Làm chú rể hoàn hảo với 4 quy tắc diện suit
Bộ suit của chú rể trong ngày cưới cũng là cách thú vị để nói lên tình yêu và sự hài hòa với cô dâu. Vẻ đẹp của bộ suit toát lên từ phong thái, sự chỉn chu trong mỗi chi tiết và cả một sự tinh tế đủ để gây ấn tượng sâu đậm.
Bộ suit không đơn thuần là bộ lễ phục may nhanh, thuê vội cho kịp ngày cưới, mang tính lễ nghi và hình thức, mà hơn cả thế, nó là “mảnh ghép tinh thần” mang đến cho chú rể cảm giác trọng đại và cộng hưởng với hình ảnh của cô dâu làm nên những khoảnh khoắc tuyệt đẹp. Những lưu ý nho nhỏ sau đây sẽ là “bí quyết bỏ túi” giúp các chú rể tìm được bộ suit chỉnh chu và phù hợp nhất với mình cho ngày trọng đại.
Phù hợp với thời gian và địa điểm của buổi lễ
Thông thường, các chú rể vẫn mặc một kiểu trang phục cho các buổi lễ, kể cả khi làm ở nhà thờ, bên bờ biển hoặc trong vườn vì chẳng có khái niệm nào cụ thể về trang phục chú rể cả. Những chú rể nào cẩn thận và có quan tâm đến thời trang, lễ nghi sẽ hiểu rằng với mỗi một thời điểm, địa điểm đều cần có những bộ cánh khác nhau.
Đám cưới buổi sáng hoặc tổ chức ngoài trời, trang phục có thể thoải mái và tự do sáng tạo hơn. Những chất liệu như vải sọc nhăn hoặc khaki sáng màu là những lựa chọn phù hợp
Nếu mặc suit 3 lớp, các chú rể nên để ý kĩ đến chiếc gi-lê (lớp thứ 2). Gi-lê có độ ôm vừa phải và chiều dài đến ngang thắt lưng là đạt chuẩn mực
Nếu buổi lễ diễn ra vào buổi tối ở những nơi sang trọng như hoặc khách sạn hoặc tôn nghiêm như nhà thờ, một bộ suit tối màu, được cắt may tinh xảo là sự trang trọng cần thiết cho không khí buổi tiệc
Không tự do, phóng khoáng như buổi sáng, buổi tối là thời gian cho hình ảnh quý ông lịch lãm. Và những bộ tuxedo có phần ve áo khoác được may khác vải áo dành cho những chú rể yêu thích vẻ đẹp cổ điển, truyền thống
Không thể xem nhẹ sự vừa vặn
Không phải chú rể nào cũng có được vóc dáng cao lớn và săn chắc để có thể tự tin “tỏa sáng” trong những bộ lễ phục được may theo những quy chuẩn kinh điển. Sự vừa vặn của những bộ suit là điều cực kỳ quan trọng, đó chính là lý do những chú rể không nên lười biếng đi tìm mua những bộ suit có sẵn mà phải đầu tư thời gian đi may suit theo số đo của mình. Những nhà may danh tiếng sẽ biết cách khắc phục những yếu điểm về hình thể của chú rể để làm nên những bộ suit vô cùng tôn dáng.
Với những chú rể có thân hình cao nhưng hơi gầy, bộ suit hai hàng khuy (double-breasted suit) sáng màu sẽ giúp họ trông đầy đặn và cân đối hơn
Video đang HOT
Suit hoặc tuxedo cổ sam (shawl collar) mang đến sự thanh lịch, nhẹ nhàng cho những chú rể cao và hơi đậm người. Màu sắc tối hoặc sẫm sẽ giúp đánh lừa thị giác, cân bằng tỷ lệ cơ thể của người mặc tốt hơn
Với chú rể hơi thấp người, những bộ suit một khuy với cổ áo sâu (ảnh trái) sẽ giúp chú rể trông cao ráo và gọn gàng hơn so với bộ suit có cổ nông ảnh phải).
Riêng với các chú rể có vòng eo “khiêm tốn”, khăn quấn eo (cummerbund) sẽ giúp tổng thể trang phục trông dày dặn và lịch thiệp hơn
Nhưng ngược lại, nếu vòng eo hơi đầy đặn, các chú rể nên chọn bộ suit 3 lớp có áo gi-lê giúp cân đối ngoại hình cho chú rể
Sự hài hòa trong trang phục cô dâu và chú rể
Khác với những món đồ đôi trong thời gian hẹn hò, trang phục cưới của cô dâu và chú rể phải thể hiện được trọn vẹn sự ăn ý, hòa hợp của hai người. Chúng còn là sợi dây gắn kết tình yêu cho tương lai, đồng thời là “kỉ niệm cất giữ” về một ngày trọng đại đã được chuẩn bị kĩ lưỡng.
