Làm dâu nhà đại gia, con gái bối rối mỗi lần bố mẹ ruột lên thăm
Hai mươi tám tuổi, tôi bước chân vào làm dâu gia đình giàu có, trí thức nhưng mỗi lần mẹ đẻ lên thăm tôi lại ngượng ngùng vì lối ứng xử của bà.
Tôi xuất thân trong gia đình làm nông. Từ nhỏ, tôi đã quen với việc lao động chân lấm, tay bùn, cày cấy ngoài ruộng. Hoàn cảnh nghèo khó, chị cả tôi nghỉ học từ năm lớp 9, ở nhà phụ giúp bố mẹ, dành tiền cho các em ăn học.
Một tháng đủ 30 ngày nhà tôi đi vay gạo từng bữa. Bố tôi đau ốm liên miên, tiền nợ cũ chưa trả hết, lại vào viện cấp cứu. Cứ thế, suốt nhiều năm, gia đình tôi lâm vào cảnh thiếu thốn trăm bề, nợ nần chồng chất. Dẫu vậy, tôi vẫn luôn ấp ủ ước mơ làm bác sĩ.
Học hết cấp 3, tôi đạt được nguyện vọng khi đỗ vào trường Y. Thay vì vui mừng, động viên, bố mẹ tôi không đồng ý cho con gái nhập học. Tôi khóc hết nước mắt, nghĩ tủi cho phận mình.
Đến gần ngày tựu trường, niềm khát khao giảng đường đại học và tấm áo bác sĩ đã thôi thúc tôi mang theo giấy tờ tùy thân, hồ sơ nhập học, bỏ trốn ra đường cái bắt xe. Lúc đó, trong túi chỉ vỏn vẹn 500 nghìn đồng, tiền tôi làm thuê cho xưởng bao bì gần nhà suốt 1 tháng.
Việc đầu tiên là tôi xin đi làm thêm ở quán phở. Sau hai tuần, bà chủ quán phở biết ý định của tôi, đã cho mượn số tiền 5 triệu, trang trải sinh hoạt và đóng học. Bà chủ quán phở nhận tôi làm con gái đỡ đầu, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Nhờ đó, tôi không bị bỏ dở con đường học hành và hoàn thành được ước mơ của mình. Ra trường, tôi xin về một bệnh viện tư nhân làm việc.
Tại đây, tôi gặp Thắng – bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm và đi đến hẹn hò. Mãi sau này, tôi mới biết anh là con trai của vị cổ đông lớn nhất bệnh viện.
Từ nhỏ, anh được gửi ra nước ngoài học tập, ít ở nhà nên nhân viên bệnh viện cũng không biết thân thế của anh. Tôi sợ gia đình anh sẽ phản đối. Nào ngờ, ngày về ra mắt, bố mẹ anh chào đón tôi nồng hậu.
Video đang HOT
Hai người đều là trí thức, tài giỏi, sinh được một mình Thắng. Tất cả hi vọng và yêu thương dồn hết cho anh. Đám cưới như mơ của chúng tôi nhanh chóng diễn ra.
Bố mẹ chồng tôi sống rất nề nếp, văn minh. Bữa cơm, mỗi người một bộ bát đĩa riêng, ăn theo phong cách Tây. Thức ăn chung, dùng đôi đũa khác để gắp, không cho đũa đang ăn vào. Nhà cửa luôn sạch bóng, gọn gàng, vào đến cửa là thay dép cho sạch sẽ.
Khi nấu nướng, dùng dụng cụ riêng thử đồ ăn, tuyệt đối không cho đũa nấu gắp thức ăn bỏ thẳng vào miệng. Lời ăn tiếng nói hết sức nhẹ nhàng, âm lượng đủ nghe…
Chính vì gia đình chồng quá nề nếp nên mỗi lần bố mẹ ruột lên thăm thông gia, tôi cảm thấy xấu hổ vì lối sinh hoạt và tác phong tuềnh toàng của bố mẹ mình.
Ở đây, tôi không hề có ý chê bai, chỉ trích bố mẹ đẻ hay muốn chối bỏ gốc gác mà tôi muốn đề cập vấn đề phông văn hóa và tư duy nhận thức của hai bên gia đình.
