Làm chủ ‘quả đấm thép’ SU-30MK2
Thượng tá Nguyễn Văn Thiện, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân) cho biết đơn vị đã đưa khâu huấn luyện, khai thác sử dụng Su-30MK2 đi vào chiều sâu.
Những bước đi vững chắc
Chúng tôi có mặt tại Trung đoàn 923 khi các phi công và gần một trăm cán bộ, nhân viên kỹ thuật của sư đoàn vừa hoàn thành đợt huấn luyện chuyển loại trên máy bay Su-30MK2. Kết quả kiểm tra trong huấn luyện chuyển loại đợt 1 năm 2014, đối với cán bộ nhân viên kỹ thuật hàng không có 100% đạt khá giỏi, trong đó 29,68% đạt giỏi. Kết quả khẳng định trình độ, năng lực huấn luyện tổng hợp của Trung đoàn 923 đã được nâng lên ở tầm cao mới.
Máy bay Su-30MK2 tại Trung đoàn 923
Mặc dù thời tiết những tháng đầu năm 2014 khá phức tạp, diễn biến xấu, nhưng đến thời điểm hiện tại (10.2014), Trung đoàn 923 đã hoàn thành 47,3% kế hoạch huấn luyện bay và 68,6% kế hoạch huấn luyện mặt đất của năm.
Thượng tá Nguyễn Văn Thiện cho biết thuận lợi lớn nhất trong huấn luyện nói chung và huấn luyện bay nói riêng của trung đoàn là được khai thác máy bay, vũ khí, trang bị, khí tài mới, hiện đại, độ an toàn cao. Tuy nhiên, những khó khăn bước đầu cũng xuất phát từ sự chưa thể đồng điệu ngay giữa con người với khí tài hiện đại, thế nên, đẩy mạnh huấn luyện chuyên môn trong khai thác, sử dụng máy bay, vũ khí và trang bị kỹ thuật (VKTBKT) của Su-30MK2 là một trọng tâm trong công tác huấn luyện.
Máy bay được kiểm tra kỹ lưỡng trước giờ cất cánh
Video đang HOT
Cũng theo thượng tá Nguyễn Văn Thiện, trong thời gian qua, trung đoàn đẩy mạnh huấn luyện chuyên ngành cho phi công và huấn luyện kỹ chiến thuật chuyên ngành cho các thành phần bảo đảm. Đến nay, 100% lực lượng phi công của đơn vị đã đủ trình độ trực ban chiến đấu khí tượng giản đơn. Phần lớn đạt trình độ trực ban chiến đấu khí tượng phức tạp ngày và đêm.
Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị, trung đoàn còn bảo đảm và trực tiếp tổ chức huấn luyện chuyển loại tổng thể về khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2 cho các lực lượng khác đến từ các đơn vị bạn trước yêu cầu nhiệm vụ của sư đoàn, quân chủng trong tình hình mới.
Tìm hiểu về huấn luyện cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật hàng không (lực lượng chủ chốt trong khai thác máy bay, VKTBKT ở các đơn vị không quân), trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Chủ nhiệm kỹ thuật Trung đoàn 923, khẳng định dù đã làm chủ vững chắc trong khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2, nhưng lực lượng kỹ thuật hàng không ở Trung đoàn 923 vẫn đang ngày đêm chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tiến đến làm chủ chuyên sâu các trang bị hiện đại, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ ngày càng được nâng cao.
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra an toàn máy bay
Gỡ khó bằng nội lực
Quay lại câu chuyện về những khó khăn và cách vượt khó vươn lên trong huấn luyện, khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2 ở Trung đoàn 923 mà thượng tá Nguyễn Văn Thiện chia sẻ, chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu các thành phần bay của trung đoàn cũng như các đơn vị khác đến thực hiện huấn luyện chuyển loại tại nơi đây.
Đại đa số những người mà chúng tôi tiếp xúc đều có cùng quan điểm với thượng tá Nguyễn Văn Thiện, là trình độ ngoại ngữ, mà cụ thể ở đây là tiếng Nga, của chúng ta còn có nhiều hạn chế. Chính hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, trình độ huấn luyện khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2.
Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bảo đảm Kỹ thuật Hàng không, chia sẻ chân thành: Chúng ta không thể đọc một cuốn sách Nga nếu không biết chữ Nga, ấy là chưa muốn nói đến khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài với công nghệ hiện đại toàn Nga.
Được biết, để khắc phục khó khăn này, đơn vị mạnh dạn thuê giáo viên tiếng Nga về giảng dạy cho các thành phần tham gia bay ở đơn vị, mang lại hiệu quả nhất định, nhưng hiệu quả cũng chưa vững chắc, bởi về thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật quân sự nói chung và Hàng không nói riêng ở các giáo viên cũng có những giới hạn nhất định.