Sự mềm mại, thướt tha từ chiếc đầm ren của cô dâu được cân bằng với nét cứng cáp, dày dặn từ bộ suit của chú rể
Hay thể hiện sự ăn ý với màu sắc khi cả 2 cùng diện trang phục trắng tinh khôi, những điểm nhấn duy nhất là sắc xanh hải quân đậm của cà vạt và khăn túi của chú rể
Sự pha trộn giữa hiện đại trong chiếc đầm quây của cô dâu với nét cổ điển từ bộ suit chuẩn mực, truyền thống của chú rể cũng là một gợi ý thú vị (Đầm: Priscilla of Boston; Suit: Dolce&Gabbana)
Và đừng quên cả sự hài hòa với trang phục của các phù rể. “Hội bạn thân” cũng cần phải thể hiện sự đồng đều ở kiểu dáng hoặc màu sắc trang phục
Tinh tế ở phụ kiện đi kèm
Tuy phải hài hòa với cô dâu hay phù rể, chú rể vẫn cần có những điểm cuốn hút của riêng mình. Sự khác biệt ở đây nằm ở những chi tiết nhỏ nhưng tinh tế, thể hiện được sự khéo léo của chú rể. Với những món phụ kiện được lựa chọn kỹ càng, chú rể cần đảm bảo chúng không chỉ độc đáo và tinh xảo mà còn hài hòa với tổng thể trang phục.
Khăn túi chấm bi tạo được điểm nhấn vui mắt trên tổng thể trang phục
Hoa cài ở ve áo khoác sẽ đẹp hơn nếu được kết hợp “ton-sur-ton” với màu sắc, họa tiết của cà vạt
Khăn quấn eo và nơ cổ thường được may từ chung một chất liệu và có cùng màu sắc với nhau
Và những chiếc khuy măng séc (cufflinks) tinh tế sẽ là nét độc đáo của riêng từng người, thể hiện được phần nào cá tính của chú rể
Theo dep.com.vn
Dân Nhật phát sốt vì trang phục cưới của Công chúa
Trước khi Meghan, Công nương xứ Sussex của Anh, choàng chiếc váy cưới lụa Givenchy trong đám cưới với Hoàng tử Harry, dư luận thế giới bàn tán về việc ai là người sẽ thiết kế chiếc váy cưới hoàng gia này.
Công chúa Noriko mang uchiki và hakam kiểu truyền thống Shinto trong đám cưới năm 2014. (Nguồn: Getty).
Nhưng trước lễ cưới của Công chúa Nhật Bản Ayako và hôn thê Kei Moriya tổ chức ngày hôm nay (29/10), dư luận lại bàn tán sôi nổi về loại kimono mà cô sẽ lựa chọn, và quan trọng hơn là nó tượng trưng cho điều gì? Theo luật hoàng gia Nhật Bản, trong đám cưới với anh Moriya - một nhân viên làm việc tại Công ty Hàng hải Nippon Yusen KK - Ayako sẽ phải từ bỏ địa vị và nhận được khoản tiền 950.000 USD từ Chính phủ nước này.
Nghi thức và biểu tượng
Lễ đính hôn và đám cưới của cặp đôi này có vô số nghi thức. Hôm thứ Sáu tuần trước, Công chúa Ayako đã tới thăm một ngôi đền bên trong Cung điện hoàng gia và tham gia một nghi lễ tạm biệt Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko. Trong một nghi thức có tên Choken-no-gi, cặp đôi hoàng gia cùng trao tay chén sake và một cặp đũa.
Vào sáng 29/10, Công chúa Ayako sẽ tới đền Meiji để gặp người chồng tương lai, mặc chiếc áo choàng dài Uchiki và Hakama, một chiếc quần ống trắng phủ tới mắt cá chân. Sau khi gặp gỡ, Công chúa sẽ chuyển sang trang phục chính thức có tên Kouchiki, đó là chiếc áo choàng nhỏ có tay áo dài cùng chiếc váy có tên Naga-bakama. Đây là 2 loại trang phục mà giới thượng lưu Nhật Bản đã mặc từ thời Heian (794-1185).
Sau lễ cưới, vào hôm 30/10, cặp vợ chồng mới sẽ tham dự một buổi tiệc ra mắt có khả năng tổ chức tại khách sạn New Otani ở Tokyo với sự tham dự của Hoàng thái tử và Công chúa, nơi mà Ayako sẽ được gia đình nhà chồng tiếp nhận. Hiện chưa rõ Ayako sẽ chọn trang phục gì cho sự kiện này.
