Làm dâu chốn địa ngục (Phần cuối)
Tôi không cảm thấy hối hận gì cả, tôi cũng không ước và giá như như bố chồng cũ. Tôi chỉ cảm thấy, trong cuộc đời mỗi người, đều sẽ có một khoảng thời gian sai lầm. Điều quan trọng là chúng ta sẽ sửa sai nó ra sao. Chúng ta có thể biến nó thành màu đen, hoặc là màu hồng.
Điều khiến Việt tuyệt vọng không phải là chuyện đứa con trong bụng ấy không phải của anh ta, vì tôi nghĩ anh ta từng bỏ được con trai của mình, thì chẳng có lý gì anh lại tuyệt vọng vì một người con gái. Lý do khiến anh đau khổ là vì căn nhà trước kia chúng tôi từng chung sống đã bị người con gái đó lừa trắng trợn. Và anh vẫn chưa dám nói với mẹ. Tiếp đến là bố chồng tôi ôm một số tiền lớn chơi chứng khoán và thua trắng, kéo về một khoản nợ khiến gia đình phải bán nhà mặt phố và lui ra ngoại thành ở.
Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra, mẹ chồng cũ tôi biết chuyện căn nhà của con trai cũng đã không còn, bà đã thực sự phát điên vì điều đó. Cả ngày bà cứ đi thơ thẩn ngoài chờ lẩm nhẩm tính toán, lúc tỉnh lúc mê, lúc lại chửi loạn lên khiến người khác sợ hãi.
Tôi có đến thăm bà, nhưng bà vẫn đuổi và chửi mắng tôi như trước. Bà còn nói đừng có đem Khoai của bà đi đâu cả. Tôi thấy bà cũng thương yêu Khoai thật lòng, chỉ là đã để sự tính toán, nhỏ nhen, hám lợi của mình che lấp mất tình yêu thương đó.
- Coi như đây là quả báo đi. – Bố chồng tôi đầu đã bạc trắng sau một thời gian không gặp. Ông nói đầy hối hận. – Trước kia là chúng tôi không tốt với cô…
- Bố, mẹ, dù sao thì hai người vẫn là ông bà của Khoai. Nếu có gì khó khăn, hai người cứ tìm đến con. Con sẽ hết lòng giúp đỡ. – Tôi bảo – Anh Việt dạo này sao rồi ạ?
- Nó đang làm miệt mài để gây dựng lại. Giờ nó cũng ít về nhà lắm, hình như là ghét chúng tôi.
- Kìa, sao bố lại nói thế, chẳng con cái nào lại ghét bố mẹ cả. Anh ấy chắc đang áp lực chút thôi.
Bố tôi bỗng nhiên oà khóc, ông ôm mặt mình nói trong nước mắt:
- Giá gì ngày xưa chúng tôi suy nghĩ thoáng hơn… chúng tôi đúng là có phúc mà không biết hưởng.
Tôi chỉ biết thở dài và vỗ lưng bố. Chuyện đến nước này có nói cũng chẳng được gì. Ước và giá như mãi mãi chỉ là một từ ngữ, làm sao có thể thành sự thật được. Tôi không còn giận những con người này nữa, vì tôi đã đạt được điều tôi muốn. Tôi thật lòng muốn họ có được yên bình sau này.
Tôi nói lại với bố chồng rằng:
- Bố giúp con nhắn lại với mẹ, nếu mẹ muốn gặp Khoai, còn sẽ bế nó tới đây vào cuối tuần. Nó cũng nhớ bà nội lắm.
Bố tôi cảm kích nhìn tôi, không nói nên lời. Tôi hiểu được sự xúc động của ông, vì trước kia, mỗi khi tôi được gặp Khoai, tôi cũng xúc động như vậy.
