Làm chủ Trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm giữ tương lai trong thời đại số
Được xem là những nghề nghiệp được săn đón trong thời đại 4.0, Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, Kỹ sư Khoa học dữ liệu và Chuyên gia phân tích dữ liệu đang là những chuyên ngành đào tạo có nhu cầu nhân sự cao, nhân sự trong trong lĩnh vực này cũng hứa hẹn mức thu nhập hấp dẫn.
Từ Robot, trợ lý ảo tới công nghệ tìm kiếm, đến Google Maps và các ứng dụng chỉ đường, Trí tuệ nhân tạo & Khoa học dữ liệu tác động đến tương lai của hầu hết lĩnh vực trong đời sống.
Trí tuệ nhân tạo là xu hướng ngành công nghệ 4.0
Từ giáo dục, tài chính đến bán lẻ,… Trí tuệ nhân tạo đã dần trở thành trở thành tiêu chuẩn mới trong tất cả các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và cũng là ngành “mũi nhọn” trong bối cảnh 4.0.
Hiện nay, không chỉ các tập đoàn lớn tích cực theo đuổi công nghệ AI, không ít các startup Việt đã triển khai hoặc tính đến chuyện triển khai AI trong các sản phẩm của mình. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tính hiệu quả trong hoạt động và tạo ra các dòng doanh thu mới, theo IBM. Đây cũng chính là lý do mà nhân sự ngành AI – Trí Tuệ Nhân Tạo đang được săn đón trên toàn thế giới.
“Khát nhân sự” ngành Trí tuệ nhân tạo
Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 Developers Recruitment State, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 55.000 nhân lực ngành CNTT tốt nghiệp nhưng chỉ có khoảng 30% đáp ứng các công việc liên quan đến AI. Nhân lực ngành trí tuệ nhân tạo hiện đang là bài toán cấp thiết ở nước ta, kể cả ở trình độ sơ cấp đến cao cấp, bởi cung không đủ cầu.
Theo Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030, Việt Nam đang hướng tới trở thành một trong Top 4 trung tâm về trí tuệ nhân tạo của khu vực ASEAN và Top 50 của thế giới. Nên không chỉ các công ty Việt Nam khát nhân sự là những kỹ sư, nghiên cứu viên AI, mà cả các tập đoàn quốc tế cũng đã và đang săn đón chào mời các lực lượng tinh hoa này.
VTC Academy Plus – Đơn vị tiên phong trong đào tạo Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Video đang HOT
Học Trí tuệ nhân tạo ở VTC Academy Plus có gì thú vị?
Tại VTC Academy Plus, chương trình đào tạo dài hạn về Trí tuệ nhân tạo được thiết kế từ cơ bản đến chuyên sâu với các môn học của chương trình tập trung trọng tâm vào AI và đào tạo với mục tiêu cụ thể theo ba vị trí: Kĩ sư Trí tuệ nhân tạo, Kỹ sư khoa học dữ liệu, Chuyên gia phân tích dữ liệu. Học viên được đào tạo năng lực phân tích sâu, có đủ khả năng để đi theo con đường chuyên gia giải mã dữ liệu hoặc trở thành một kỹ sư AI chuyên sâu xây dựng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo.
Chương trình độc quyền từ các chuyên gia AI hàng đầu
VTC Academy Plus là một trong những học viện cung cấp cho học viên một lộ trình đào tạo AI chi tiết và bài bản nhất hiện nay. Học viên được học các case-study trực quan từ doanh nghiệp, đồ án thực tế được đánh giá trực tiếp từ chuyên gia – từ đó xây dựng tư duy logic, óc phân tích và khả năng giải quyết vấn đề thông qua thuật toán để xây dựng được các sản phẩm công nghệ thông minh.
Với đội ngũ các giảng viên lâu năm tại các trường đại học quốc tế đã đi làm thực tế, môi trường học tập kết nối chặt chẽ, học viên VTC Academy Plus được truyền đạt không chỉ kiến thức chuyên ngành, mà còn được học hỏi kinh nghiệm và nhận hỗ trợ tối đa sau này.
