Làm đẹp hiệu quả cùng collagen
Nếu như những năm trước đây mỹ phẩm chứa Collagen hầu như độc chiếm ‘tình yêu’ của phái đẹp thì giờ đây, Collagen dạng uống đang nổi lên.
Cả hai phương thức thoa và uống trở thành cặp đôi hoàn hảo giúp phụ nữ đẩy lùi khô, sạm, ngăn ngừa nếp nhăn, giữ gìn làn da trẻ trung, đầy sức sống.
Chăm sóc da từ sâu bên trong với Collagen
Một số chuyên gia trang điểm gọi Collagen dạng uống là “mỹ phẩm đặc biệt” giúp làn da của phái đẹp căng mịn, sáng khỏe hơn. Nhờ “mỹ phẩm đặc biệt” này mà phái đẹp đỡ phải mất thời gian thoa kem dưỡng ẩm, che lấp nếp nhăn, cũng không phải “đắp” nhiều mỹ phẩm lên mặt mà vẫn sở hữu gương mặt đẹp tự nhiên, tươi tắn và trẻ trung. Với phương pháp bổ sung Collagen dạng nước bằng đường uống, Collagen sẽ được cơ thể hấp thu từ bên trong và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Song nếu chọn nhầm sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng, bạn có thể gặp phải cảnh “uống hóa chất” vào người, có hại cho cơ thể. Do vậy, nếu chọn cách uống bổ sung Collagen từ bên trong, bạn nên lưu ý các điểm sau:
- Nên chọn Collagen có hạn sử dụng ngắn ngày, trong vòng 1 năm kể từ ngày sản xuất: Nghe có vẻ vô lý nhưng các loại Collagen này thường không sử dụng chất bảo quản.
- Tránh các loại Collagen bổ sung có chứa hóa chất nhân tạo như paraben, sulfat, phathalates, gluten, GMOs, các chất bảo quản và màu nhân tạo không tốt cho sức khỏe.
- Nếu có cơ địa nhạy cảm, dị ứng, bạn nên chọn Collagen chiết xuất từ da lợn. Cấu trúc Collagen của lợn gần giống như Collagen người nên thường thích hợp với cơ địa nhạy cảm.
Dưỡng ẩm trên bề mặt cùng Collagen
Cũng như Collagen dạng uống, các loại Collagen chứa trong mỹ phẩm cũng được chiết xuất từ nhiều nguồn như da bò, da heo, các loại sinh vật có nguồn gốc từ biển.
Giới chuyên môn cho biết, cơ thể sẽ hấp thu tốt kem thoa chứa Collagen vào ban đêm hơn là ban ngày. Ban đêm, làn da thư giãn, và không có nhiều rào cản như kem chống nắng, mỹ phẩm trang điểm, bụi bẩn, ô nhiễm… ngăn trở việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng nuôi da. Do đó, nếu da có nhiều nếp nhăn, bạn nên chọn mỹ phẩm chứa Collagen peptides và retinol hoặc a-xít retinoic.
Bạn nên tẩy trang, rửa sạch mặt, thoa serum rồi hãy thêm một lớp kem dưỡng đêm chứa Collagen trước khi ngủ. Lưu ý, bạn cần kiên trì chăm sóc vì da sẽ khó hồi sinh nhanh chóng chỉ sau vài tuần. Nguyên nhân do kích thước phân tử của collagen trong mỹ phẩm còn lớn nên khó thẩm thấu qua da. Do đó, nếu chọn mỹ phẩm chứa Collagen, bạn cần chọn loại Collagen đã được thủy phân cực nhỏ, dưới 2.000 Daltons, để mỹ phẩm phát huy hiệu quả với làn da.
Bạn có biết?
Thoa Collagen bên ngoài thôi chưa đủ, bạn cần phải uống bổ sung collagen từ bên trong để bù đắp lượng Collagen mất dần theo tuổi tác, tăng cường làn da đàn hồi, sáng mịn, không lo da khô, sạm, nhăn. Adiva nhập khẩu 100% nguyên liệu collagen tự nhiên từ Đức, được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, không gây tác dụng phụ, không chất bảo quản. Sản phẩm chiết xuất từ da lợn, không chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo, có hương vị trái cây tươi ngon lại được bổ sung vitamin C chính là giải pháp “nội ẩm” hoàn hảo để bạn chăm sóc làn da tươi trẻ mỗi ngày. Sản phẩm có thể dùng được cho người tiểu đường.
Theo 24h
Khô da và các tác nhân gây hại cho da
Da mặt khô là một trong những nỗi khó chịu và lo lắng nhất. Bởi da khô sẽ kéo theo sự thô rap, căng, thậm chí tấy đỏ, có vảy và ngứa ngáy. Có nhiều nguyên nhân làm khô da và hiểu rõ điêu nay sẽ giúp tìm ra giai phap điều trị thích hợp.
