Làm dâu chốn địa ngục (Phần 12)
Bố mẹ tôi đã phải bán ruộng vườn đi mới được sáu trăm triệu, chưa kể tiền cưới xin ông bà cũng đã đưa hết cho Việt. Vậy mà đến lúc nói ly hôn, họ lại chỉ lạnh lùng bảo tôi cầm bốn trăm triệu đi khỏi đây.
Đương nhiên tôi sẽ không xin lỗi bố mẹ anh ta, vì tôi vốn chẳng làm gì sai cả. Tôi chợt nhớ lại lời bố dặn, về hạnh phúc, về chuyện đi hay ở. Nhưng điều khiến tôi lấn cấn không phải là những chuyện đó, mà chính là việc tôi chưa có được Khoai.
Với tôi, con trai là tất cả. Năm năm trời sống trong gia đình này, tôi chưa một lần cảm thấy hạnh phúc. Dù cho trước đó, chồng tôi lúc nào cũng tỏ ra yêu chiều. Tôi đã luôn có cảm giác sự yêu chiều đó là giả tạo, nhưng nghĩ anh không có lý do để lừa dối tôi. Thế rồi anh vẫn làm vậy.
Không vào được nhà, tôi gọi người phá khoá. Sau đó tôi thay một ổ khoá khác và nhắn tin cho anh rằng: “Người nên nói lời xin lỗi là anh chứ không phải tôi.” Tôi biết Việt sẽ tức giận nếu biết được những điều này, song tôi vẫn làm, vì tôi không nhịn được.
Cả đêm hôm ấy Việt không về nhà, anh ta hình như vẫn chưa đọc tin nhắn. Tôi không biết anh có thể ở đâu cả đêm, nhưng trong lòng bắt đầu dấy lên một nỗi bất an. Liệu anh có bị sao không? Tôi sợ hãi khi nghĩ đến cảnh anh bị xe đâm, hoặc anh vì quá buồn chán chuyện gia đình lại say xỉn rồi ngủ vạ vật ở đâu đấy.
Vốn là kiểu người dễ bị mủi lòng, tôi vội vàng lấy điện thoại gọi điện, nhưng không thấy anh bắt máy. Mười lăm phút sau, anh gọi lại, từ bên đó vang lên một giọng nói hào sảng:
- Việt hả? Việt ngủ rồi. Em cứ ngủ trước đi, mai nó về.
- Cho hỏi anh là ai ạ?
- Ôi xời, vợ của Việt mà lại không biết anh là ai à? Anh là bạn thân của Việt mà.
Từ trước đến nay tôi không biết là Việt lại có bạn thân. Nhưng đàn ông không như phụ nữ, có lẽ vậy. Bạn thân đối với họ không nhất thiết phải như tôi và Yến, tối ngày gặp nhau, kể lể nhau mọi thứ rồi chia sẻ cho nhau.
Tôi đã luôn có cảm giác sự yêu chiều đó là giả tạo, nhưng nghĩ anh không có lý do để lừa dối tôi. Thế rồi anh vẫn làm vậy.
(Ảnh minh hoạ)
Tôi ậm ừ qua loa chuyện bạn thân, lại bảo:
- Thế chỗ anh ở đâu ạ? Để em đến đưa Việt về.
Anh ta liền từ chối:
- Ôi thôi đừng. Việt nó đang giận em lắm. Để đây anh khuyên nhủ tử tế, mai anh đưa nó về. Thế nhé!
Chưa kịp đáp lại thì anh ta đã cúp máy như sợ tôi sẽ không đồng ý. Tôi nhìn đồng hồ, đã là hai giờ đêm. Anh có thể ở nhà bạn thân qua đêm, còn tôi thì không. Tôi cười nhạt.
…
Tôi đi xin việc tại một cửa hàng ăn nhanh, khó khăn lắm họ mới chấp nhận tôi vì tuổi của tôi hơi lớn so với những nhân viên ở đây.
- Chị ấy phải nuôi con nhỏ, thôi thì…
Tôi nghe thấy người phụ nữ ghé tai người đàn ông phỏng vấn tôi bảo. Họ tỏ ra thương hại tôi và tôi biết điều đó. Cố gắng giấu đi sự xấu hổ của mình, tôi tự dặn lòng: Đi làm thì việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ dễ dàng hơn.
