Làm dây chuyền dành tặng cô bạn mê nhạc
Nốt nhạc tự làm nhỏ xinh cho chiếc cổ thêm xinh!
Hướng dẫn chi tiết
Chuẩn bị :
- Dây thép – Ghim giấy
- Kìm, búa – Giấy nhám
Cách thực hiện
Bước 1
Uốn dây thép cong cong hình móc câu như thế này nhé!
Bước 2
Rùi các bạn dùng búa đập dẹt đầu dây thép nha!
Bước 3
Tiếp đó, mình uốn dây thép để tạo thành móc hình vòng cung nè.
Video đang HOT
Bước 4
Tiếp tục, dùng kìm uốn để hoàn chỉnh phần trên của nốt khóa son nghen.
Bước 5
Giờ mình uốn nốt phần móc bên dưới của khóa son là xong.
Bước 6
Rùi cắt bỏ đoạn dây thừa đi này.
Bước 7
Dùng búa đập dẹt cạnh bên như thế này.
Bước 8
Sau đó, các bạn đập dẹt đầu trên, cạnh còn lại và móc nhỏ bên dưới của khóa son.
Bước 9
Dùng giấy nhám đánh bóng mặt dây chuyền thui.
Bước 10
Cuối cùng, ta uốn ghim giấy làm dây móc nè.
Theo PLXH
Học chay... nhạc, vẽ
Dù nhạc, vẽ nằm trong những môn học chính thức của 9 năm phổ thông nhưng phần lớn học sinh (HS) đều ngơ ngác khi nhìn nốt nhạc, và hết sức mù mờ về mỹ thuật.
Thực tế, việc dạy và học những môn này còn quá nhiều điều bất cập, nó không làm thay đổi bao nhiêu về nhận thức cũng như khả năng của HS.
Học "chay"
Học sinh cần có cơ hội thưởng thức và chơi âm nhạc Đó là một phần trong kế hoạch giáo dục âm nhạc quốc gia đầu tiên của nước Anh mang tên Tầm quan trọng của âm nhạc vừa được chính phủ nước này công bố. Báo The Telegraph trích nội dung kế hoạch cho hay các HS từ 5 đến 18 tuổi sẽ có cơ hội học một nhạc cụ ít nhất một học kỳ. Bộ trưởng Giáo dục Anh Michael Gove nhấn mạnh: "Tất cả HS cần có cơ hội thưởng thức và chơi âm nhạc. Kế hoạch âm nhạc quốc gia này sẽ tạo ra một hệ thống giáo dục khuyến khích mỗi người, dù xuất thân bất kỳ hoàn cảnh nào, được thưởng thức âm nhạc và hỗ trợ những ai có tài năng thật sự trở thành nhạc sĩ tài ba". Kế hoạch được đưa ra sau khi có lời kêu gọi đưa âm nhạc trở thành một phần bắt buộc trong chương trình giảng dạy quốc gia. Minh Trung
Phần lớn các trường không có phòng học nhạc đúng nghĩa nên việc dạy nhạc cũng như "cưỡi ngựa xem hoa".
Các giáo viên (GV) thường phải tự mang đàn organ đến lớp, mất 5 phút di chuyển, cộng thêm 5 phút trả bài, tiết học chính thức chỉ còn 30 thay vì 45 phút như quy định. Trong thời lượng ít ỏi đó, GV phải dạy trung bình 3 phân môn: tập bài hát mới, đọc nốt nhạc, âm nhạc thường thức. Nhiều khi trễ giờ, GV đành đọc qua loa nốt nhạc, HS nào có năng khiếu thì nhớ được, còn không thì hát theo cho xong. Học về nhạc sĩ Mozart nhưng HS không thể thưởng thức được nhạc của ông.
Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, nhạc sĩ Trịnh Vĩnh Thành - hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, GV âm nhạc Trường THCS Lê Văn Sỹ (Q.3, TP.HCM) - thẳng thắn chia sẻ: "Nguyên nhân chính là do hầu hết các trường đều không có phòng chức năng nên các em không tự cảm nhận âm nhạc qua ngón đàn của mình được". Nhạc sĩ dẫn chứng: "Theo giáo trình lớp 9, các em phải học môn dịch giọng (ví dụ từ đô trưởng sang sol trưởng), nếu có đàn để thực tập, HS sẽ cảm nhận sự khác nhau giữa khóa sol bình thường với khóa sol một dấu thăng. Trong khi đó, phần lớn HS chỉ nghe GV hát nên không phân biệt được. Với bài "Hợp âm" ở lớp 9, nếu có đàn, HS sẽ cảm nhận được âm thanh kết hợp ba nốt đô-mi-sol tạo thành hợp âm đô trưởng như thế nào. Nhưng không có đàn, GV chỉ viết 3 nốt đó lên bảng, rồi đánh đàn mẫu khiến HS nghe theo ngơ ngác. Khi làm bài kiểm tra, đa số HS đọc vanh vách lý thuyết nhưng lại không thể thực hành". Nhạc sĩ Thành cũng than thở: "Không có đàn thì đến nhạc sĩ cũng chịu chứ nói gì đến người không biết nhạc".