Thi thoảng tôi có đi qua căn nhà cũ của mình và thấy nó khoá chặt cửa, có lẽ giờ đây đã không còn ai sống ở đó nữa. Nó đã bị bán, hoặc là bị lãng quên. Tôi nhớ lại những ngày tháng ở đó, giật mình nhận ra chẳng có gì đáng nhớ ngoài những nỗi buồn và những trận đòn của Việt. Tôi không cảm thấy hối hận gì cả, tôi cũng không ước và giá như như bố chồng cũ. Tôi chỉ cảm thấy, trong cuộc đời mỗi người, đều sẽ có một khoảng thời gian sai lầm. Điều quan trọng là chúng ta sẽ sửa sai nó ra sao. Chúng ta có thể biến nó thành màu đen, hoặc là màu hồng.
…
Một ngày thứ bảy, tôi đưa Khoai đến khu vui chơi giải trí. Thằng bé hiếu động và tỏ ra thích thú với những trò chơi nơi đây. Hai mẹ con chơi cả ngày, cười đùa đến mệt lả rồi đi ăn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy yêu đời hơn thế. Cảm giác như cuộc sống mới đang hồi sinh trong mình.
Tôi đã có con trai ở bên cạnh, có một người đàn ông bên cạnh. Dù đời còn dài, nhưng cứ tạm coi đây là một kết thúc tốt đẹp.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
- Mẹ ơi! – Khoai gọi.
- Gì con?
- Chú, chú…
Tôi quay lại, thấy Thành đang cầm một bó hoá đứng nhìn mình. Anh mặc quần áo chỉnh tề như tham gia một cuộc họp, đầu tóc bóng lộn lên. Tôi nghiêng đầu như muốn hỏi. Sau đó, anh đi tới gần tôi và chìa bó hoa ra bảo:
- Cái này… tặng cho Khoai!
Tôi phì cười, nhận lấy bó hoa từ tay anh:
- Tôi giúp Khoai cảm ơn.
Chúng tôi bước đi chầm chậm bên nhau, một khoảng thời gian rất dài trôi qua, không ai nói với ai câu gì. Xung quanh là những tiếng ồn của trẻ con, của người lớn, của những vòng đu quay và máy móc chạy rầm rầm. Tôi nhìn bó hoa trong tay mình, suy nghĩ rất phức tạp.
- Ly vừa sang Pháp, cô ấy gửi lại cho em thứ này.
Tôi nhìn xuống bàn tay của Thành, trong đó là một chùm chìa khoá.
- Căn nhà cũng không dùng làm gì, cô ấy nói em có thể chuyển qua đó ở tạm.
- Trời đất, thật sao?
Thành gật đầu.
- Cô ấy cũng không quên có thể đính kèm theo anh.
Tôi lườm anh:
- Đừng có mơ.
Thành rít lên một cái, khoác vai tôi rất tự nhiên:
- Chà, em một đời chồng, anh một đời vợ, có đầy đủ điều kiện để đến với nhau, sao em cứ làm khó anh vậy?
Tôi cầm lấy chìa khoá, dúi lại bó hoa vào tay anh:
- Người ta nói không ai tắm hai lần trên một dòng sông.
Tôi bỏ lên trước, anh đuổi theo:
- Nhưng anh đâu phải là sông hả Thanh? Anh đã yêu em và chờ em ngần ấy năm, làm gì có ai hoàn hảo đến vậy? Em kiếm đâu ra được người như anh chứ?
- Vậy sao cứ phải là em?
Thành khựng lại, mọi thứ xung quanh như trở nên im lặng. Thế giới của hai chúng tôi không còn gì khác ngoài hai đứa, anh nhìn tôi và tôi nhìn anh. Trong tận sâu trong trái tim mình, tôi thấy mình như đang bồi hồi những năm tháng thanh xuân rực rỡ.
Anh bảo:
- Vì anh yêu em.
Trong cái giây phút “thiêng liêng” là thế, thì điện thoại tôi lại đổ chuông khiến tôi phải giật mình. Là Yến gọi? Tôi vội vàng nghe máy để che đi sự ngại ngùng sau màn tỏ tình của Thành.