Bữa cơm, mẹ tôi cầm đũa chọc vào đĩa thức ăn chung, bới bới đồ ăn, đưa lên miệng nhai nhồm nhoàm rồi lại mút mát đầu đũa, khua sang đĩa thức ăn khác. Đôi lần, tôi bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của bố chồng và cái nhăn mặt của mẹ chồng.
Sân vườn nhà chồng tôi rộng rãi, mẹ tôi đi chân trần ra vườn rồi bước thẳng vào nhà với đôi bàn chân lấm lem. Bố tôi sức khỏe yếu, ho sù sụ nhưng lúc nào cũng ôm theo cái điếu, hút thuốc, nhả khói như đầu tàu hỏa. Ông ngồi chỗ nào là tàn thuốc văng tứ tung.
Ở lại nhà thông gia một đêm, bố mẹ tôi mở ti vi, loa to ầm ĩ, 2 giờ sáng mới ngủ. Sáng dậy, thùng rác phòng khách loang lổ vệt đỏ, vì mẹ tôi ăn trầu, nhổ toẹt luôn vào đấy…
Tôi ở cữ, mẹ đẻ lên chăm cháu vài ngày. Sữa thừa trong bình, bà không cho đổ đi mà mở nắp, đổ luôn vào miệng. Tay chân cầm đồ ăn đầy dầu mỡ, bà đưa thẳng vào mồm cháu ngoại, kêu là ‘chấm mồm, chấm miệng’ cho hay ăn, chóng lớn. Mẹ chồng tôi chứng kiến, tỏ ý không hài lòng.
Lần đầu, tôi gọi bố mẹ vào phòng riêng, nhắc nhở khéo. Tuy nhiên, ông bà bảo tôi lấy chồng đại gia coi thường bố mẹ. ‘Nếp sống dân quê nó thế, chị cứ vẽ chuyện’, mẹ tôi mắng.
Những lần sau lên thăm, bị con gái nhắc nhiều, bố mẹ tôi giữ ý hơn nhưng chỉ thay đổi một lúc rồi đây lại vào đấy.
Giờ nghe thông gia báo tin lên chơi, mẹ chồng tôi lại mặt mày đăm chiêu, không hào hứng nữa. Có lần, bà còn cáo ốm, xách đồ đi du lịch, để khỏi chạm mặt bố mẹ tôi.
Trong khi đó, bố mẹ tôi vẫn vô tư, không để ý. Tôi thực sự phiền lòng, không biết thưa chuyện thế nào cho bố mẹ hiểu.
Độc giả B.K
Theo vietnamnet.vn
Con dâu sắp sinh mà mẹ chồng buông câu phũ phàng: "Đẻ đái quan trọng cái nỗi gì"
Với mẹ, việc con sinh nở chẳng hề quan trọng nhưng với con, chuyện này còn quan trọng hơn cả cuộc sống của chính bản thân mình.
Lấy chồng ai chẳng muốn được gia đình nhà chồng yêu thương, coi mình như con cái trong nhà. Thế nhưng đời cũng đâu phải ai mong gì cũng được. Như tôi đây, nghĩ cuộc sống nơi nhà chồng lúc nào cũng thật xa lạ, lúc nào cũng có cảm giác mình là người thừa trong gia đình không hơn không kém.
Tôi sinh ra là con út trong một gia đình 3 anh chị em, ở nhà được bố mẹ yêu thương bao nhiêu thì về nhà chồng tôi lại bị bố mẹ chồng thờ ơ bấy nhiêu. Nói đến đây chắc nhiều người nghĩ, chắc tôi ăn ở chẳng ra sao nên mới bị đối xử như vậy đúng không?
Nhưng thật lòng mà nói, tôi chẳng biết phải sống như thế nào nữa các mẹ ạ. Về làm dâu 6 năm, chưa một lần tôi dám cãi hỗn với bố mẹ, hàng ngày quan tâm hỏi han, ốm đau chăm sóc chu đáo, chưa kể lúc nào cũng cố gắng trò chuyện để gần gũi bố mẹ hơn... Thế nhưng cái tôi nhận được cuối cùng vẫn chỉ là con số 0.
Trong cuộc sống hàng ngày, lúc nào bố mẹ chồng tôi cũng chỉ coi trọng đến chồng tôi - con trai. Với bà, đàn bà con gái trong nhà là phải biết hy sinh hết mình vì chồng, vì con. Thậm chí, ăn uống cũng vậy, lúc nào bà cũng chỉ lăm lăm xem chồng tôi ăn gì và luôn miệng nói: "Làm cho thằng H nó ăn", rồi "cái này ngon để thằng H nó ăn chứ người khác ăn nó phí ra"... thật chẳng còn gì để nói.