Trong khi đó, việc học bài hát cũng có vấn đề. Một HS lớp 10 Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho biết: "Cả 9 năm học phổ thông có được học nhạc, học họa nhưng em hầu như chưa biết gì về nhạc lý, giờ học nhạc chủ yếu là hát đi hát lại những bài hát quen thuộc, ở tiểu học thì hát những bài đã thuộc lòng từ khi còn học mẫu giáo".
Nhạc sĩ Thành dẫn chứng: "Tiết 29 trong giáo trình lớp 8, HS học bài mới Tuổi đời mênh mông của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khi vừa bắt nhịp, các em đã hát đến hết bài vì những bài hát này các em biết từ lâu và hát thường xuyên. Nên khi được dạy, các em không còn hứng thú".
Gây ức chế
Trên thực tế không thiếu GV có chuyên môn dạy các môn nghệ thuật. Ông Nguyễn Quang Hưng - Phó trưởng Khoa Nhạc họa, Trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ - cho biết: "Do được đào tạo trong môi trường nghệ thuật, một số GV trẻ mới tuyển dụng cảm thấy quá tự tin vào bản thân do có trình độ chuyên môn vững, nên khi giảng dạy, truyền đạt kiến thức còn mang tính áp đặt, yêu cầu các bài tập của HS dân tộc phải thực hành giống như bài của HS thành thị, khiến các em cảm thấy sợ, ngại học các môn nghệ thuật".
Trong khi đó trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo nhiều trường vẫn khẳng định "không lơ là" trong việc dạy các môn nghệ thuật, bằng chứng được đưa ra chủ yếu là vẫn dạy đủ số tiết theo quy định, tỷ lệ HS được đánh giá đạt yêu cầu ở các môn này rất cao!
Chỉ có một số ít trường phổ thông tư thục ở TP.HCM chịu đầu tư phòng học nhạc và nhạc cụ như thế này cho học sinh học tập.
Học nghệ thuật nhưng thiếu sáng tạo
Ông Trịnh Đức Minh - Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội - cho rằng: "Nếu GV nhận thức về mục tiêu môn học không đúng và quan niệm dạy nghệ thuật ở trường phổ thông là "dạy năng khiếu" sẽ dẫn đến sai lầm "chuyên nghiệp hóa" giờ học, phức tạp hóa nội dung và phương pháp dạy học không phù hợp. Kết quả, giờ học sẽ không có chất lượng. Nguy hại hơn, với quan niệm này, GV sẽ bỏ quên một bộ phận lớn HS trong lớp vốn không có năng khiếu".
Nhiều GV đã biến giờ dạy mỹ thuật thành giờ HS chép theo hình vẽ trên bảng của GV hoặc theo sách giáo khoa. Thay vì hướng dẫn gợi ý để HS thực hành theo khả năng sáng tạo, GV lại vẽ hộ, chữa trực tiếp vào bài vẽ của HS và điều khiển HS vẽ màu theo ý mình. Điều này khiến HS thụ động trong môn học đòi hỏi về tính sáng tạo.
Với môn âm nhạc, GV thiếu sự bao quát lớp, không phát hiện sửa chữa các lỗi sai của HS trong học tập dẫn đến nhiều HS hát sai giai điệu, mặc dù đó có thể là bài hát thiếu nhi không quá khó.
Ý kiến Sợ học nhạc "Hầu hết thanh niên đến các lớp nhạc tôi dạy đều không biết nhạc lý căn bản dù đã được học từ thời phổ thông. Điều thấy rõ là các em sợ học môn này vì phải học lại đồ rê mi từ đầu, và thích học những môn luyện thanh hay vũ đạo hơn". Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Âm nhạc TP.HCM) Âm nhạc là quan trọng "Hiện nay các trường phổ thông chưa xem âm nhạc là bộ môn quan trọng. Trong khi đó, âm nhạc có thể đi thẳng vào tâm hồn con người không phải qua bất kỳ ngôn ngữ phiên dịch nào. Cần giáo dục các em biết thế nào là cái hay cái dở trong âm nhạc". Nhạc sĩ Trần Long Ẩn (Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam)
Theo TNO
Những vùng 'phi quân sự' trên người nàng Đó là những nơi luôn có "lênh câm" mà các quý ông không nên đông vào. Nhiều người cho rằng, ngoài các vùng trọng điểm, bất kỳ đâu trên cơ thể của phụ nữ đều là những "nốt nhạc" góp vào "bài ca" khoái cảm tình dục nếu được đầu tư thích đáng. Có thật cả "tòa thiên nhiên" đâu đâu cũng là...