- Con kia, mày đồng ý ngay cho tao. Nếu mày dám từ chối thì nghỉ chơi đi.
Tôi nhìn xung quanh, không hề thấy nó đâu cả. Tôi lại nhíu mày nhìn Thành, chẳng lẽ…
- Anh…
Thành kéo tay tôi đi.
- Đi nào, phải nghe lời bạn chứ, đúng không? Hôm nay bác anh nói muốn ăn mừng.
- Ăn mừng gì cơ?
- Mừng chúng ta thành đôi.
- Bậy nào, tôi đã nói gì đâu.
- Anh biết, trong lòng em đồng ý rồi.
Tiếng cãi nhau của chúng tôi nhỏ dần, rồi hoà tan vào đám người lẫn lộn ở khu vui chơi này. Nếu ai đó hỏi tôi hạnh phúc là gì? Tôi sẽ nói, là yêu và được yêu. Tôi đã có con trai ở bên cạnh, có một người đàn ông bên cạnh. Dù đời còn dài, nhưng cứ tạm coi đây là một kết thúc tốt đẹp. Phải không?
Theo Eva
Con mình nuôi chưa xong còn đèo bòng thêm con của em chồng, vợ trẻ giận tím mặt vì chồng vẫn bênh em gái chằm chặp
Hưng mắng vợ là ích kỷ, nhỏ nhen và tính toán với người nhà. Trong khi Ngân thấy mình không sai, nuôi con mình không xong tại sao cô lại phải đèo bòng thêm con người khác?
Ngân và Hưng lấy nhau cũng tròn chục năm trời, bé lớn 7 tuổi và đứa bé 4 tuổi. Được cái, gia đình tuy chẳng giàu sang nhưng cũng khá giả và đặc biệt, Ngân rất được lòng gia đình nhà chồng. Mẹ chồng cũng chăm lo cho hai đứa nhà Ngân từ lúc bé tí, tới giờ cô đi làm công ty, vẫn một tay mẹ chồng lo cho chu đáo.
Thế nhưng, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Làm gì có ai được tất cả mọi thứ bao giờ, đương nhiên, Ngân cũng không ngoại lệ. Gia đình hạnh phúc là thế trừ những khi cô em chồng xuất hiện tại nhà.
Cô em chồng thì lấy chồng không xa, cách nhà chừng 3km nên về nhà mẹ đẻ thường xuyên. Cô ta lấy chồng cũng 5 năm và có 2 đứa, đứa lớn 4 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi nhưng vẫn chưa chịu đi làm. Lúc nào cũng lấy cớ con nhỏ quá, không gửi được nên tự ở nhà trông nhau. Nói là tự chăm nhà nhưng suốt ngày vác sang mẹ đẻ để bà đỡ đần.
(Ảnh minh họa)
Bà chiều em chồng thì kệ bà, đương nhiên Ngân chẳng cũng có quyền can thiệp làm gì vì dù gì khúc ruột cũng phải khác chứ! Thế nhưng, lần nào cũng như lần nào, cô em chồng sang là mang 2 đứa con, mà không mang đồ ăn, sữa, bột cho con đâu.
Cả hai thằng bé đều sức ăn tốt, uống sữa nhiều, hoa quả cũng hay. Ngân thì cũng chịu khó chăm con, mua hoa quả cho bà nhưng chủ yếu vẫn là cô út dùng. Không ít lần Ngân thấy bực mình vì chuyện này rồi nhưng vẫn lặng thinh. Hoặc cô cũng chỉ góp ý nhẹ nhàng với chồng, thế mà anh bảo: "Thôi, tính toán làm gì mấy cái vặt vãnh đấy em. Cô nó không đi làm túng thiếu chứ vợ chồng mình có hơn cho cháu nó chút đồ ăn thôi mà!"
