Làm dâu mới, bị cô hàng xóm “soi” hơn cả mẹ chồng
Tốt nghiệp đại học, tôi về tỉnh lẻ ở với chị gái, chờ xin việc. Khi có việc làm ổn định, tôi lấy chồng xa nhà. Mẹ tôi lo lắm, luôn dặn dò: ‘Xa người thân, con phải có thêm hàng xóm làm bầu bạn’.
Ảnh minh họa
Khi về làm dâu, nhà chồng ít người, nhiều lúc tôi cũng buồn nhưng được cái khu phố nơi tôi ở mọi người sống khá đoàn kết. Chỉ riêng có cô hàng xóm sát vách nhà tôi là có tính tình khó chịu.
Ngày đó, khu tập thể nơi bố mẹ chồng tôi ở là những dãy nhà cấp 4 liền kề. Dù bố chồng tôi có quân hàm cấp tá cũng chỉ được chia một gian nhà với 3 phòng, 1 phòng khách và 2 phòng ngủ. Còn lại mảnh sân phía sau thì sử dụng chung. Sau này, hai nhà liền kề có xây hàng rào ngăn cách thì cũng chỉ cao đến ngang lưng người nên mọi chuyện sinh hoạt trong gia đình, thậm chí là nói chuyện to nhỏ với nhau, nhà bên cạnh cũng có thể nghe thấy được.
Đúng là “đố vách có tai”, dù biết tính cô hàng xóm hay “buôn dưa lê”, tôi đã cố gắng không làm ảnh hưởng đến người khác nhưng mẹ chồng tôi vẫn nghe được những lời bàn ra, tán vào về cô con dâu mới là tôi. Khi thì chuyện tôi hay đi sớm về khuya, khi thì tôi dậy muộn bỏ cả ăn sáng. Lúc thì chuyện tôi quần là áo lượt đến cơ quan, lúc thì tôi ỷ lại việc nhà, bắt chồng phải nấu cơm, rửa bát… Thật nhiều chuyện. Cũng may, mẹ chồng tôi là người thương con, thương cháu nên dù có nghe được những chuyện như thế cũng không bị “cuốn theo”. Bởi lẽ, bà luôn thấu hiểu công việc tôi đang làm. Hơn nữa, bà cũng là người làm trong ngành truyền thông nên suy nghĩ khá hiện đại, luôn ủng hộ bình đẳng giới.
Thấy việc “gieo gió” của mình không hiệu quả như mong muốn, cô hàng xóm có vẻ buồn bực lắm. Cô lại tìm cách khác. Mỗi lần quét nhà, quét sân, cô cố tình hắt rác sang và để lại một đống rác trước cửa nhà tôi, khiến nhà tôi trở thành nhà ở bẩn nhất phố. Rồi cô lấy cớ đó để rêu rao với hàng xóm là tôi lười, chẳng bao giờ chịu quét nhà, ngõ xóm. Ngày đầu mới về, vì không muốn gây sự nên tôi cố “ngậm bồ hòn”, làm sạch hết đống rác mà cô để lại. Ngặt nỗi, công việc của tôi ít khi có thời gian ở nhà nên cô cứ nhằm lúc tôi và mẹ chồng tôi đi vắng mà “đổ vấy” rác sang nhà tôi. Không chịu đựng được nữa, tôi bố trí, bắt quả tang việc cô đang làm, cô mới chịu dừng lại.
Video đang HOT
Phố tôi nằm gần một khu chợ trung tâm. Ngày xây chợ mới, nhiều tiểu thương chuyển về khu phố tôi thuê mặt bằng để bán hàng. Cô hàng xóm tìm cách xúi mấy bà tiểu thương bằng mọi cách ngồi chếch hoặc để đồ lấn sang nhà tôi. Mỗi khi khách đến mua hàng lại được hướng dẫn để xe sang vỉa hè trước nhà tôi khiến cho những người thuê mặt bằng nhà tôi khó khăn trong việc buôn bán. Cuối cùng họ chán nản mà bỏ đi.
Do công việc bận rộn cuốn đi, con lại nhỏ nên tôi ít có thời gian giao lưu với người dân trong phố. Một tuần, tôi phải trực mấy buổi, trong đó có cả thứ bảy, chủ nhật nên có những hôm họp tổ dân phố, tôi không thể tham gia được. Mặc dù tôi đã nhờ mẹ chồng họp hộ nhưng đến cuối năm bình xét “gia đình văn hóa”, gia đình tôi vẫn bị “nâng lên đặt xuống”. Nguyên nhân là do tổ trưởng thông báo có người phản ánh tôi luôn có vẻ mặt “sát khí đằng đằng” mỗi khi đi, về, không chào hỏi ai.