Việt vẫn chưa về nhà, cũng không nhắn tin hay gọi điện. Tôi không biết quyết định cuối cùng của anh là như thế nào. Mỗi lúc giận dữ anh thường im lặng, nếu tôi ở đó có thể anh sẽ nạt nộ, mắng mỏ.
Video đang HOT
Tôi nghĩ rằng mọi sự đã thế rồi, nhưng mình không thể buông xuôi một lần nữa. Tôi cần phải vứt bỏ cuộc hôn nhân này.
Việt ngồi xuống giường, anh ta vứt vào người tôi một xấp giấy, hất mặt nói:
- Ký đi.
Đáng ngạc nhiên là khi về, Việt không hề đánh đập hay quát mắng gì tôi, anh ta chỉ nói hai từ này bằng một sự kiên định lạ thường.
Tôi nhìn xuống, thấy rõ chữ “đơn ly hôn” đập vào mắt. Quá bất ngờ, tôi ngẩng đầu hỏi anh:
- Anh muốn thế này thật sao?
- Cô cũng muốn mà.
- Còn Khoai? Tôi sẽ được quyền nuôi Khoai phải không?
Việt nhếch môi cười:
- Đó là con tôi, là do mẹ tôi nuôi nấng chứ cô đâu phải.
- Tôi là người đẻ ra nó.
Việt chống tay lên đầu gối, ghé sát lại gần tôi:
- Đẻ ra thì sao? Ba năm nay nó chỉ coi mẹ tôi là mẹ nó. Cô chỉ là người ngoài thôi.
Tôi đẩy Việt ra, hét lên:
- Không, đó là con tôi.
Việt nhún vai, nói giọng bình thản:
- Tuỳ cô, muốn sao thì muốn. Cô chỉ việc ký vào, giành quyền nuôi con trước toà được thì cứ việc. Cô đừng quên bố tôi là ai.
Bố anh là luật sư khét tiếng một thời, nhưng không có nghĩa là ông ta có thể dùng một tay để che trời. Vả lại thời xưa thời nay khác nhau, tính chất vụ việc, đời sống cũng phức tạp hơn nhiều. Bố của anh ta có thể đổi trắng thay đen như xưa nữa không?
Tôi lại liếc nhìn tờ đơn, tự nhiên bị mắc kẹt trong những quyết định của chính mình. Tại sao năm xưa tôi lại tin anh kia chứ?
Không suy nghĩ gì nhiều, tôi đặt bút ký vào đó. Anh nhìn tôi làm vậy mà không có bất cứ phản ứng gì. Tôi chỉ thấy trong mắt anh một sự khinh thường.
- Căn nhà này sẽ rao bán, đúng không?
- Để xem.
- Để xem là sao?
Việt cầm tờ đơn ly hôn lên vẩy vẩy mấy cái cho nó thẳng ra, anh nhìn vào chữ ký của tôi và đáp:
- Mẹ tôi nói sẽ đưa cho cô bốn trăm triệu tiền mặt sau khi ly hôn.
Tôi như không tin được vào tai mình:
- Anh đang nói gì vậy Việt?
- Cô điếc hả? Căn nhà này có thể sẽ không bán. Đưa cho cô bốn trăm triệu là được rồi. Cô ăn không ở nhà này năm năm trời, tôi hằng ngày đi làm kiếm tiền nuôi cô. Cô phải trừ khấu hao đi chứ.
Trừ khấu hao? Khi ly hôn, con người ta sẽ trở nên lạnh lùng và tàn nhẫn với nhau như thế này hay sao? Tôi chỉ biết cười khổ mà không thể nói được gì cả. Những uất nghẹn nơi lồng ngực khiến tim tôi đau đớn. Bố mẹ tôi đã phải bán ruộng vườn đi mới được sáu trăm triệu, chưa kể tiền cưới xin ông bà cũng đã đưa hết cho Việt. Vậy mà đến lúc nói ly hôn, họ lại chỉ lạnh lùng bảo tôi cầm bốn trăm triệu đi khỏi đây.
…
- Quá quắt thật, rốt cuộc họ có phải là con người nữa không? – Yến nắm chặt tay, tức giận nói.
Tôi chỉ biết ngồi bên nó khóc lóc như một đứa trẻ. Tôi là đứa mít ướt, buồn quá khóc, vui quá khóc mà tức quá cũng khóc. Lúc này thì tôi đang tức.
- Mày nói xem, đây có phải là quả báo hay không?
