Làm chủ cảm xúc để thoát khỏi cuộc sống tiêu cực
Dù là ai, gặp bất cứ rắc rối nào trong cuộc sống, bạn hãy nhớ rằng mọi câu trả lời giúp hóa giải vấn đề đều xuất phát từ chính mình.
Cuộc sống là 20% những gì xảy ra và 80% là cách bạn phản ứng. Sẽ luôn có những người khiến bạn “phát điên” vì cách cư xử và rắc rối họ gây ra.
Bạn sẽ đổ tại: “Cuộc đời mình tệ hại vì chính họ”, “không gặp phải anh/cô ta, mình đã khác”; hay đơn giản là chấp nhận sống trong những mối quan hệ độc hại đó, vì “đời là thế”.
Nhưng tất cả suy nghĩ và lựa chọn đó sẽ mang lại 80% kết quả mà bạn không mong muốn đâu. Bởi, vấn đề nằm ở trong chúng ta, và ta có chạy đi đây chăng nữa, sống ở bất kỳ môi trường nào, thì cũng sẽ luôn có những “người khó chịu” xuất hiện.
Sách Đừng để cảm xúc thôi miên lý trí. Ảnh: Bachvietbooks.
Video đang HOT
Đừng để cảm xúc thôi miên lý trí của tác giả Mike Bechtle sẽ giúp bạn thấu hiểu và nhìn nhận rõ hơn vấn đề trong mình. Từ đó, bạn thoát khỏi những nỗi dằn vặt, cảm xúc tiêu cực và bắt đầu học cách tha thứ.
Trong phần đầu tiên của Đừng để cảm xúc thôi miên lý trí, tác giả Mike Bechtle tập trung làm rõ quan điểm cốt lõi trong đối nhân xử thế. Những rắc rối liên quan các mối quan hệ thường không bắt nguồn từ những khía cạnh chúng ta tương đồng, mà từ những điểm bất đồng.
Cuốn sách chỉ ra rằng chúng ta đều là những con người không hoàn hảo. Chúng ta không thể ép buộc người khác thay đổi nhưng có thể hy vọng họ sẽ thay đổi bằng cách gây ảnh hưởng tích cực lên họ.
Phần thứ hai của cuốn sách đưa ra giải pháp nhằm tạo nên những thay đổi tích cực đến hành vi của người khác.
Có thể ta cần trò chuyện thân mật, thẳng thắn với người đó mà không có bất kỳ áp lực nào xung quanh. Hoặc ta cần sự giúp đỡ của người thứ ba nhằm dàn xếp, thỏa thuận và giải quyết vấn đề sao cho có lợi cho đôi bên.
Hãy kiên nhẫn với bản thân và người khác để cùng thay đổi, sửa chữa và trở thành phiên bản tốt hơn của mỗi người. Đừng để cảm xúc thôi miên lý trí có thể là người bạn đồng hành trên con đường xây dựng một cuộc sống theo bạn mong muốn.
Theo Mike Bechtle, khi chúng ta thay đổi cách bản thân phản ứng, người khác cũng sẽ thay đổi cách họ ứng xử với bạn.
Đọc Đừng để cảm xúc thôi miên lí trí, mỗi người có thể nhận ra một sự thật rằng sự nóng giận, bực tức và nổi điên của bản thân chẳng thể giúp tình hình trở nên tốt đẹp hơn. Dù bạn là ai, bạn chắc chắn sẽ có một cuộc đời trọn vẹn nếu có một tâm trí sáng suốt trước mọi ngoại cảnh.
Tiến sĩ Mike Bechussy đang giảng dạy tại Đại học bang Arizona, Mỹ. Ông là diễn giả, đồng thời là tác giả của rất nhiều cuốn sách bán chạy như: Dealing With The Elephant In The Room, I Wish He Had Come With Instructions, How To Communicate With Confidence…
Vừa hay tin con trai tôi trượt đại học, mẹ chồng đã tức tốc từ quê gọi điện lên nói một câu phũ phàng khiến tôi ức muốn khóc
Bà đã không an ủi cháu một câu thì thôi, đằng này lại còn chì chiết và nạt nộ hết sức quá đáng.
Con cái đỗ đạt, trưởng thành là điều mà bậc cha mẹ nào cũng hằng mong ước. Tuy nhiên trong đời khó thể tránh khỏi những lúc đen đủi, may mắn không mỉm cười dẫn đến kết quả chẳng được như mong đợi. Gia đình tôi đang phải đối mặt với sự đen đủi đó đây...
Con trai lớn nhà chúng tôi học lớp 12 và đã hoàn thành xong kỳ thi THPTQG năm nay. Đợt dịch Covid-19 ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình học tập của cháu nhưng vợ chồng tôi vẫn động viên con thôi thì khó khăn là của chung. Cứ làm bài nỗ lực hết mình chứ chẳng cần áp lực gì.
