Làm dâu 6 năm không đẻ được nhưng mẹ chồng vẫn quý như vàng, một lần gặp bà từ ngân hàng đi ra, tôi lặng người biết sự thật phía sau
Tôi chưa bao giờ nghe chồng nhắc đến mẹ chồng phải chu cấp tiền cho người họ hàng hay bà con nào. Hơn nữa mẹ chồng tôi chỉ có 3 triệu lương hưu, bà có thể chu cấp cho ai được cơ chứ?
6 năm lấy chồng, tôi vẫn chưa thể sinh được cháu cho nhà chồng. Tôi bị tắc cả hai bên vòi trứng, sau hơn một năm không có thai tự nhiên, đi khám mới biết được. Tôi và chồng đã làm thụ tinh ống nghiệm nhưng thất bại.
Thế nhưng mẹ chồng tôi vẫn luôn đối xử tốt với tôi như ngày đầu tôi về làm dâu, cưng chiều và quý mến tôi như con gái ruột trong nhà. Bao lần tôi đã nghĩ, đời này có được người mẹ chồng như bà đúng là phúc lớn của tôi.
Hôm vừa rồi tôi ra ngân hàng có chút việc thì tình cờ gặp mẹ chồng. Bà mải nói chuyện điện thoại với ai đó nên không nhìn thấy tôi. Một cô bạn thời đại học của tôi là nhân viên ngân hàng ấy, lúc tôi hỏi thì nó mới biết bà là mẹ chồng tôi. Tôi gặng hỏi mãi, nó tiết lộ tháng nào bà cũng đúng ngày gửi tiền cho một người phụ nữ, số tiền không lớn lắm. Còn lại thì không thể nói rõ hơn.
Tôi ôm sự thắc mắc và khó hiểu ra về. Tôi chưa bao giờ nghe chồng nhắc đến mẹ chồng phải chu cấp tiền nong cho người họ hàng hay bà con nào đó. Hơn nữa mẹ chồng tôi chỉ có 3 triệu lương hưu, bà có thể chu cấp cho ai được?
Tôi là cô con dâu mẹ chồng ưng ý, về cả ngoại hình, học thức, công việc và gia đình. (Ảnh minh họa)
Trong lòng hoài nghi, lại nhớ đến khi từ ngân hàng đi ra, mẹ chồng đã gọi điện cho ai đó, hẳn là báo tin vừa chuyển tiền. Tôi lén kiểm tra điện thoại của mẹ chồng, thấy số điện thoại gần nhất bà gọi quả nhiên là một người phụ nữ, được lưu tên là “Thủy”. Nghĩ thế nào, tôi nhấn nút gọi.
Video đang HOT
“Bà ạ, cháu đỡ sốt rồi, bà cứ yên tâm nhé, không cần phải gọi điện hỏi thăm nhiều đâu kẻo vợ anh ấy lại nghi ngờ”, đầu dây bên kia vẳng lại tiếng một người phụ nữ, nghe như trách hờn và giận dỗi. Tôi hoảng hốt ngắt luôn máy.
Tối về, tôi hỏi chồng và yêu cầu anh phải thẳng thắn, thành thật nói rõ mọi chuyện. Nếu không tôi sẽ làm ầm ĩ lên, lúc ấy đừng trách tôi. Chồng biết tôi đã nắm được đại khái nên thừa nhận anh có 2 đứa con trai riêng. Khi trước, anh yêu chị ấy mà không được mẹ anh chấp nhận. Anh và chị ấy ra ngoài sống kiểu vợ chồng hờ và sinh được 2 đứa con. Sau này dưới áp lực từ mẹ, anh bỏ 3 mẹ con họ về nhà. Hai người chia tay từ ấy, đến cuối cùng vẫn chưa đăng ký kết hôn.
Tôi là cô con dâu mẹ chồng ưng ý, về cả ngoại hình, học thức, công việc và gia đình. Khi biết tôi khó có con, mẹ chồng bắt đầu chu cấp tiền cho 2 đứa bé kia để nhận cháu. Thực ra tiền là do chồng tôi đưa, bà đi gửi để tránh tôi phát hiện ra sự việc mà thôi. Vậy là bà vừa có con dâu tốt, giữ được tiếng thơm gia đình khi không ruồng rẫy tôi mà vẫn có 2 đứa cháu trai nối dõi.
