Làm Chủ tịch HĐQT, diễn viên Hồng Tứ không biết trụ sở công ty
Khai nhận trước tòa, Hoàng Thị Hồng Tứ cho biết bản thân được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên Chủ tịch HĐQT Công ty BSC trong thời gian chờ người điều hành. Công ty có bao nhiêu nhân sự, trụ sở ở đâu, Tứ đều không nắm được.
Tại phiên xử sáng 30/8 vụ án Hà Văn Thắm cùng đồng phạm, HĐXX tập trung làm rõ tội danh “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Hoàng Thị Hồng Tứ – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty BSC (Cty BSC) bị thẩm vấn đầu tiên.
Hoàng Thị Hồng Tứ nức nở trước tòa.
Hoàng Thị Hồng Tứ vốn chỉ là một diễn viên (nghệ danh Hồng Tứ), không có nghiệp vụ về ngân hàng. Trước tòa, Hồng Tứ khai nhận, mặc dù là Chủ tịch HĐQT nhưng thực tế bị cáo không hề làm bất cứ việc gì tại Cty BSC. Theo lời khai của Tứ, bị cáo được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên Chủ tịch Cty BSC trong thời gian chờ người điều hành. Công ty có bao nhiêu nhân sự, trụ sở ở đâu, Tứ đều không nắm được. Công việc chính của Tứ là việc hành chính tại Oceanbank.
Quá trình trả lời thẩm vấn, Hồng Tứ này liên tục nức nở khóc. Chủ tọa nhiều lần phải trấn an bị cáo giữ bình tĩnh để tiếp tục trả lời.
Cựu Chủ tịch HĐQT Cty BSC khai, bản thân bị cáo nhiều lần xin Hà Văn Thắm không để mình đứng tên Chủ tịch Cty BSC nữa vì mọi việc bị cáo không làm, không biết gì cả. Sau này, Hà Văn Thắm mới đồng ý cho bị cáo chuyển chức danh đó cho người khác.
Thừa nhận đã ký tổng cộng 97 hợp đồng dịch vụ tại Công ty BSC để thu phí trái phép đối với khách hàng với số tiền hơn 14 tỷ đồng song Hoàng Thị Hồng Tứ khai mình chỉ biết ký tên vào các hợp đồng dịch vụ mỗi khi Phạm Hoàng Giang – Tổng Giám đốc Cty BSC yêu cầu.
Lý giải điều này, Tứ cho rằng bản thân tin Hà Văn Thắm và Phạm Hoàng Giang là tiến sỹ luật, khi Giang yêu cầu bị cáo ký tên vào hợp đồng thì tất cả nội dung và chữ ký của những người liên quan đều đã có đầy đủ, việc ký của Tứ chỉ là để hoàn thiện.
Video đang HOT
“Bị cáo nghĩ thế nào khi bị truy tố ra trước vành móng ngựa?” – chủ tọa Trần Nam Hà hỏi.
Tứ ôm mặt khóc: “Bị cáo không tư lợi, bị cáo không giúp sức cho ai!”.
Theo cáo trạng, Hoàng Thị Hồng Tứ bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điểm a, khoản 4, Điều 280 Bộ luật Hình sự. Tứ được xác định đã giúp sức cho Hà Văn Thắm cùng Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt gần 70 tỷ đồng thông qua Cty BSC.
Trả lời HĐXX về vai trò của Hồng Tứ trong vụ án này, Hà Văn Thắm cho biết, việc điều hành Cty BSC không thể cho Tứ tham gia vì Tứ không có trình độ, kinh nghiệm. Về các hợp đồng có chữ ký của Tứ, Hà Văn Thắm cảm thấy hơi “ngạc nhiên” và không nhớ cụ thể là những hợp đồng nào!
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Hà Văn Thắm "rất buồn" khi bị cáo buộc giúp Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền
Trước tòa, Hà Văn Thắm cho rằng, bản thân không giúp sức Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền, có chăng việc giúp sức ở đây là giúp Sơn "chăm sóc khách hàng". Từ đó, Thắm xin được miễn tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Tiếp phiên xử sáng 308, HĐXX làm rõ hành vi đồng phạm của Hà Văn Thắm đối với tội danh "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Thắm được xác định đã đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn về tội danh trên.
Hà Văn Thắm tại phiên xử sáng 30/8.
Theo cáo trạng, do Ngân hàng Đại Dương là ngân hàng nhỏ, khó khăn về vốn, hoạt động phụ thuộc rất lớn vào nguồn huy động vốn của nhóm khách hàng dầu khí nên khi Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu về việc chi thêm phí "chăm sóc khách hàng" ngoài lãi suất trong hợp đồng tiền gửi nhằm mục đích thu hút nguồn tiền gửi của Tập đoàn Dầu khí, đảm bảo thanh khoản của Ngân hàng Đại Dương, Hà Văn Thắm đã chấp thuận và đồng ý để Sơn được toàn quyền quyết định việc chi phí; thống nhất lấy từ nguồn thu phí "dịch vụ" thông quan Công ty BSC để chi theo yêu cầu của Sơn.