Do Ayako tổ chức đám cưới với một thường dân, nên giới quan sát cho rằng cô sẽ không mang những trang phục quá trang trọng so với những thành viên hoàng tộc tổ chức đám cưới với một thành viên hoàng tộc khác - như bộ kiomono 12 lớp có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước.
Dù vậy, chiếc váy cưới của Ayako vẫn sẽ được trang trí bằng nhiều biểu tượng, để tuân thủ truyền thống của Nhật Bản như màu sắc thường được đặt tên theo loài cây hoặc hoa, và theo truyền thống người ta sẽ mặc trang phục có màu sắc trùng với một loài hoa sắp nở. Trang phục cô dâu ở Nhật cũng thường in nhiều biểu tượng, như cây thông, tre hay mận - thông thì luôn có màu xanh, tre dẻo dai nhưng không gãy, và mận thì nở hoa trong mùa lạnh giá nhất.
Truyền thống và hiện đại
Ở Nhật Bản, việc cô dâu thay đổi nhiều trang phục trong đám cưới là điều thường thấy. Trong các nghi lễ Shinto, phụ nữ thường mặc kimono shiromuku toàn màu trắng (làm bằng lụa). Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và là sự khởi đầu của một cuộc sống mới với gia đình nhà chồng.
Trang phục này thường đi kèm với chiếc mũ trắng lớn, hoặc một chiếc mũ trắng có tên gọi tsunokakushi. Nguồn gốc của tsunokakushi không rõ ràng, nhưng một truyền thuyết cho rằng chiếc mũ trắng này sẽ giúp che giấu đi sự đố kỵ và ích kỷ của cô dâu. Một truyền thuyết khác thì cho rằng nó bảo vệ cô dâu khỏi những thứ không may mắn, xấu xa.
Sau nghi thức này, cô dâu sẽ thay chiếc áo khoác trắng bằng một chiếc khác rực rỡ hơn. Nghi thức thay áo này có tên iro-naoshi - có nghĩa là "thay màu sắc".
Tuy nhiên, dù các nghi thức truyền thống được người Nhật tôn trọng và duy trì trong suốt nhiều năm qua, nhưng phong cách tổ chức đám cưới ở đảo quốc này giờ khá đa dạng. Ngày nay, nhiều cô dâu lựa chọn trang phục kimono trong nghi thức đám cưới truyền thống, sau đó chuyển sang các bộ váy phương Tây trong các nghi lễ sau đó.
Cũng giống như cặp đôi hoàng gia Anh khi lựa chọn chiếc váy cưới hiệu Givenchy, những trang phục mà cặp đội hoàng gia Nhật lựa chọn chắc chắn sẽ tạo nên một cơn sốt cho những cặp đôi sắp cưới ở nước này.
Trước kia, khi Công chúa Masako mặc bộ kimono nhiều lớp trong đám cưới với Hoàng thái tử Naruhito năm 1993, họ đã tạo nên một cơn sốt áo cưới truyền thống kiểu junihitoe.
Ayako không phải Công chúa đầu tiên trong thế hệ của mình có dự định rời gia đình hoàng tộc. Tháng 5/2017, công chúa Mako cũng tuyên bố tổ chức đám cưới với một thường dân, Kei Komoro. Tuy nhiên, đám cưới của họ bị hoãn tới tháng 2 năm nay, sau khi tuyên bố rằng họ vẫn chưa sẵn sàng tổ chức đám cưới.
* Chiếc váy cưới sẽ được trang trí bằng nhiều biểu tượng, để tuân thủ truyền thống của Nhật Bản như màu sắc thường được đặt tên theo loài cây hoặc hoa, và theo truyền thống người ta sẽ mặc trang phục có màu sắc trùng với một loài hoa sắp nở. Trang phục cô dâu ở Nhật cũng thường in nhiều biểu tượng, như cây thông, tre hay mận - thông thì luôn có màu xanh, tre dẻo dai nhưng không gãy, và mận thì nở hoa trong mùa lạnh giá nhất.
Theo daidoanket.vn
Cùng chú rể chọn trang phục ngày cưới Trong ngày cưới, thường thì mọi ánh mắt thường hướng đến cô dâu bởi sự lộng lẫy vốn có của phái đẹp. Tuy nhiên, không vì thế mà chú rể lơ là trong việc lựa chọn trang phục cho mình. Bạn nên lựa chọn trang phục và phụ kiện ăn rơ với cô dâu để cả hai bạn cùng để lại ấn tượng...