- Bậy bạ. Mày đã dứt bỏ hoàn toàn với Thành, không muốn gia đình anh ta tan vỡ. Người ta bảo đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Chẳng lẽ ông trời lại thèm so đo tính toán với mày?
Tôi lau nước mắt:
- Bố tao cũng bảo tiền bạc không quan trọng, quan trọng là hạnh phúc của tao. Mà tao thì thương ông bà quá.
Lúc nghĩ thì cũng dễ dàng lắm, nhưng hôn nhân là một cái gì đó nhiều ràng buộc nhất trên đời này.
Khi ly hôn, con người ta sẽ trở nên lạnh lùng và tàn nhẫn với nhau như thế này hay sao? (Ảnh minh hoạ)
Đang nói chuyện thì từ đằng xa bỗng có tiếng ồn ào, dù cách một lớp cửa kính của quán cà phê nhưng tôi và Yến vẫn có thể thấy rõ được tiếng người ta hô hào với tiếng chửi bới lẫn ở đâu đó. Tôi còn thấy bóng dáng của một người rất quen.
Ấy là một vụ đánh ghen, bất ngờ hơn, đó là vụ đánh ghen giữa mẹ chồng tôi và một người phụ nữ lạ. Bố chồng thì đứng bên cạnh can ngăn hay người nhưng không được. Mẹ chồng tôi nắm tóc người đàn bà kia, liên miệng chửi bới:
- Ăn nằm với nhau cả tháng trời nay, các người được lắm.
Tôi chen qua đám đông, thấy khuôn mặt của người kia trẻ hơn mẹ chồng tôi nhiều lắm. Bà ta có vẻ là một viên chức nhà nước, ăn mặc cũng chỉn chu, đồ công sở. Tôi không ra mặt, mà lén quay clip lại. Một chuyện vui hay chuyện buồn thì không biết, nhưng đây sẽ là bằng chứng trước toà để tôi giành lại Khoai.
Bỗng nhiên có ai đó chạm vào lưng tôi từ đằng sau. Tôi rất nhạy cảm với những đụng chạm của người lạ. Đến khi tôi quay lại nhìn, thì Thành đã mỉm cười với tôi. Tôi định không muốn tỏ ra quen biết gì anh, nhưng anh lại nói:
- Phiền cho anh qua được không? Người kia là bác anh!
Tôi rùng mình, lặng lẽ tránh đường. Đúng là trái đất tròn. Khi Thành đi qua tôi, tôi thấy rõ anh đang rất bình tĩnh. Có lẽ đã từng ngoại tình nên anh ta biết cách giải quyết sao? Rồi tôi tự nhìn lại mình. Tôi cũng từng là kẻ thứ ba.
Tiếng mẹ chồng tôi vẫn vang cả đường phố:
- Hôm nay tao phải làm cho ra mọi chuyện mới được.
Bố chồng tôi sợ vợ một phép, chỉ biết đứng đằng sau lưng mẹ chồng tôi mà giải thích:
- Tôi thề, tôi không quen biết gì cô ta. Tự cô ta lao vào tôi đấy chứ. Tôi chưa làm gì có lỗi với bà hết.
Người phụ nữ kia nhổ một bãi nước bọt xuống đất, căm giận nhìn bố chồng tôi:
- Đồ hèn!
Rồi Thành kéo tay bà ta lại, anh đỡ cho bà ta một cái tát từ phía mẹ chồng tôi. Bốn bề trở nên tĩnh lặng.
Theo Eva
Quá nản vì những chuyện nhỏ nhen của chồng
Tôi cảm thấy cuộc sống bế tắc, như đi vào ngõ cụt. Hiếm có ngày nào vợ chồng yên ắng, chịu nhịn vì nhau. Tôi quá nản vì những chuyện nhỏ nhen của chồng. Nếu vì những mâu thuẫn nhỏ mà vợ chồng bỏ nhau thì có đáng không?
ảnh minh họa
Chị Bàn Thị Chẩy, dân tộc Tày, ở huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang nghẹn ngào : Vợ chồng cãi nhau nhiều, rồi đến 1 ngày tôi bị chồng đánh. Tôi phải chạy sang nhà hàng xóm trú ngụ, chồng đến giải thích, xin lỗi. Tôi nghĩ, cũng một phần do lỗi của mình đã cãi lại chồng, không nhịn được, nên tôi cũng bỏ qua lần này, cùng chồng quay về nhà vì con.
