Làm cử tri “vỡ mộng” về điều này, ông Trump sẽ phải trả giá đắt?
Bất chấp những lời hứa hẹn từ năm 2016, ông Trump đang khiến nhiều cử tri thất vọng và Tổng thống Mỹ có thể sẽ phải “trả giá” trong cuộc bầu cử này, theo SCMP.
Nhiều lời hứa của ông Trump không được thực hiện khi làm Tổng thống Mỹ, trong đó có cả kinh tế (ảnh: ABC News)
Trong khi nhiều bang ở Mỹ đang chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp nghiêm trọng, người ta bắt đầu nhớ về những lời hứa hẹn “đưa công việc quay trở lại Mỹ”, khi ông Trump ra tranh cử năm 2016.
4 năm trước, United States Steel – công ty sản xuất thép Mỹ – được ông Trump đưa ra như minh chứng cho sự phục hưng kinh tế Mỹ dưới thời mình làm Tổng thống.
Tuy nhiên, đến tháng 5 vừa rồi, United States Steel vừa phải tiến hành sa thải nhân viên lần thứ 4. Hơn 6.500 công nhân ở United States Steel đã mất việc làm.
Nhiều cử tri đang “vỡ mộng” kinh tế và họ quy trách nhiệm này cho ông Trump. Ngành thép, sản xuất ô tô, máy móc ở một số bang đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của dịch Covid-19.
“Rất nhiều lời hứa của ông Trump chỉ là nói suông, không mang lại lợi ích gì cho ngành sản xuất ở Mỹ. Chiến lược kinh tế của ông Trump vẫn chưa lường hết được khả năng cạnh tranh của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc”, Scott Paul – chủ tịch của tổ chức Alliance for American Manufacturing (AAM) – nhận xét.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc “ăn cắp việc làm của dân Mỹ”. Ông Trump cam kết sẽ mang lại hàng triệu việc làm lương cao cho người dân.
Video đang HOT
Ông Trump cũng hứa chi 1 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng. Trong đó, vật liệu do Mỹ sản xuất sẽ được sử dụng cho các công trình. Tuy nhiên, đến tìm tiền chi cho bức tường biên giới với Mexico đang xây dở, ông Trump cũng phải chật vật.
Những thất bại về kinh tế – được cho là thế mạnh của ông Trump – nhiều khả năng sẽ là “đòn chí mạng” khi ông Trump vận động tranh cử ở các bang quan trọng. Một điều khác làm cử tri thất vọng đó là trong cả 2 vòng tranh luận với ông Biden, Tổng thống Trump không đưa ra được giải pháp cụ thể nào để khôi phục kinh tế.
Cuộc thăm dò mới đây do Gallup thực hiện cho thấy, gần 90% số cử tri Mỹ được hỏi trả lời rằng kinh tế, việc làm là mối quan tâm hàng đầu lúc này.
“Ông Trump đã không làm được ‘điều kỳ diệu’ với kinh tế Mỹ như lời ông ấy hứa. Tổng thống sẽ phải trả giá vì không làm tốt thứ ông ấy tự cho rằng mình làm tốt nhất. Trong suốt lịch sử bầu cử Mỹ, cử tri luôn trừng phạt tổng thống khi nền kinh tế sụt giảm. Với tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục như hiện tại, cử tri sẽ quay lưng với ông Trump”, Michael LewisBeck, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Iowa, nhận xét.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ cao kỷ lục trong khi dịch Covid-19 bùng phát (ảnh: SCMP)
“Tôi không cho rằng ngành sản xuất Mỹ đã chết. Hôm nay, tôi công bố kế hoạch để tạo ra hàng triệu công việc cho người Mỹ. Khi chúng ta tiêu tiền thuế của người dân, chúng ta nên sử dụng nó để mua hàng Mỹ và hỗ trợ việc làm cho người Mỹ”, cựu Phó Tổng thống Biden phát biểu.
Tính đến hết ngày 22.10, ông Biden vẫn dẫn trước ông Trump ở 6 bang “chiến địa” là Pennsylvania, Wisconsin, Michigan, Florida, Bắc Carolina và Arizona.
Thâm hụt thương mại Mỹ trong tháng 8 lên tới 83,9 tỷ USD – một con số kỷ lục.