Video đang HOT
1. Dấu hiệu va triệu chứng
Da có nhiều loại chính, bao gồm da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp. Trong đó, da khô là tình trạng da phổ biến va măc phai đôi vơi môt sô ngươi. Khi già đi, người ta cũng cần xem xét về tác động của lão hóa đối với da.
Da thường là loại da không bị khô cung không bị dầu. Có nhiều nguyên nhân làm da thường trở nên khô.
Da khô là loại da dễ bị khô và thường cảm thấy căng và thô rap tại một số vùng.
Da dầu la loai it bị khô hơn, trừ trường hợp rửa mặt quá mức, hoặc do phương phap chăm sóc da không đung cach.
Da hỗn hợp thường dễ bị khô tại một số vùng cụ thể như ở má, trong khi vùng chữ T thường bị dầu.
* Các dấu hiệu va triệu chứng của da khô và da rât khô
Da khô: Khi da bắt đầu mất độ ẩm, tình trạng khô đươc nhân biêt như sau: Căng, khô rap
Da rât khô: Nếu tinh trang da khô không được điều trị kip thơi, tình trạng nay co thê trơ nên nghiêm trong hơn và biêu hiên: Rất căng; Bong troc; Nứt nẻ; Ngứa châm chich. Lúc này, các đương nhăn do khô da xuất hiện, dẫn đến sư lão hóa da sớm và hình thành các nếp nhăn.
Da khô và nhạy cảm: Khi bị khô, da thường trở nên nhạy cảm; tuy nhiên, da nhạy cảm không phải lúc nào cũng liên quan đến tình trạng khô da. Bạn nên tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần dễ gây kích ứng như hương liệu và phẩm màu. Luôn kiểm tra xem sản phẩm có được nghiên cưu lâm sang vê đô dung nap phù hợp đối với da nhạy cảm hay không.
Da khô có thể liên quan đến các bệnh khác
Xerosis là thuật ngữ y học cho bệnh khô da. Tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp; "Xero" nghĩa là "khô" và "osis" nghĩa là "bệnh".
Các bệnh viêm da như viêm da cơ đia và vay nến cũng có liên quan tình trạng khô da.
Các bệnh liên quan đên qua trinh trao đổi chất như bệnh đái tháo đường và các bệnh về thận cũng có thể tăng nguy cơ khô da.
Một số thuốc trị mụn, dù thoa hay uống, có thể làm cho da dầu dễ nổi mụn trở nên rất khô.
Do khô lan da không co kha năng điều tiết được lượng nước cần thiết
1. Nguyên nhân gây khô da mặt
Có nhiều nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài làm khô da nhưng tât ca đều lam cho da mât nước. Mức độ khô da phụ thuộc vào số lượng và cường độ tác động của các yếu tố này.
Nguyên nhân bên ngoài: Các nguyên nhân bên ngoài gây khô da đều làm tổn thương đến hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da. Một khi hàng rào lipid bị phá vỡ, đô ẩm trên bê măt da dê dang thoát ra ngoài và các chất giữ ẩm cũng dễ dang bi mât đi. Khi các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bi suy giam, da không thể giữ được lượng nước cần thiết và trở nên khô hơn cho đến khi chúng được bổ sung, và khi hàng rào lipid được phục hồi.
Nếu da khô không đươc điêu tri băng kem dưỡng ẩm có chứa các nhân tô giư ẩm, tình trạng có thể nghiêm trong hơn và làm tổn thương mạng lưới cung câp độ ẩm ở các lớp da sâu hơn bên dưới.
Dòng chảy tự nhiên cung cấp độ ẩm đến các lớp tế bào da phía trên bị suy giảm dẫn đến da khô nghiêm trong hơn.
Các nguyên nhân chính bên ngoài là do các tác động môi trường và phương phap chăm sóc da. Da mặt thường dễ bị các nhân tố gây khô da này tác động hơn các vùng khác trên cơ thể.
Yếu tố môi trường: Thời tiết khắc nghiệt - nóng, lạnh và không khí khô.
Các thay đổi theo mùa - các triệu chứng khô da thường diễn biến nặng hơn vào mùa đông hoặc mùa hè.
Tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, và da dễ bị khô khi lão hóa.
Quá trình chăm sóc da: Tăm gôi lâu va thương xuyên với nước nóng làm mất đi các lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da.
Phương phap chăm sóc da không đúng cách - quy trình và lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp cho da khô là rất quan trọng. Đặc biệt, bạn cần phải tránh dùng các loại xà phòng mạnh để không làm mất đi các lipid tự nhiên trong da.
Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ làm thay đổi sư cân bằng đô âm trong da. Các loại thuốc kiểm soát huyết áp như thuốc lợi tiểu, thường có tác dụng phụ này. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc nếu bạn nghĩ một loại thuốc nào đó có thể là nhân tố gây khô da.
Các nhân tố bên trong
Các yêu tô di truyền: Mỗi người có một bộ gen duy nhất quyết định các đặc điểm của làn da như sắc tố, độ ẩm và nồng độ lipid. Điều này có nghia là, với cùng điều kiện như nhau, những người khác nhau sẽ có độ ẩm và nồng độ lipid khác nhau trong da. Người có da sáng dễ bị khô da hơn người có làn da sẫm màu. Bên cạnh đó, các loại bệnh như viêm da cơ đia, vay nến, bệnh tiểu đường và bệnh vay cá thường có mối liên hệ di truyền.
Các tác nhân về nội tiết tố: Khi lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ví dụ trong giai đoạn dậy thì và khi mãn kinh, mức cân bằng độ ẩm trong da có thể bị ảnh hưởng theo. Trong thời ky mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể suy giảm và làm da khô hơn. Khô da cũng có thể xuất hiện khi đang mang thai.
Tuổi tác: Khi chúng ta già đi, khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm đi do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da. Tuổi càng cao thì da càng dễ khô và da càng khô thì lại càng dễ dẫn đến sự hình thành các rãnh và nếp nhăn do khô da.
Lão hóa da sớm: Lão hóa da thường xảy ra do tuổi tác. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng quá mức và không có sự bảo vệ khỏi tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, dẫn đến hình thành các rãnh và nếp nhăn sớm.
Chế độ ăn uống: Da cần một lượng dưỡng chất, axit béo không bão hòa và vitamin nhất định để đảm bảo hoạt động bình thường. Thiếu hụt bất ky thành phần nào cũng có thể dẫn đến khô da.
Một số loại xà phòng có thể làm mất đi các lipid tự nhiên trong da
1. Các tac nhân gây khô da
Bên cạnh các nhân tố chính làm da khô, nhiều nhân tố khác cũng anh hương tới viêc khô da. Hiểu rõ các tác nhân này có thể giúp ngăn ngừa và lam giảm tác động của chúng.
Thiêu phương phap chăm soc hiêu qua
Nếu tình trạng khô da không được điều trị hợp lý, hoặc nếu sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp, tình trạng da có thể trở nên nghiêm trong hơn thay vì cải thiện dần. Nguyên nhân do quá trình khô da bắt đầu lan ra và tác động đến hệ thống cung câp độ ẩm ở các lớp tế bào da bên dưới trong khi các lớp này chịu trách nhiệm đưa hơi ẩm lên các lớp tế bào da bên trên.
Phơi nắng
Phơi nắng quá mức có thể làm tăng nặng tình trạng khô da mặt. Vì vậy, cần sử dụng loại kem chống nắng có công thức dành riêng cho da khô với các hoạt chất dưỡng ẩm bên cạnh các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng (SPF). Cần đặc biệt lưu ý, kem chống nắng và bất ky sản phẩm chăm sóc nào danh cho da khô cũng không được chứa hương liệu và phẩm màu dễ gây kích ứng, vì da khô, đặc biệt là da măt bi khô rât dễ bị kích ứng hơn da thường.
Khi da lão hóa, cấu trúc da bị tổn thương và các nếp nhăn sâu hơn bắt đầu xuất hiện
Tac hại do yếu tố nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp có môi trường làm việc dễ gây khô da. Ví dụ, các môn thể thao ngoài trời, làm vườn, nghỉ mat ở vùng có khí hậu lạnh dễ tăng nguy cơ gây khô da mặt.
Thiếu nước
Độ ẩm trên da phụ thuộc sư cân bằng nước trong cơ thể. Do đó, khi cơ thể thiếu nước, cơ thể không thể cung cấp đủ lượng nước đến cho da.
Đối tượng dễ bị thiếu nước là người già vì cảm giác khát bị suy giảm theo tuổi tác và những người lao động chân tay hoặc phải vận động nhiều.
Hút thuốc
Chất độc toxin trong khói thuốc, bao gồm nicotine, có thể làm giảm lưu lượng máu. Tình trạng này làm chậm quá trình trao đổi chất trong da. Do đó da dễ bị khô và lão hóa sớm.
Theo tapchilamdep
Giải pháp cho da mặt bị khô Da măt khô, bong troc khiên lơp trang điêm không con min mang va thâm chi con không kha hơn trươc luc trang điêm la mây. Lam sao đê cai thiên tinh trang nay? 1. Tránh các tác nhân gây hai cho da Bên cạnh việc làm sạch và phương phap dưỡng ẩm đúng cách, bạn nên tránh các tác nhân dẫn đến...