nào có thể xác định được một bóng đen hoàn toàn cả, bởi lẽ nếu không có gì phát nguồn sáng, sự dao động lượng tử cũng tạo ra ánh sáng. Ngay cả hố đen, vật thể đen đúa nhất ta từng biết, cũng phát ra thứ ánh sáng riêng. Vật lý khác xa với đời thực, ánh sáng luôn đánh tan bóng đêm.
Bóng đêm không thuộc về phạm trù vật lý, mà giống một trạng thái nhận biết hơn. Việc photon có đập vào mắt ta không, tế bào nằm trên võng mạc có ghi nhận ánh sáng để kích thích não bộ tạo hình ảnh không, không giải thích được việc não tiếp nhận bóng đêm ra sao, nó cũng bí ẩn tương tự như độ dài của bước sóng đại diện cho cảm nhận của màu sắc và âm thanh vậy. Trải nghiệm của ý thức con người thay đổi tùy theo thời điểm, nhưng bản chất những trải nghiệm ấy lại không chịu ảnh hưởng bởi thời gian. Hiểu theo nghĩa này, bóng đêm sẽ không có tốc độ.
Theo doanhnghiepvn.vn/SHTT&ST
Voi lên cơn điên, hà mã mẹ cược tính mạng cứu con Không hiểu vì lý do gì voi như nổi điên muốn đoạt mạng hà mã con. Hà mã là loài động vật có lẽ không ai dám động vào trừ voi. Điều này một lần nữa được chứng minh trong lần đụng độ mới nhất của hai loài ăn cỏ tưởng như hiền lành như khi hung dữ thì có thể đoạt mạng...