Trang thiết bị hiện đại với giáo trình chuẩn quốc tế
VTC Academy Plus sở hữu cơ sở vật chất hiện đại nhất với các thiết bị đầy đủ để giải quyết các dự án lớn, chuyên nghiệp, thậm chí đáp ứng được cả nhu cầu chế tạo robot thông minh. Hơn nữa, để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế mà học viện đã cam kết, học viên sẽ được học tài liệu bằng tiếng Anh, tiêu chuẩn đầu ra sẽ tương đương với IELTS 6.0.
Chính vì thế, học viên sau khi tốt nghiệp khoá học từ VTC Academy Plus sẽ có đủ sự tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ông Hoàng Việt Tân – Giám đốc Học viện VTC Academy và ông Trương Công Phúc – COO của BAP Software, công ty chuyên phát triển các dự án Trí tuệ nhân tạo và Blockchain cùng Nhật, Úc, Singapore… ký cam kết hợp tác tuyển dụng.
Liên hệ ngay với VTC Academy Plus:
VTC Academy Plus tuyển sinh năm học 2022 – 2023 các ngành Kỹ thuật phần mềm, Kỹ xảo hoạt hình 3D, Trí tuệ nhân tạo.
Học viện Công nghệ thông tin và Thiết kế VTC (VTC Academy Plus)
VTC Academy Plus Hà Nội: 219 Trung Kính, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội – 0857 976 556
VTC Academy Plus Đà Nẵng: 130 Điện Biên Phủ, P. Chính Gián, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng – 0865 098 399
VTC Academy Plus TP.HCM: 184 Lê Đại Hành, P.15, Q.11, TP.HCM – 0818 799 299
Website: plus.vtc.edu.vn
Trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong phòng, chống tội phạm như thế nào?
Trong buổi bình minh của trí tuệ nhân tạo (AI), một loạt công cụ máy học mới hứa hẹn sẽ giúp bảo vệ người dân hiệu quả hơn, song cũng đi kèm những thách thức khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Khi bản thân dữ liệu cũ chính là vấn đề
Dữ liệu trong quá khứ về tội phạm có thể được sử dụng làm tài liệu cho các thuật toán máy học đưa ra các dự báo về tội phạm trong tương lai, từ đó cảnh sát có thể phân bổ nguồn lực phù hợp theo các dự đoán này. Tuy nhiên bản thân dữ liệu này cũng chính là vấn đề, khi chứa nhiều sự thiên lệch và do đó, làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng.
Từ những năm 1990, các sở cảnh sát tại Mỹ đã áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu để phân bổ nguồn lực xuống địa bàn "có nguy cơ cao". Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nếu thêm nhiều cảnh sát được điều động tới một khu vực nhất định, thì nhiều khả năng nhiều tội phạm sẽ xuất hiện ở đó. Về cơ bản, đây như một vòng lặp phản hồi tạo ra cái nhìn sai lệch về nơi thực sự nhiều tội phạm đang diễn ra.
Không chỉ vậy, việc sử dụng dữ liệu quá khứ, dù các dữ liệu này có thể cho biết một số chỉ báo về hành vi tương lai, nhưng lại không tính đến khái niệm và khả năng phục hồi sau đó.
Năm 2019, chính phủ Hà Lan thí điểm hệ thống SyRI (hệ thống cảnh báo rủi ro), sử dụng các dữ liệu sẵn có như thuế, bảo hiểm, cư trú, giáo dục... để dự báo các đối tượng có khả năng gian lận về phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, dự án này đã bị đình chỉ sau 1 năm, do nhận nhiều chỉ trích vì sử dụng các thông số và dữ liệu đặc biệt nhắm vào người thu nhập thấp và dân tộc thiểu số.
Tương tự, Roermond, thành phố Đông Nam Hà Lan thử nghiệm dự án "Cảm biến", sử dụng camera và cảm biến thu thập dữ liệu phương tiện di chuyển quanh khu vực, sau đó dùng thuật toán xác định các đối tượng có xác suất cao là móc túi và ăn cắp để thông báo tới cảnh sát và cảnh báo mọi người. Thế nhưng, dự án không chứng minh được hiệu quả khi thường bỏ qua các cá nhân người bản xứ, thay vào đó chủ yếu nhằm vào người Đông Âu, đối tượng mà cảnh sát Hà Lan cho rằng chiếm phần lớn trong các vụ trộm cắp và móc túi tại quốc gia này.
