Làm chủ nhiều kỹ thuật mới
Thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế về cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, từ năm 2008 đến nay, tại Đồng Nai đã có hơn 250 cán bộ và trên 200 kỹ thuật được bệnh viện tuyến trên chuyển giao kỹ thuật mới.
Kỹ thuật chạy thận nhân tạo được Bệnh viện đa khoa Thống Nhất chuyển giao thành công cho Trung tâm y tế Trảng Bom. Ảnh: T.Tú
Việc chuyển giao kỹ thuật mới thành công đã giúp các trung tâm y tế tuyến dưới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.
* Thực hiện được nhiều kỹ thuật mới
Bác sĩ Nguyễn ức Phước, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Trảng Bom cho biết, trung tâm đã triển khai 3 kỹ thuật ngoại khoa gồm: mổ bắt con, thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng từ Bệnh viện đa khoa ồng Nai chuyển giao theo ề án 1816.
“Chúng tôi đã cử y, bác sĩ học 6 tháng tại Bệnh viện đa khoa ồng Nai, sau đó triển khai các kỹ thuật trên tại trung tâm dưới sự hỗ trợ của bác sĩ tuyến trên. ến nay, các bác sĩ của trung tâm đã tự mổ những ca thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng và mổ bắt con. Chúng tôi chỉ chuyển viện những ca khó, vượt ngoài chuyên môn, chứ không như trước, tất cả những ca bệnh trên đều phải chuyển viện” – bác sĩ Phước cho hay.
Trong quý II-2019, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc đã tiếp nhận thành công kỹ thuật mổ nội soi ruột thừa từ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh. Bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc trung tâm chia sẻ: “Trước đây khi chưa chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi ruột thừa bệnh nhân thường xin được chuyển tuyến, nhưng từ ngày làm chủ được kỹ thuật này, bệnh nhân không cần phải chuyển lên tuyến trên. Việc chuyển giao thành công mổ nội soi ruột thừa sẽ là tiền đề để trung tâm tiếp tục phát triển các loại nội soi khác”.
Video đang HOT
Cũng nhờ thực hiện Đề án 1816, trong thời gian qua tại Trung tâm y tế huyện Nhơn Trạch đã thực hiện phẫu thuật nội soi sản khoa trong các trường hợp: thai ngoài tử cung vỡ, u nang buồng trứng; nội soi về ngoại tổng quát: cắt túi mật, ruột thừa, thủng dạ dày.
Bác sĩ Hồ Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm y tế Nhơn Trạch cho hay, để thực hiện được các kỹ thuật trên, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã chuyển cho trung tâm 1 máy phẫu thuật nội soi. Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật cũng như sự tận tình chỉ bảo của các bác sĩ tuyến trên mà đến nay trung tâm đã có thể tự làm chủ được các kỹ thuật nói trên, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
TS-BS.Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, trong những năm qua Đề án 1816 đã giúp các trung tâm y tế, bệnh viện phát triển chuyên môn rất tốt. Các trung tâm y tế, bệnh viện cần chủ động liên hệ trong vấn đề hợp tác. Sở không bắt buộc chỉ được hợp tác với các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn mà các đơn vị sẽ tự tìm kỹ thuật cần phát triển để phối hợp với bệnh viện nơi khác mà họ đồng ý hợp tác.
* Giảm tải bệnh nhân ở tuyến trên
Việc các bác sĩ bệnh viện tuyến trên xuống hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật đã giúp cho cán bộ, y, bác sĩ tại các trung tâm y tế huyện học tập được nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Đặc biệt là việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong khám, điều trị bệnh, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh… Qua đó, giúp hàng ngàn lượt gia đình giảm thiểu chi phí chữa bệnh khi không phải đưa bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến trên.
Bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng cho biết, thực hiện Đề án 1816 về chuyển giao kỹ thuật chạy thận nhân tạo từ Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, đến nay trung tâm đã tiến hành chạy thận nhân tạo cho hơn 40 bệnh nhân. Điều này không chỉ giúp người dân giảm tải các chi phí về kinh tế, thời gian mà còn góp phần giải tỏa bớt gánh nặng quá tải bệnh nhân cho bệnh viện tuyến trên.
Hay như trong quý II-2019, Trung tâm y tế huyện Trảng Bom cũng đã triển khai kỹ thuật chạy thận nhân tạo theo ề án 1816. Đến nay, trung tâm đã đưa vào hoạt động 12 máy chạy thận. “Mỗi tuần, bệnh nhân phải chạy thận 3 lần. Nhiều người ở địa phương phải lên tuyến trên chạy thận, phải thuê nhà trọ gần bệnh viện hoặc ngủ tại hành lang bệnh viện để chờ chạy thận. Vì vậy, chúng tôi triển khai kỹ thuật này nhằm giúp bệnh nhân của huyện không phải đi xa” – bác sĩ Nguyễn Đức Phước cho hay.