Thảo nào mẹ chồng dễ tính với chuyện tôi khó có con đến vậy. Hóa ra bà đã có cháu rồi. Chồng tôi thì liên tục thề thốt đã hết tình cảm với chị ấy, chỉ có nghĩa vụ với con. Biết rõ về bí mật của chồng, tôi đau đớn lắm chị em ạ. Tôi biết phải làm thế nào trong tình cảnh éo le này đây?
Mẹ chồng, nàng dâu
Mẹ chồng con dâu là mối quan hệ khá đặc biệt, ảnh hưởng không nhỏ đến sự yên ấm trong gia đình.
Có những mẹ chồng rất tâm lý, bao dung, thương yêu con dâu, sẵn sàng hy sinh, vun đắp hạnh phúc con cái. Nhưng cũng có không ít trường hợp khó dung hòa được mối quan hệ này, đôi lúc khiến nhà cửa kém vui. Sự chân thành, nỗ lực vun vén từ hai phía sẽ gắn kết được tình nghĩa đôi bên.
Mẹ chồng và con dâu hòa thuận, yêu thương nhau giúp gia đình thêm yên ấm (ảnh minh họa từ internet).
Chị Tường Oanh ở quận Ninh Kiều, xúc động kể: "Vợ chồng tôi hạnh phúc như hôm nay là nhờ sự hỗ trợ của mẹ chồng rất nhiều. Mẹ thương tôi lắm, phụ trông con, hỗ trợ giúp công chuyện nhà để tôi đi làm.
Mẹ động viên tôi tham gia các hoạt động đoàn thể cùng chị em để mở mang kiến thức. Hễ vợ chồng có chuyện lục đục, mẹ luôn là người đứng ra hòa giải, phân tích thiệt hơn và thường nghiêng tình cảm về phía con dâu. Nhờ có mẹ phụ dạy dỗ, các con tôi ngoan, học giỏi và rất quý mến bà nội". Ngày mới về làm dâu, mẹ chồng không chỉ dạy chị Oanh nấu ăn mà còn truyền kinh nghiệm trong cư xử, chi tiêu, xây dựng hạnh phúc.
Hồi đó kinh tế khó khăn, vợ chồng chị làm thêm nhiều việc mới đủ sống. Vất vả nhưng nhà cửa luôn yên ấm bởi có mẹ chồng như người giữ ngọn lửa yêu thương. Học theo mẹ, dẫu công việc bận rộn, chị Oanh vẫn cố gắng gắn kết các thành viên bằng bữa cơm ngon hằng ngày, làm thêm các loại bánh vừa để ăn vừa bán kiếm thêm thu nhập. Đối với mẹ chồng, chị Oanh hết lòng chăm lo sức khỏe khi bà ốm đau. Hơn 30 năm làm dâu, tình cảm của chị Oanh và mẹ chồng rất khăng khít, các con của chị hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Cũng nhờ mẹ chồng hậu thuẫn, chị Kim Ngọc ở quận Cái Răng, có điều kiện đảm đương tốt công việc chuyên môn. Trước đây, vợ chồng chị Ngọc thuê căn hộ chung cư gần cơ quan đi làm, cuối tuần về thăm mẹ chồng ở Hậu Giang. Chị Ngọc tâm sự: "Khi tôi sinh con trai đầu lòng, mẹ chồng lên ở chung, phụ nuôi cháu.
Con chưa tròn 2 tuổi, tôi lại cấn bầu, mẹ động viên ráng cực thêm lần nữa, có gì mẹ lo. Các con tôi khó nuôi, bệnh hoài, mẹ là người túc trực chăm sóc. Biết vợ chồng tôi thu nhập không nhiều, mẹ không chỉ ra công mà còn phụ tiền mua sữa, tã, thức ăn cho các cháu. Không gì có thể đong đếm hết tình nghĩa của mẹ". Gần 6 năm sống chung, ảnh hưởng từ mẹ, chị Ngọc thay đổi nhiều trong cách ứng xử, ăn nói.