Công ty BSC là công ty của Hà Văn Thắm được thành lập đầu năm 2008 với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Cuối năm 2008, Hoàng Thị Hồng Tứ - thư ký HĐQT Ngân hàng Đại Dương được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT và đại diện trước pháp luật của Cty BSC.
Với cương vị là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương, Hà Văn Thắm đã giao cho Nguyễn Văn Hoàn triển khai việc thu chênh lệch lãi suất đối với khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đại Dương; chỉ đạo việc bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang làm Tổng Giám đốc Cty BSC để thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ "thu phí" với khách hàng; giao Lê Thị Minh Nguyệt theo dõi nguồn tiền "thu phí" và thực hiện việc chi cho Nguyễn Xuân Sơn khi có chỉ đạo của Thắm.
Hà Văn Thắm đồng ý giao cho Sơn toàn quyền chủ động triển khai việc chi thêm tiền "chăm sóc khách hàng" nên Sơn đã chỉ đạo Nguyễn Minh Thu thu thêm phí ngoài tỷ giá trong hợp đồng bán ngoại tệ cho khách hàng thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ khống với Cty BSC, thu được gần 69 tỷ đồng và chỉ đạo ứng trước cho Cty BSC vay gần 450 triệu đồng từ Cty VNT và của Hà Văn Thắm để chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu.
Kết quả điều tra xác định được tổng số tiền Cty BSC "thu phí" ngoài lãi suất hợp đồng tín dụng và ngoài tỷ giá hợp đồng mua bán ngoại tệ qua 721 hợp đồng dịch vụ là hơn 50 tỷ đồng; cùng với số phí thu được gần 19 tỷ đồng qua 80 hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn thì tổng số tiền Cty BSC đã thu phí là gần 69 tỷ đồng để nhằm mục đích sử dụng chi tiền "chăm sóc khách hàng" theo yêu cầu cho Nguyễn Xuân Sơn. Kết quả điều tra cũng xác định Sơn đã nhận tổng cộng hơn 69 tỷ đồng từ Cty BSC chi, vượt quá số tiền Cty BSC đã thu được từ các hợp đồng dịch vụ và mua bán tài sản có kỳ hạn.
Phạm Hoàng Giang - cựu Tổng Giám đốc Cty BSC - trả lời thẩm vấn sáng 30/8.
Trả lời HĐXX, Hà Văn Thắm thừa nhận Cty BSC do bị cáo thành lập. Việc thu phí, bị cáo chỉ trao đổi, bàn bạc với Phạm Hoàng Giang - cựu Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Hoàn - cựu Phó TGĐ Cty BSC.
Về hoạt động của BSC, Hà Văn Thắm khai, Cty BSC làm việc với một số khách hàng thỏa thuận về phí dịch vụ và không ai phản đối.
"Đấy là thỏa thuận dân sự. Tiền thu được, bị cáo nghĩ là tiền của BSC nên chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn để chăm sóc khách hàng." - Thắm khai.
Về chủ trương thu phí, Hà Văn Thắm nhận đó là chủ trương của mình và không nói cho Nguyễn Xuân Sơn. Tuy nhiên, theo Thắm, Nguyễn Xuân Sơn có biết việc này.
Nói về việc bị đổi tội danh, Hà Văn Thắm xin HĐXX xem xét lại sự việc. "Vì một lý do nào đó ông Sơn khai không đúng sự thật. Ông Sơn dùng tiền đó để chi cho khách hàng và sự việc này lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc chi tiền chăm sóc khách hàng là để đảm bảo lợi nhuận cho Oceanbank." - Thắm nói trước tòa.
Hà Văn Thắm cho rằng, bản thân không giúp sức Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền vì đó là chi tiền cho khách hàng. Có chăng việc giúp sức ở đây là giúp Sơn chăm sóc khách hàng.
"Bị cáo rất buồn khi bị cáo buộc giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền." - Thắm nói.
Từ đó, Hà Văn Thắm xin HĐXX cân nhắc, xem xét miễn tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" cho mình.
Cũng trong sáng 30/8, HĐXX thẩm vẫn Phạm Hoàng Giang - cựu Tổng Giám đốc Cty BSC - cùng nhiều bị cáo và người liên quan để làm rõ tội danh Hà Văn Thắm bị truy tố.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ Oceanbank: Bị cáo khai khi công an "sờ gáy" mới biết mình là TGĐ Chiều 29.8, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và 50 đồng phạm bước vào phần xét hỏi, người đầu tiên được tòa gọi lên thẩm vấn là Trần Văn Bình - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung. Những câu trả lời của bị cáo này nghe rất kỳ lạ... Bị cáo Trần...