Ngân cự: "Túng thiếu thì đi làm đi chứ. Con em 6 tháng em thương mà vẫn phải đứt ruột để nhà bà trông rồi đi kiếm tiền đó. Đằng này con 2 tuổi cứng cáp rồi chứ bé bỏng gì mà không đi rồi lại kêu túng thiếu!"
Nhưng đàn ông đúng là suy nghĩ đơn giản, Hưng lại mắng cô: "Anh đã nói em rồi mà em cứ thích so đo thế nhỉ! Có vài món đồ ăn vặt, cháu nó ăn hết thì mai anh đi làm về anh lại mua cho con là được chứ gì!"
Ngân đương nhiên không hài lòng, cái gì ra cái đó chứ. Vợ chồng cô cũng đâu phải giàu có gì, lương 2 người cả tháng được 20 triệu thì cũng đưa bố mẹ, đóng học, lo cho các con để ra cũng chỉ được vài đồng. Nuôi con mình không xong lại phải đèo bòng thêm con người khác.
Hôm cuối tuần vừa rồi, Ngân vừa mới mua một thùng sữa tươi và 2 thùng sữa chua cho con bé út ở nhà, bé lớn đã lên ngoại khi được nghỉ hè.
Thế mà, tối qua đi làm về sớm, con bé đòi mẹ lấy sữa lạnh cho uống Ngân mới sờ tới thùng sữa. Được 5 ngày trời mà còn mỗi 1 dây, 4 hộp. Ngân điên lắm, đây không phải là lần đầu tiên. Cô đi làm lương lậu được nhiêu đâu, mua sữa cho con đã hết 1 nửa số tiền rồi.
Đang lúc tức giân, Ngân quyết nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ chồng thế mà ông bà cũng chỉ im lặng. Cô bảo : "Cô xuống đây chơi thì phải mang đồ xuống cho bọn nhỏ chứ. Chẳng may lỡ làng thì uống chung với con nhà con thì không sao, nhưng ăn uống như nhà mình thế này thì quá lắm! Con chả có tiền đâu mà lo thêm cho cả 2 thằng nhà cô!"
Vợ chồng cãi nhau vì thùng sữa. (Ảnh minh họa)
Ông bà cũng chẳng nói lại nhiều, chỉ ừ. Ngân cũng không nói gì, đi lên phòng tắm, gội. Nhưng tối đó, chồng cô về anh tức giận mắng cô: "Em ăn nói với bố mẹ thế à? Đã nói bao nhiêu lần rồi mà không bỏ được cái tính ích kỷ, nhỏ nhen thế nhỉ? Có vài hộp sữa thôi mà em làm ầm nhà lên thế?"
Ngân cũng không chịu nhường: "Mấy hộp là mấy hộp thế nào? Anh nhìn đi, 3 thùng sữa, hơn trăm hộp chứ ít à? Mỗi tháng em mất nửa lương mua sữa cho con mà anh bảo không đáng bao nhiêu à?"
Nhưng Hưng tức giận, nói rồi đập đóng rầm cửa đi ra: "Cái gì cũng sợ cháu nó ăn mất thì từ giờ đừng mua cái gì nữa! Người một nhà mà em tính toán thiệt hơn, ích kỷ quá đáng!"
Ngân ở trên phòng mà ứa nước mắt. Cô có sai đâu khi từ chối phải chia sẻ với đứa cháu con chồng mà cả nhà lại không thông cảm cho cô?
Theo Afamily
Quá nản vì những chuyện nhỏ nhen của chồng Tôi cảm thấy cuộc sống bế tắc, như đi vào ngõ cụt. Hiếm có ngày nào vợ chồng yên ắng, chịu nhịn vì nhau. Tôi quá nản vì những chuyện nhỏ nhen của chồng. Nếu vì những mâu thuẫn nhỏ mà vợ chồng bỏ nhau thì có đáng không? ảnh minh họa Chị Bàn Thị Chẩy, dân tộc Tày, ở huyện Chiêm Hoá,...