"Ôi giời! Đẻ thì quan trọng gì?" (ảnh minh họa)
Hiện tại, tôi bầu bí, sắp sinh nở nhưng cũng chẳng được quan tâm thương yêu thêm chút nào. Đợt vừa rồi, chồng tôi bị ốm (chỉ là cảm cúm thông thường), vậy mà bà lo sốt vó, liên tục giục đi khám này khám nọ, rồi bắt tôi mua các thứ về tẩm bổ. Thật lòng, lúc chồng bị ốm, tôi rất muốn cách ly vì sợ bị lây bệnh, ảnh hưởng đến con nhưng bà tỏ vẻ không đồng ý nên tôi cũng chẳng dám.
Bụng chửa vượt mặt nhưng bà còn nói cạnh: "Bố nó ốm đau thế này, mẹ mày phải đưa đi khám không đi một mình thì không ổn!". Trộm nghĩ, thanh niên, sức dài vai rộng mấy cái bệnh vặt thì cần gì khám với xét rồi lại còn đưa đón. Tôi hôm đó cũng mạnh miệng đáp lại: "Con đang bầu bí thế này, hạn chế đến bệnh viện, bệnh tật lây lan, vả lại bố nó cũng bình thường, tự đi được. Nếu bà không yên tâm thì con nhờ bà đi cùng chồng con ạ. Con thì không đi được!". Nghe xong, bà tức lắm nhưng cuối cùng cũng có đi cùng chồng tôi đâu.
Có lẽ từ hôm tôi cãi lời bà, bà lạnh nhạt với tôi hẳn. Nhưng lạnh tới nỗi vô tình, vô trách nhiệm như thế này thì không thể chấp nhận được.
Chẳng là, sắp tới nghỉ hè, bà có lịch đi Hà Nội trông cháu ngoại. Hôm đó, có bà hàng xóm tới chơi, tiện chuyện bà ấy hỏi: "Chắc hè này, bà không đi trông cháu được nhỉ, vì mẹ nó sắp đẻ rồi còn gì?". Tưởng bà mẹ chồng tôi nói thế nào, ngay lập tức bà phán: "Ôi giời! Đẻ thì quan trọng cái nỗi gì, mang đi gửi nhà ngoại là xong. Cháu ngoại tôi không có người trông mới đáng lo này!".
Ôi nghe xong, tôi thật lòng muốn nổ tung các mẹ ạ! Ai đời bà có thể thốt ra những lời như thế. Mọi năm thì không nói làm gì, nhưng năm nay tôi sinh cháu thì mẹ con bà cũng phải biết đường mà sắp xếp cho hợp lý chứ. Tôi không thể chịu đựng được nên cũng trả lời thẳng tưng: "Với mẹ, việc con sinh nở chẳng hề quan trọng nhưng với con, chuyện này còn quan trọng hơn cả cuộc sống của chính bản thân mình. Con cũng nói luôn để mẹ yên tâm đi trông cháu là sinh con lần này con cũng không đến ngoại ở vì mẹ con cũng còn già yếu hơn mẹ, không đủ sức chăm cháu, sinh con lần này con sẽ thuê giúp việc, mẹ không phải động tay đâu ạ!".
Nghe xong, mẹ chồng tôi xấu hổ đến tối mặt với bà hàng xóm. Tôi biết mình hơi bị thẳng tính quá nhưng phải thế mới hả lòng hả dạ. Bầu bí là không được ấm ức đúng không các mẹ?.
Theo Em Đẹp
Mẹ đẻ lên chăm con gái ở cữ, mẹ chồng đãi toàn rau: 'Lợn giờ đắt hơn vàng, chịu khó ăn rau đi' Suốt mấy ngày mẹ đẻ tôi ở lại chăm con cháu, mẹ chồng chỉ nấu toàn các món rau, con trai nói thì bà bảo: "Lợn giờ đắt hơn vàng, chịu khó ăn rau đi". Tôi ở Thái Bình lấy chồng Hà Nội, chúng tôi cưới đầu năm và giờ mới sinh con trai được gần 2 tháng. Bố mẹ chồng tôi nổi...