Ngoài nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên, trung tâm cũng tiến hành cập nhật kiến thức, đào tạo chuyên môn về siêu âm, điện tim cho 17 bác sĩ ở các trạm y tế của huyện. Các bác sĩ sẽ được học nâng cao trình độ tại các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện đa khoa ồng Nai, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)… ến nay, tất cả bác sĩ của tuyến trạm đã được đào tạo về siêu âm, điện tim để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Thanh Tú
Theo baodongnai
Tháng 11, bệnh nhân sẽ được chạy thận nhân tạo trở lại
Dự kiến đến tháng 11/2019, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An mới có thể thực hiện chạy thận nhân tạo trở lại cho các bệnh nhân.
PGS.TS. Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết như vậy tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội quý III/2019 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 15/10.
Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu tạm dừng hoạt động chạy thận. Ảnh: Baonghean.vn
Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An Nguyễn Văn Hương cho biết thêm, sau khi khắc phục sự cố liên quan đến nguồn nước, đến nay đã xác định được nguồn nước có đủ tiêu chuẩn để chạy thận trở lại. Tuy nhiên, Bệnh viện chưa triển khai chạy thận trở lại mà tiếp tục khắc phục, xử lý một số vấn đề khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn nhất cho việc chạy thận.
Theo Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Bệnh viện đang triển khai hệ thống ghép thận. Do đó, Bệnh viện đã đề nghị Sở Y tế và các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, tỉnh Nghệ An cho triển khai giai đoạn tiếp theo để hoàn thiện hệ thống này. Dự kiến đến tháng 11/2019, Bệnh viện sẽ tiếp tục cho chạy thận nhân tạo trở lại và hệ thống chạy thận này cũng đảm bảo có thể phục vụ hoạt động ghép thận tại Bệnh viện.
Trong việc xử lý trách nhiệm của các tập thể và cá nhân liên quan, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An Nguyễn Văn Hương cho biết, Khoa Thận nhân tạo và Phòng Vật tư là hai đơn vị được Giám đốc Bệnh viện giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện việc chạy thận nhân tạo đã nhận trách nhiệm cũng như xin rút kinh nghiệm, đề xuất hạ bậc thi đua.
Theo yêu cầu của Sở Y tế Nghệ An, trước ngày 20/10, Bệnh viện sẽ có báo cáo gửi Sở Y tế Nghệ An liên quan đến việc xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan.
Trước đó, như TTXVN đã đưa tin, ngày 30/7, trong quá trình chạy thận tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, 10 bệnh nhân đang lọc máu có dấu hiệu bất thường. Trong đó, 4 bệnh nhân chỉ có biểu hiện thoáng qua, tự khỏi. Sau khi kết thúc cuộc lọc, theo dõi tại bệnh viện trong thời gian 30 phút không thấy biểu hiện bất thường nên 4 bệnh nhân trên đã được ra viện.
Sáu bệnh nhân còn lại có biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng rét run, sốt, mệt, khó thở khi đang lọc máu được 2 - 3 giờ. Theo đó, 6 bệnh nhân này đã được hạ sốt, ngừng lọc máu. Sau khi ngừng lọc máu khoảng 20 - 30 phút, có 3 bệnh nhân đã hết triệu chứng và theo dõi không thấy các triệu chứng nặng nên đã được bệnh viện cho về.
Ba bệnh nhân còn lại có biểu hiện sốt, rét run, tụt huyết áp, khó thở nên đã được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện. Sau đó, 2 trong số 3 bệnh nhân nặng này được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như đánh giá, xác định nguyên nhân sự cố, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đã quyết định thành lập Tổ công tác tham mưu xử lý sự cố, phối hợp cùng các chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai triển khai công tác xử lý sự cố; ban hành công văn về việc "Ngừng chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An". 117 bệnh nhân chạy thận được chuyển gửi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Giao thông Vận tải thành phố Vinh, Bệnh viện Quân y 4 và một số bệnh viện khác trên địa bàn Nghệ An.
Liên quan đến sự cố này, Hội đồng chuyên môn do Sở Y tế Nghệ An thành lập gồm các nhà khoa học trong tỉnh và các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai đã kết luận nguyên nhân xảy ra sự cố là do nước. Trên hệ thống dẫn nước R.O có nhiều điểm nối và gấp góc, có điểm chết làm ứ đọng nước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Nguyễn Văn Nhật
Theo TTXVN
Sinh thiết xuyên thành ngực các khối u phổi Từ 3 năm nay, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã sử dụng kỹ thuật xuyên thành ngực do Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh) chuyển giao nhằm giúp bệnh nhân có khối u ngoài rìa lá phổi không phải mổ mở hay mổ nội soi để lấy mẫu trong khối u làm giải phẫu bệnh như trước đây. Ông N.V.Q....