Đến lúc này, mẹ chồng tôi bực lắm, phải lên tiếng. Bằng thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, bà giải thích cho mọi người hiểu về tính cách, hành động của tôi và bằng chứng là dù đôi lúc tôi không trực tiếp tham gia họp tổ dân phố nhưng các khoản đóng góp, đặc biệt là các hoạt động xã hội, từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong phố thì bằng nhiều cách, tôi không bỏ lỡ bao giờ, thậm chí là còn nhiệt tình hơn nhiều người khác.
Mẹ chồng tôi cũng hỏi rõ người luôn đứng đằng sau những chuyện bịa đặt không đáng có đó chính là cô hàng xóm. Bà sang tận nhà nói chuyện, bắt cô phải nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ làm những việc ảnh hưởng đến gia đình tôi và những người khác. Nếu không, bà sẽ đem ra cuộc họp nói rõ cho mọi người cùng biết.
Mẹ chồng nàng dâu "lệch pha"
Tôi từng được hàng xóm biết đến với cái tên 'dâu tây'. Chẳng phải tôi lấy chồng Tây mà vì nhìn vào cuộc sống hiện tại, họ cứ nghĩ tôi sướng hơn những nàng dâu Việt khác.
Ảnh minh họa.
Gia đình chồng tôi khá cơ bản nên tôi được đảm bảo một cuộc sống ổn định, không áp lực kinh tế. Mẹ chồng tôi đã nhiều tuổi nhưng rất mát tính. Tôi còn một bà chị chồng khá sắc sảo, nhưng chị lập gia đình trong Nam nên muốn xét nét tôi cũng khó. Họ hàng bên nhà tôi còn bảo: "Mày sướng! Được chồng chiều chuộng, chẳng thiếu thứ gì". Về cơ bản là vậy. Nhưng ở trong chăn mới biết con rận to như thế nào.
Chung quy cũng vẫn là chuyện mẹ chồng nàng dâu "lệch pha". Tôi không biết những mẹ chồng tốt bụng, yêu thương con dâu như con đẻ như thế nào. Nhưng bản thân tôi chưa bao giờ được trải nghiệm điều này. Đúng như người ngoài nhận xét, ấn tượng đầu tiên về mẹ chồng tôi là bà khá lành, bà cũng rất ít nói.
Thi thoảng có sự kiện gì "đột ngột" lắm mới thấy bà lên tiếng, ví như "Nhà mất điện à?" hay "Sao thằng Tôm lại khóc?"... Bố chồng tôi mất đã lâu, chồng tôi dành hết tình cảm để bù đắp cho mẹ. Nhiều tối anh ngồi bên tôi, thủ thỉ: "Hồi xưa mẹ anh rất vất vả, bây giờ anh muốn dành cho bà những gì tốt nhất có thể. Nhìn các ông bà xung quanh phải trông cháu vất vả, anh không chấp nhận được. Con ai nấy trông chứ, sao lại bắt ông bà già yếu phải làm một việc vất vả như thế. Sau này mình có con, anh sẽ thuê người giúp việc".
Tôi thấy anh có cái nhìn khá chủ quan trong vấn đề này nên mới nói: "Nhiều khi ông bà cứ giành lấy cháu mà trông ấy, thảnh thơi quá cũng chán, không hẳn các cặp vợ chồng trẻ bây giờ vô tâm với bố mẹ đâu". Ai ngờ chồng tôi gạt phăng: "Đó là sai lầm của họ, người già phải được nghỉ ngơi chứ. Trong nhà còn đầy việc nhẹ nhàng cho họ làm, miễn sao không phải trông cháu". Thấy phản ứng của chồng quá gay gắt, tôi không nói gì nữa.
Ngay khi tôi phải quay lại cơ quan làm việc sau kỳ nghỉ sinh, chồng tôi tuyển ngay một ô sin chuyên nghiệp, cô bé này từng làm việc rất tốt ở những gia đình khác. Cứ ngỡ giải pháp này giải quyết được mọi vấn đề: chúng tôi yên tâm đi làm vì thằng Tôm đã có người trông cũng như không phải nhờ vả mẹ chồng bất cứ việc gì liên quan đến con cái.
