Làm dâu nhà giàu có sướng?
Sau tuần trăng mật xa xỉ ở Hồng Kông, Vân trở về căn biệt thự đầy đủ tiện nghi tại Hà Nội. Bạn bè, người thân đều mừng cho Vân “tốt số” nhưng cô lại… thở dài.
Mẹ chồng là tiểu thư
Toàn – chồng Vân là con một, do bố mẹ Toàn ly hôn từ lâu nên 2 vợ chồng Vân về sống với “cụ bà”. Vân được chồng răn đe: “Mẹ anh giờ đang ngồi ghế Cục phó. Ngày xưa, ông ngoại cũng là “nhân vật” tầm cỡ nên để lại nhiều của hồi môn cho bà. Ngoan đi! Rồi đằng nào mẹ cũng để lại cả 2 cái nhà trong phố cổ cho…”.
Sau tháng đầu tiên làm dâu, Vân nhăn mặt phân bua: “Mẹ chồng nhiễm “máu tư sản” từ nhỏ nên quan cách lắm. Làm gì cũng bị kêu ca”. Làm giáo viên mầm non nên đồng lương của Vân có phần eo hẹp. Hôm sinh nhật mẹ chồng vừa rồi, Vân lấy hẳn nửa tháng lương mua cho mẹ chồng cái áo khoác.
“Thế mà ngay ngày hôm sau, mình đã thấy cô giúp việc diện chiếc áo ấy. Thật xấu hổ đến mức không biết chui vào đâu” – Vân kể tiếp.
Lấy chồng giàu có sướng?
Trường hợp của Dung (Quận Phú Nhuận, TP HCM) có phần trớ trêu hơn. Cô em dâu của Dung mới bỏ chồng nên chuyển về sống chung cùng bố mẹ.
Dung bảo: “Mang tiếng chồng giàu nhưng cả nhà triệt để tinh thần tiết kiệm. Dạo này công việc kinh doanh của bố mẹ chồng không được tốt lắm”. Theo lệnh của gia đình, Dung và cô em dâu phân chia thời gian làm việc nhà vì 1 trong 2 cô osin mới bị sa thải. “Nhưng cô ấy quen được chiều nên lười chảy thây, mình toàn phải làm, mệt muốn chết” – Dung chia sẻ.
Không những thế, tiền lương hàng tháng của Dung cũng bị các cụ quản rất chặt. Mẹ chồng ngọt nhạt bảo cô hùn vốn làm ăn với cả gia đình, “có lợi cùng hưởng” nhưng Dung chưa thấy có cái lợi nào.
Video đang HOT
“Tất cả giấy tờ, đất đai, đăng ký xe mang tên bố mẹ chồng nên ông bà có quyền định đoạt. Mình tình cờ nghe lỏm thì biết được mấy miếng đất ở ngoại ô cũng mang tên cô em chồng. Anh nhà mình không được đứng tên sử dụng bất kỳ thứ gì vì ông bà sợ con dâu sẽ đòi ly hôn để chiếm tài sản” – Dung than thở.
Mấy hôm trước bố mẹ đẻ Dung (quê ở Đồng Tháp) lặn lội đường xa lên thăm con gái. “Vậy mà ông bà kéo chồng mình và cô em dâu ra ngoài ăn hàng (nói dối là đi thăm bà con xa) và dặn mình tiếp bố mẹ ruột chu đáo. Khổ nối, trong túi mình chỉ còn ít tiền!” – Dung khốn khổ trình bày.
Không dám thổ lộ nỗi lòng cùng bố mẹ, Dung âm thầm phóng xe đi vay tạm ít tiền của một cô bạn học. Bữa cơm đãi bố mẹ hôm ấy cũng khá tươm tất vì có cả thịt gà, tôm, mực… nhưng Dung thì vừa ăn vừa nghẹn ngào.
Người vợ nên xác định tư tưởng tự lập cho mình
Lấy chồng giàu là mục tiêu lý tưởng của không ít cô gái trẻ trong hành trình tìm kiếm ý trung nhân của mình. Song, hạnh phúc có thực sự mỉm cười với nhóm phụ nữ này hay không thì cũng tùy.