Tháng 9, chiến dịch tranh cử của ông Trump chạy quảng cáo cho rằng, kinh tế Mỹ đang trong thời kỳ “tốt nhất lịch sử”.
“Nhiều người lao động thất nghiệp đang tức giận vì họ bị ông Trump sử dụng như công cụ chính trị. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức kỷ lục và họ mong muốn sự ổn định khi một năm mới sắp tới”, ông Paul nhận xét.
Ông Tập nói về "đòn đánh chí mạng", muốn nhắm vào ai?
Gần như cùng lúc, trong khi thế giới đang tập trung vào cuộc tranh luận tổng thống Mỹ thì ở bên kia Thái Bình Dương, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu đặc biệt về cuộc chiến chống Mỹ ở Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình có bài phát biểu được nhận xét là mang đầy tính chủ nghĩa dân tộc hôm 23.10 (ảnh: SCMP)
Trên sóng truyền hình, ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ "không dung thứ" đối với những thế lực muốn chia rẽ đất nước và sẽ đáp trả bằng "đòn đánh chí mạng".
Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bành trướng.
"Mọi hành động bá quyền và bắt nạt sẽ không mang lại hiệu quả dù ở bất cứ đâu. Chúng chỉ dẫn đến ngõ cụt", ông Tập nói.
Lu Xiang - chuyên gia nghiên cứu về Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc - cho rằng, những phát biểu ông Tập Cận Bình là thông điệp rõ ràng của Trung Quốc gửi đến Mỹ.
"Không chỉ Tổng thống Trump, ông Tập còn muốn gửi thông điệp đến các nhà lãnh đạo tương lai của Mỹ. Họ nên dừng các hành động khiêu khích, thù địch và quay lại hợp tác. Mỹ vẫn còn cơ hội để tránh lặp lại sai lầm năm 1950", ông Lu nói.
Năm 1950, Trung Quốc đã đưa ra một trong những quyết định khó khăn nhất lịch sử khi điều quân đội đến hỗ trợ Triều Tiên trong cuộc chiến với liên quân Mỹ - Hàn.
"Tinh thần trong chiến tranh Triều Tiên cần được Trung Quốc đề cao trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn. Chiến tranh Triều Tiên là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc chiến đấu với quân đội Mỹ. Trung Quốc khi đó không chỉ bảo vệ Triều Tiên mà còn bảo vệ an ninh quốc gia, công lý quốc tế", Yang Xiyu - chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc - nhận xét.
Trung Quốc có thể tung ra "đòn đánh chí mạng" nhằm đáp trả Mỹ, theo chuyên gia (ảnh: Sputnik)
"Hiện tại, tình hình ở châu Á - Thái Bình Dương ngày càng giống với bối cảnh năm 1950 trước khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Trung Quốc đang phải chịu sức ép từ nhiều phía và Mỹ là nguồn cơn của vấn đề. Nếu có 'đòn chí mạng', nó sẽ được dành cho Mỹ", Zheng Jiyong - chuyên gia phân tích tại Đại học Phục Đán - nói.
Hôm 22.10, Trung Quốc cũng tuyên bố sửa đổi luật quốc phòng trong bối cảnh an ninh đối mặt nhiều thách thức mới.
"Những tuyên bố của ông Tập tất nhiên là nghiêm túc. Về bản chất, chiến tranh Triều Tiên năm 1950 là trận đấu giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc. Những sự kiện kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên gần như chìm vào quên lãng ở Trung Quốc trong những năm Bắc Kinh có quan hệ tốt với Mỹ nhưng giờ được khơi lại. Câu hỏi hiện nay là Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho 'đòn chí mạng' của Trung Quốc?", Yuri Tavrovsky - Chủ tịch Ủy ban Hữu nghị, Hòa bình và Phát triển Nga - Trung - nhận xét.
Chiến dịch tranh cử của Trump gây quỹ kỷ lục ngày tranh luận Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ ghi nhận ngày gây quỹ kỷ lục với 26 triệu USD quanh cuộc tranh luận lần cuối giữa Trump và Biden. Quản lý chiến dịch tranh cử Bill Stepien hôm 23/10 cho biết số tiền trên được chiến dịch, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) và các nhánh gây quỹ chung của...