Thế nhưng kể từ ngày đó, cuộc sống gia đình tôi bắt đầu "nổi sóng". Có hôm mẹ chồng kéo tôi vào một chỗ, phàn nàn: "Con ơi, đuổi ô sin này ngay cho mẹ. Nó không biết trông trẻ con gì cả, toàn cố tình cấu cho cháu mẹ khóc. Chưa kể nó cứ thản nhiên sử dụng đồ đạc của nhà mình".
Chưa cần xét lời kể của mẹ chồng tôi có bao nhiều phần trăm là sự thật thì tôi cũng biết chắc chắn một điều: ô sin nhà tôi chẳng dại gì mà làm thế. Tôm là đứa trẻ ngoan, nếu không có sự kiện gì quá ghê gớm thì nó chẳng bao giờ khóc, chưa kể nết ăn ngủ rất... trộm vía.
Thực thế thì ô sin nào cũng thích trông một đứa trẻ như Tôm nhà tôi, công việc của họ vì thế mà nhàn hơn. Hơn nữa, ngoài việc trông cháu, ô sin nhà tôi còn phải nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, nếu không dùng đồ đạc trong nhà tôi thì con bé sang nhà hàng xóm dùng nhờ à... Vì không muốn mẹ chồng tự ái khi nghĩ rằng tôi không tin lời bà nên tôi vẫn phải nói khéo: "Mẹ yên tâm, để con nhắc nhở con bé".
Hôm sau, ô sin lại kéo tôi vào một chỗ, khóc thút thít: "Cô ơi, ngày nào bà cũng theo dõi nhất cử nhất động của cháu, cháu làm gì bà cũng cằn nhằn, thậm chí quát mắng, có hôm bà còn bảo "mày không làm được thì đi chỗ khác". Có khi cháu không giúp cô được nữa...".
Nghe lời ô sin kể tôi cũng thấy bàng hoàng, những gì mẹ chồng tôi thể hiện khác hẳn với kiểu một người hiền lành và "kiệm lời". Chưa biết xử lý sự việc này thế nào, tôi an ủi ô sin: "Cháu đừng lo, cứ ở lại giúp cô chú tiếp nhé, bà già rồi nên nhiều khi hơi khó tính, cháu cứ nghe tai này rồi cho ra tai kia".
Chồng tôi về, được nghe tôi tường thuật sự việc thì lăn ra cười: "Em quên ngày xưa mẹ từng làm trong ngành điều tra à? Chuyện mẹ theo dõi ô sin nhà mình cũng dễ hiểu thôi mà". "Anh suy nghĩ quá đơn giản, trong khi ngày nào em cũng phải đau đầu xét xử những xung đột giữa mẹ anh và ô sin thì anh chẳng tìm ra giải pháp nào giúp em cả. Chuyện như vậy không thể tái diễn mãi được, em không muốn mất công tuyển người giúp việc khác". Nghe tôi nói vậy nhưng chồng tôi vẫn cười xòa: "Không đến mức ấy đâu, em đừng căng thẳng".
Một hôm tôi hí hửng xách túi về nhà thì bị hàng xóm chặn lại, thông báo: "Chẳng biết có chuyện gì mà lúc nãy bác thấy ô sin nhà cháu vừa khóc vừa chạy ra khỏi nhà, còn mang theo cả hành lý nữa". Đoán có điều chẳng lành, tôi cuống cuồng chạy về, mẹ chồng tôi đang bế thằng Tôm, mặt tỉnh bơ: "Nó chẳng giúp được việc gì nên mẹ đuổi nó đi rồi. Con bảo thằng Toàn tuyển đứa khác đi. Mẹ chỉ trông thằng Tôm hôm nay thôi đấy".
Quả nhiên mẹ chồng tôi không muốn trông cháu, nhưng bà liên tục kiếm chuyện với người giúp việc thì vợ chồng tôi bói đâu ra người vừa trông trẻ vừa lo chiều chuộng, nịnh nọt "bà chủ" trái tính trái nết này?
Làm dâu 5 năm, lần đầu tiên được mẹ chồng tặng quà, tôi đang mừng thì bàng hoàng khi nghe bí mật bà tiết lộ Cầm món quà mẹ chồng tặng, tôi hào hứng, vui mừng vì nghĩ rằng công sức mình bỏ ra suốt 5 năm qua đã có được thành quả. Nào ngờ sự thật chẳng hề đẹp đẽ như tôi nghĩ. 5 năm làm dâu, tôi luôn tâm niệm phải sống thật tốt, thật chân thành với gia đình chồng. Tôi luôn nghĩ rằng chỉ...