Nhiều người vợ may mắn thì được sở hữu đời sống đủ đầy mà không phải “đầu tắt mặt tối” trong khi một số khác đành lặng lẽ khóc than cho cảnh ngộ của mình.
Những người vợ trong hoàn cảnh này không nên vội vã thất vọng vì suy cho cùng, người họ chung sống trọn đời là chồng mình (chứ không phải cả gia đình chồng). Người vợ nên xác định tư tưởng tự lập cho mình, tránh thói dựa dẫm vào “đống của” bên nhà chồng kẻo đến lúc lại mang tâm trạng hụt hẫng.
Sướng hoặc khổ cũng là do suy nghĩ tích cực của những người vợ mà thôi.
Theo Mẹ Và Bé
Chiêu chiều con kỳ quái của nhà đại gia
Cưng chiều con quá mức, các ông bố bà mẹ đã vô tình hại con. Đấy là bi kịch đang xảy ra trong không ít gia đình Việt lắm tiền.
Đất phải chịu trời
Anh Thanh Lâm (Long Biên, Hà Nội) là một ví dụ, để có cơ ngơi như hiện tại hai vợ chồng anh đều đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong suốt tuổi thanh xuân để gây dựng, nên khi sinh được hai quý tử anh chị có tâm lí "bù đắp" cho chúng để con không thua bạn kém bè.
Bởi vậy chưa có bất kì yêu cầu nào của hai ông "trời con" này mà anh chị nỡ từ chối. Nêu bố mẹ chưa đáp ứng, cả hai đứa con doa... bỏ nhà đi bụi. Sợ con đi thật, họ đành tặc lưỡi cho qua. Mới học trung học nhưng hai anh chàng đã lướt Vespa, Liberty, rồi "dế" xịn, không có mốt mới nào là không cập nhật. Vợ anh lo lắng: "Nó bỏ đi thật thì chết, thôi trời không chịu đất thì đất đành chịu trời vậy".
Đến giờ ăn cơm của bé Cún là cả nhà chị Ngân (Hoàng Mai, Hà Nội) lại lo ngay ngáy. Mỗi ngày cả nhà phải sáng tạo ra một trò mới để dỗ cô công chúa mới 4 tuổi để cô bé vui vẻ ăn cơm. Có hôm trời chiều đang mưa tầm tã mà bé Cún nhất định khóc nằng nặc đòi ra giữa trời mưa và kiên quyết mím miệng không chịu ăn. Cả nhà dỗ dành đủ kiểu cũng không ăn thua. Cuối cùng chị Ngân chậc lưỡi bảo chồng: "Thôi, anh ra lấy ô tô đưa nó đi vòng quanh khu nhà, rồi tranh thủ bón cho nó ăn".
Không chỉ có thế, mới 4 tuổi đầu Cún đã biết lớn tiếng sai bảo, quát nạt người giúp việc. Chị Ngân và chồng lại hỉ hả: "Nó bé thế đã có tướng lãnh đạo, sau này không khéo lại làm nên chuyện đấy".
Còn cô con gái đầu của anh chị đã mười lăm tuổi nhưng chưa bao giờ nhấc tay động chân vào việc nhà. Việc duy nhất của cô nàng là đến lớp và làm đẹp. Nếu hễ mẹ nhờ việc là đều biện hộ sợ... hỏng nước sơn móng tay. Mọi việc lớn bé như giặt giũ, dọn phòng riêng cô nàng đều nhanh nhảu giao hết cho giúp việc.
Chị Lan, hàng xóm cạnh nhà chị Ngân đã phải kêu lên "Tôi không hiểu nổi cách chiều con của họ nữa. Cứ không có thời gian thì vung tiền để bù đắp sao. Cứ kiểu này thì vài năm nữa chúng sẽ còn đưa ra hàng loạt các yêu sách trời ơi nữa".
Chiều con kiểu khó hiểu
Một ông bố ở Đông Anh, Hà Nội đã phải bất lực than lên: "Tôi không biết phải dạy con như thế nào bởi giờ chúng đã lớn mà tính tình thì bướng bỉnh, đồ đạc trong phòng bạ đâu vất đấy. Thậm chí cả nội y thay ra cũng vất đấy để bố giặt".