Vợ chồng làm rẫy, sau mỗi mùa thu hoạch cây trái cũng có tiền. Nhưng chồng rất keo kiệt, tiêu pha cho ăn uống của gia đình cũng dè xẻn. Quan trọng hơn cả, là chồng tôi đòi giữ hết tiền của gia đình, tôi muốn đi chợ hay mua thuốc cho bản thân mình, cho con, đều phải trình bày rõ với chồng, cứ như là phải xin tiền tiêu hàng ngày vậy.
Nhiều lúc đói, không có gì ăn, tôi mua sữa uống, nhưng phải uống vụng trộm, vì nếu để chồng bắt gặp, lại càu nhàu: Chắc mày lại bớt tiền đi chợ để mua sữa uống... Đi chợ hơi lâu hơn mọi ngày chút, chồng bảo: Chắc lại tính toán bớt tiền ăn quà xong mới về?
Tôi nghe mà ức chế ứa nước mắt. Tiền đi chợ, mỗi ngày chồng đưa cho vợ 50.000 đồng, hôm nhiều là 70.000 đồng, mua 2 lạng thịt, có lúc mua miếng cá, mớ rau, và đồ gia vị lặt vặt đã không đủ, còn bớt xén vào đâu được?. Có hôm muốn mua gạo, vì nhà hết rồi, mà không đủ tiền. Nhà có 5 miệng ăn, tôi chỉ lo sao bữa ăn của gia đình không ai bị đói, nhất là các con. Vậy mà hết lần này đến lần khác, chồng vặn vẹo, cằn nhằn, khám xét người vợ xem có giấu đồng nào... Tôi bực quá, cãi lại chồng cũng bị đánh, khóc vì ức quá, cũng bị đánh.
Hiếm có ngày nào vợ chồng tôi yên ắng, chịu nhịn nhau (Ảnh minh hoạ)
Có lúc, thấy tôi bỏ sang nhà hàng xóm, anh ta nói: Mày có giỏi thì bỏ đi hẳn đi, ly hôn xong rồi đi luôn cho khuất mắt.
Ngay chuyện vợ chồng ngủ chung giường cũng phải cãi vã nhau. Anh ta lấy lý do trời nắng nóng để ra ngoài ngủ, khi có nhu cầu thì vào với vợ, xong lại ra phòng ngoài ngủ. Tôi cảm thấy rất buồn, tôi nói chuyện thẳng với chồng, muốn tình cảm hơn, nếu không thì ly thân, vậy là anh ta hứa sẽ không ngủ riêng nữa. Nhưng lời hứa cứ thực hiện được 1 - 2 ngày, anh ta lại kiếm cớ cãi nhau để ra ngoài ngủ. Tôi cảm thấy vợ chồng không còn chút tôn trọng nhau nào.
Rồi cũng cảnh lấy chồng xa, mỗi khi tôi nói muốn về nhà ngoại thì vợ chồng lại cãi nhau. Nhà ngoại cách nhà chồng 50 cây số, mà anh ta bảo, một năm chỉ được về một lần, tôi xin về 2 lần trong năm thì thế nào cũng bị chửi mắng, không thì ăn đấm đá của chồng.
Có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn, nhưng các con còn nhỏ, chồng không phải dạng ngoại tình, phụ bạc vợ con, cũng không say rượu bét nhè, mà chỉ cục tính, nhỏ nhen. Tình cảm vợ chồng vì thế cũng nguội lạnh dần, tôi rất buồn và chán nản. Nhưng nếu cứ cam chịu cuộc sống này, không biết bao giờ chồng tôi mới thay đổi tính nết rất lạnh lùng, bủn xỉn này để cuộc sống của mẹ con tôi dễ thở hơn một chút.
Theo Phunuvietnam
Bạn thân "mượn tạm" bạn trai đi liên hoan nhưng cả hai lại bước ra từ nhà nghỉ Hai đứa bạn thân dùng chung một người đàn ông thật bẩn, Mây thấy ghê tởm... Ảnh minh họa Tối đó Mây đang ngồi cafe với người yêu thì My (bạn thân của Mây) gọi điện: - Mây à, tối mai mày cho tao "mượn tạm" anh Trung (người yêu Mây) đi liên hoan được không? Tao lỡ huênh hoang nói có bạn...