Chị dành thời gian quan tâm, lo cho gia đình nhiều hơn, biết nhẫn nhịn, cùng chồng sửa đổi khuyết điểm để cùng hòa hợp. Thấy mẹ chồng con dâu yêu thương nhau, chồng chị Ngọc rất vui, nỗ lực làm việc nhiều hơn để chăm lo mái ấm. Mấy tháng nay, thấy các cháu đi nhà trẻ đã ổn, mẹ chồng chị Ngọc quyết định về quê coi sóc vườn tược và hứa khi nào cần sẽ lên phụ tiếp. Vợ chồng chị Ngọc nhờ thợ sửa lại căn nhà ở quê cho tươm tất, lắp camera an ninh, mua điện thoại cho mẹ để tiện liên lạc. Cuối tuần, anh chị lại chở các con về thăm nội.
Thực tế không phải con dâu nào cũng may mắn được mẹ chồng yêu thương, thông cảm ngay khi mới về. Có những nàng dâu phải vượt qua không ít trắc trở trong hành trình chinh phục mẹ chồng. Trước khi quyết định kết hôn, chị C ở quận Ninh Kiều chuẩn bị tâm lý làm dâu vì chồng là con trai một.
Thấy mẹ chồng lớn tuổi, sức khỏe kém mà công việc của hai vợ chồng giờ giấc thất thường, chị C thuê người giúp việc để lo cơm nước, việc nhà. Dẫu vậy, mẹ chồng vẫn muốn chị trực tiếp nấu nướng; cuối tuần, chị phải có mặt ở nhà để lo thức ăn tiếp bạn bè, người thân của bà đến chơi... Không muốn mẹ phật ý, chị C cố gắng thu xếp chiều chuộng cho mẹ vui.
Từ khi chị C sinh con và chồng chuyển công tác nơi khác, mẹ chồng nhận nuôi thêm mấy người cháu ở quê để tiện việc đi học, trong nhà bắt đầu lục đục. Áp lực công việc, con cái, tài chính trong khi chồng ít chia sẻ, thường xuyên vắng nhà, có lúc chị C không kiềm chế được, nên chưa khéo trong cư xử. Mẹ chồng chưa hiểu hết nỗi vất vả của con dâu, rầy la.
Chị C kể: "Nhiều lúc tủi thân, tôi muốn ra riêng nhưng ngẫm lại mẹ chỉ có một người con - đó là chồng của tôi. Vì vậy, vợ chồng tôi phải giữ tròn hiếu đạo, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già. Lựa lúc mẹ vui, tôi trình bày những khó khăn mình đang gặp phải, mong mẹ thông cảm.
Nhờ vậy, mẹ hiểu tôi hơn. Tôi cũng cố gắng thay đổi để hòa hợp với nề nếp sinh hoạt bên chồng, phụ mẹ nuôi các cháu chồng ăn học, tìm việc làm". Nỗ lực của chị C mấy năm qua mang lại kết quả tốt đẹp, mẹ chồng giờ không chỉ thương mà còn tin tưởng, giao chị giải quyết nhiều việc quan trọng trong nhà.
Kết hôn không phải chỉ là gắn bó với người trở thành chồng mình mà là gắn bó cả với gia đình chồng. Vì vậy, phải học cách dung hòa, nhất là trong quan hệ, đối đãi với mẹ chồng. Có thể ban đầu chưa phù hợp, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khiến đôi bên không vừa ý, người trong cuộc hãy biết lắng nghe và chia sẻ để thông cảm với những khó khăn của nhau, xây dựng tình cảm gắn bó.
Nàng dâu kính trọng mẹ chồng, nghe lời, chủ động hỏi ý kiến về các vấn đề trong gia đình; mẹ chồng mở lòng, yêu thương, dạy bảo, khoan dung trước những thiếu sót của con cháu. Như vậy, gia đình mới thật sự là mái ấm vui vẻ.
Ngày về ra mắt, tôi phải nhập viện vì bị mẹ chồng sai nấu cơm, vậy mà bà vẫn hốt hoảng giục cưới sớm Sau khi chính thức về làm dâu thì bà cũng không cho tôi bén mảng vào bếp nấu nướng. Chị em có tin được không, tôi lấy chồng được hơn một năm nay và ở chung với bố mẹ chồng, thế nhưng hiếm lắm tôi mới phải vào bếp nấu nướng. Đó là những khi bố mẹ chồng không có nhà, nếu mẹ...