Anh thường xuyên phải đi công tác xa nên việc giáo dục, trông nom cô con gái rượu đành để cho vợ chăm lo. Khi trở về, anh không tin nổi vào mắt mình khi nhìn cô con gái đã vào tuổi dậy thì mà ngủ dậy cái chăn cũng không biết xếp, thậm chí đồ thay ra cũng không biết giặt. Hỏi ra mới biết mẹ cháu thấy con học ngày học đêm căng thẳng nên đã cáng đáng hết việc nhà để cô con gái đỏng đảnh có thời gian học hành.
Nhiều gia đình làm mọi cách để dỗ dành khi con khóc
Thành viên trunghieu@ chia sẻ: "Mình đã từng chứng kiến cảnh một ông bố chiều con như thế này. Gia đình ấy giàu có ở gần cơ quan mình làm. Nhà đã có 2 con gái, song vì muốn có người nối dõi nên người vợ liều mình sinh cố thêm quý tử. Vì là "con cầu con tự" nên cu cậu muốn gì là được nấy.
Một hôm, ông bố mang về một con Vespa mới cáu, hồi đó con xe này cũng ngót nghét đến cả trăm triệu. Ông bố chưa kịp vui vì có xe xịn thì cậu quý tử đã nhảy ngay lên xe rồi mang thanh sắt ra đập, gõ nhảy nhông nhông như cưỡi ngựa.
Ông bố xót quá vội chạy lại giật cây sắt của con thế là cu cậu lăn đùng ra sân khóc inh ỏi. Thấy con khóc thì thương, thì xót nên ông bố lại đưa cho con thanh sắt, miệng nói "Thôi, con đập đi, nín đi con". Cu cậu ngừng khóc ngay và tiếp tục "cưỡi ngựa".
Hội chứng quý tử và những nạn nhân của cha mẹ
Những bé nam còn nhỏ bị nữ giới hoá thường là do người mẹ quá nuông chiều. Đứa trẻ ít được tiếp xúc và chủ yếu học những cử chỉ điệu bộ của mẹ (vẻ nữ tính). Ngoài ra, cha mẹ chiều con quá mức gây cho con tính nhõng nhẽo, mất khả năng tự lập và tâm lý cứng rắn của một bé nam. Các bác sĩ gọi hiện tượng này là hội chứng quý tử (HCQT).
Nên tạo cho con thói quen tự lập từ nhỏ
Một nghiên cứu mới đây về HCQT của TS Trần Năng Thể (chuyên gia giáo dục Trường quản trị cuộc đời LiMa) cho thấy: "Xã hội đang ngày càng có nhiều những cậu ấm cô chiêu, chỉ biết đòi hỏi mà không bao giờ tuân phục bất kỳ một luật lệ nào trong gia đình và cũng không chịu khuất phục bất kỳ ai. Có những đứa trẻ được cưng chiều quá mức, trở thành "bạo chúa" hung hãn, luôn biểu hiện ý chí thống trị mọi người trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ".
Những đứa trẻ này xét cho cùng đều là nạn nhân của cha mẹ. Sự chiều chuộng con một cách thái quá, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều kiện khiến trẻ tự cho rằng mình có những đặc quyền, đặc lợi riêng. Khi được đáp ứng mọi yêu cầu, trẻ dễ trở thành người ích kỷ, tham lam. Và thật khó khăn khi chúng tự bước vào đời. Cha mẹ thương con không đúng cách đã vô tình hình thành nên một lớp trẻ "cậu ấm, cô chiêu" chỉ biết hưởng thụ mà không hề muốn lao động.
Theo Vietnamnet
Chuyện những teen không muốn lớn vì sợ phải... kiếm tiền Ở ngưỡng cửa 18, đôi mươi, hầu hết tâm lí ai cũng cảm thấy lo lắng trong bước chuyển mình khi sắp được "phong" là người lớn. Quả thật, suy nghĩ khi trưởng thành phải tự lo cơm, áo, gạo, tiền và cuộc sống không hề dễ chịu chút nào. Buồn vì xa cái nghiệp... "ăn bám"? Nhịp sống hiện đại, cuộc sống...