Từ đầu năm 2013, nhiều cấp trong đơn vị đã họp bàn và đi đến quyết định tận dụng tối đa những cán bộ có trình độ tiếng Nga khá ở trung đoàn để trực tiếp lên lớp về tiếng Nga, trên tinh thần truyền đạt, cùng nhau tìm hiểu, trao đổi.
Là học viên trực tiếp tham gia đợt huấn luyện chuyển loại tại đây, trung tá Nguyễn Thế Huỳnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 927, cho biết kỹ thuật bay ở Su-30MK2 cũng có những điểm mới, nhưng cũng xuất phát từ những kỹ thuật cơ bản nên cũng không đáng lo. Cái khó của phi công tham gia huấn luyện chuyển loại chính là làm chủ được VKTBKT hiện đại trang bị trên máy bay. Để làm chủ nhanh và vững chắc thì việc trước tiên là phải có trình độ tiếng Nga nhất định. Những khó khăn và cách vượt khó bằng nội lực ở Trung đoàn 923 thực sự là kinh nghiệm quý cho các đơn vị trong huấn luyện làm chủ khí tài mới.
Theo Thanh Niên
Thiết bị kiểm tra thành phần hệ thống ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2
Đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật có tên "Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2".
Tác giả của sáng kiến cải tiến kỹ thuật nói trên là Thượng tá Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Văn Tăng, thuộc Xưởng Bảo dưỡng Kỹ thuật hàng không (KTHK), Tiểu đoàn KTHK (Trung đoàn không quân 935, Sư đoàn không quân 370, Quân chủng PK-KQ).
Thượng tá QNCN Lê Văn Tăng cho biết: "Khối các truyền cảm góc 31E/01 có chức năng xác định trạng thái máy bay trong hệ không gian 3 chiều và tuyến tính, nên rất quan trọng đối với máy bay".
Thượng tá QNCN Lê Văn Tăng giới thiệu Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2.
Việc bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa hay kiểm tra đánh giá chất lượng làm việc của khối truyền cảm góc 31E/01, được thực hiện bằng cách bật chế độ làm việc của toàn bộ tổ hợp ra-đa ngắm bắn-điều khiển hỏa lực SUV-VEP. Hệ thống tự kiểm tra (VSK) sẽ xác định hỏng hóc đến các khối và báo hiệu hỏng hóc bằng các mã số tương ứng. Thời gian cần thiết để tổ hợp nói trên làm việc tin cậy và phát hiện ra hỏng hóc của khối cần hàng chục phút.
Với cách kiểm tra khối truyền cảm góc 31E/01 như trên sẽ nảy sinh những bất cập như: Bàn kiểm tra tổ hợp không kiểm tra chi tiết được từng tham số cụ thể của khối 31E/01, nên khi cần tìm ra các chi tiết linh kiện hỏng bên trong để sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn, phải đầu tư nhiều thời gian và đo nóng trên thiết bị. Cách làm trên vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị trong tổ hợp, vừa tốn nhiều nhân công (ít nhất 2 nhân công) và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên kỹ thuật.
"Ngoài ra, do tổ hợp ra-đa ngắm bắn-điều khiển hỏa lực SUV-VEP không có vị trí thích hợp để đặt và sửa chữa khối 31E/01, nên quá trình sửa chữa còn không an toàn cho người và khí tài, trang bị", Thượng tá QNCN Lê Văn Tăng cho biết thêm.
Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2.
Trước thực tế đó, đồng chí Lê Văn Tăng đã hình thành ý tưởng và triển khai sản xuất Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2 từ năm 2010 và hoàn thành vào năm 2011.
Khi đưa vào ứng dụng trong thực tiễn hoạt động bảo đảm KTHK của Trung đoàn không quân 935, thiết bị nói trên đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Hỏng hóc của khối các truyền cảm góc 31E/01 được phát hiện chỉ sau vài phút; chỉ cần 1 nhân công thực hiện kiểm tra; có khả năng phát hiện hỏng hóc đến từng chi tiết và có thể kiểm tra tất cả các chi tiết hỏng hóc của khối.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Trung Quốc tập đánh Su của Việt Nam? Su-30MKK Trung Quốc có lớp sơn mô phỏng tiêm kích Sukhoi của Việt Nam. Trên diễn đàn của cổng thông tin quân sự Trung Quốc China Defense có đăng tải các bức ảnh một tiêm kích Su-30MKK của không quân hải quân Trung Quốc mang lớp sơn khác thường. Các bình luận cho rằng, lớp sơn kiểu này cho thấy máy bay này...