"Các dự báo này không chỉ phản ánh sự bất bình đẳng đang xảy ra, mà còn làm trầm trọng thêm nó", Marc Schuilenburg, giáo sư về tội phạm học tại Đại học Vrije Amsterdam lập luận.
Hoài nghi về độ chính xác của các hệ thống AI
Năm 2018, sở cảnh sát London sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định 104 người được cho là có hành vi phạm tội. Thế nhưng, chỉ 2 trong số 104 trường hợp là chính xác.
"Từ thời điểm nhân viên cảnh sát xác định sai nghi phạm cho đến lúc họ nhận ra bắt nhầm người thì hành động cưỡng chế đã diễn ra: nghi phạm bị bắt, đưa đến đồn cảnh sát và bị giam giữ. Loạt hành động này gây ra sự sợ hãi và hậu quả không thể đảo ngược", Edward Santow, phóng viên của The Australian Quarterly cho biết.
Ngoài ra, các hệ thống nhận diện khuôn mặt cũng cho thấy sự phân biệt đối với người da màu. Ví dụ, thuật toán của Facebook đã từng dán nhãn người da đen là "động vật linh trưởng", một lỗi sai không thể chấp nhận.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt vẫn đang phát triển, các thuật toán ngày càng hiệu quả trong phân tích hình ảnh chất lượng thấp và xác định những khuôn mặt già đi, thậm chí là nhận diện từ góc nghiêng. Dù vậy, Patrick Grother, chuyên gia tại Image Group, cho biết "sai số vẫn còn tương đối" và "chất lượng hình ảnh là một vấn đề". Trong phần lớn các thí nghiệm sử dụng hình ảnh chất lượng cao, thuật toán tốt nhất vẫn sai tới 20%.
Sự thiếu hụt giám sát của con người đối với các quá trình tự động
Khi các hệ thống AI ngày càng dựa nhiều vào học sâu (deep learning), chúng càng trở nên tự chủ hơn và khó có thể nắm bắt. Việc tạo ra "những hộp đen" mà người dùng chỉ biết kết quả thay vì nắm rõ quy trình tạo ra kết quả đó, có thể gây ra những khó khăn trong xác định trách nhiệm cụ thể khi xảy ra oan sai.
Điều này sẽ tạo ra những "khoảng trống trách nhiệm" khi cả "cơ quan và các nhân viên không biết hoặc không tham gia trực tiếp vào các quyết định cụ thể gây ra hậu quả nghiêm trọng", theo Kate Crawford và Jason Schultz, tác giả của báo cáo "Hệ thống AI và các nhân tố nhà nước".
Các công cụ này có thể được xây dựng từ nhiều nguồn, từ trong các cơ quan chính phủ, phát triển bởi các nhà thầu hay thậm chí được tài trợ. Và khi hệ thống gặp lỗi, sẽ rất khó để xác định ai là người phải chịu trách nhiệm chính.
Một nghiên cứu của Đại học Columbia, Viện AI Now, Đại học New York cùng tổ chức Biên giới điện tử về việc sử dụng AI trong lĩnh vực thực thi pháp luật tại Mỹ cho thấy: "Các hệ thống AI được triển khai mà không hề có sự giám sát, hỗ trợ và biện pháp bảo vệ cụ thể cho những đối tượng bị đánh giá".
Không thể phủ nhận công nghệ AI đang len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống con người, nhưng ở trong những lĩnh vực hành pháp, nơi số phận của một cá nhân cụ thể được đưa ra mổ xẻ, những dữ liệu chỉ đúng trong quá khứ và mang nặng thiên kiến của chính con người, được sử dụng bởi hệ thống AI có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng không thể bù đắp.
'Bạn bè ảo' có đáng để tình thương mến thương không? Ứng dụng kết bạn với trí tuệ nhân tạo (AI) đang được quảng cáo trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội, hứa hẹn sự đồng hành ảo này sẽ giúp đỡ cải thiện tâm trạng của người dùng. Người bạn AI có thể giúp giải tỏa các cảm xúc tiêu cực - Ảnh chụp màn hình từ ứng dụng Replika Cho...