Thật không may là điểm của con trai tôi nằm ở mức lửng lơ, thấp thì không thấp hẳn mà cao thì cũng chẳng đến. Lúc nhìn lại loạt nguyện vọng đăng ký, tôi đã bảo con hãy lựa chọn sáng suốt, đầy đủ cả trường top đầu lẫn top dưới để không triệt đi con đường đằng sau nếu lỡ trượt các trường yêu thích. Ấy thế mà lúc đó chồng tôi lại khá chủ quan, cho rằng không cần mất công đăng ký thêm nguyện vọng mà chỉ cần sắp xếp lại cho hợp lý.
Kết quả là khi các trường công bố điểm, con trai tôi đã trượt thẳng dù hồ sơ đăng ký tận 10 nguyện vọng. Thằng bé buồn ra mặt vì đã làm bố mẹ thất vọng, hơn nữa lại uổng công sức biết bao lâu nay ôn thi khổ sở vất vả. Nghĩ cũng thương con, vợ chồng tôi động viên thôi thì chắc do số hơi đen đủi.
Giờ đây việc cần làm nhất không phải ngồi ủ dột một chỗ khóc lóc mà phải xác định ngay trước mắt sẽ làm gì. Hoặc là ôn thi lại một năm nữa, mặt khác có thể chọn trường quốc tế hoặc các khoa liên kết quốc tế để theo học. Dẫu sao gia đình chúng tôi cũng khá giả, hoàn toàn lo được cho con dù học phí cao đến thế nào. Sau này khi theo học ở các trường quốc tế, tương lai sẽ rộng mở hơn nhiều, nhất là trong chuyện du học.
Ấy thế mà bản thân tôi không thể ngờ một điều éo le xảy ra ngay sao kết quả trượt của con trai tôi. Đó là việc mẹ chồng đã biết thông qua em dâu dưới quê. Bà lập tức gọi điện giữa đêm cho tôi. Ban đầu khi thấy số điện thoại của mẹ gọi, tôi nghĩ chỉ là bà hỏi thăm bình thường. Tôi định bụng sáng mai mới gọi điện để bà nắm được tình hình, vì dù sao chuyện này cũng chẳng vui vẻ gì.
Vừa mới nhấc máy, tôi chưa kịp cất lời chào thì mẹ chồng đã nói một câu khiến đầu dây bên này chết điếng "Cô thấy chưa, do cái cách giáo dục con của cô mà giờ thằng cháu tôi mới trượt Đại học đấy!"
Bình tâm lại một chút, tôi rất muốn phân minh và nói rõ ràng. Nhưng rồi mẹ chồng tiếp tục khóc lóc tru tréo:
"Có khổ thân cháu tôi không cơ chứ... Giờ trượt Đại học là coi như xong, lãng phí mất 12 năm trời. Sao cô là mẹ nó mà không bảo ban việc đăng ký của cháu, rồi để xảy ra kết cục như thế này? Tương lai của thằng cháu đích tôn dòng họ này sẽ ra sao? Cô muốn nó trở thành kẻ lêu lổng, ăn chơi và không có học thức lắm hả? Rồi sau này ra ngoài đời ai sẽ nhận một đứa không bằng cấp vào làm việc đây? Đúng là con hư, con dốt đều tại mẹ hết!"
Ngay sau lời mắng nhiếc phũ phàng của mẹ chồng, bà đã nhanh chóng dập máy. Tôi quá thẫn thờ, trong lòng đầy oán hận mẹ chồng vì nói nặng lời nhưng cũng vẫn thầm trách bản thân mình đã hơi lơ là với việc học hành thi cử của con. Những điều mẹ chồng nói là đúng nhưng sao nghe xót xa quá. Hơn nữa, nếu bà trách cứ một mình tôi thì thật tủi thân, bởi ngay từ đầu là chồng tôi ra sức khuyên bảo không cần đăng ký thêm nguyện vọng mà?
Giờ đây tôi phải làm gì khi đứng giữa những luồng cảm xúc tiêu cực? Con trai thì buồn bã sau cú shock đầu đời, mẹ chồng thì nạt nộ và chỉ trích, đổ lỗi cho con dâu. Trước đây, mẹ chồng cũng đã từng chê trách cách tôi dạy con. Giờ cộng thêm cả việc trượt Đại học này chắc chắn bà sẽ còn nói đi nói lại nhiều. Rồi cả anh chị em bên nội nữa chứ, thật là quá đau đầu mà...
9 biểu hiện của người lo lắng thái quá Lo lắng không phải là điều xấu nhưng đừng để những cảm xúc tiêu cực khiến bạn luôn mệt mỏi. Ai cũng muốn sống một cuộc sống thoải mái, vô tư và không phải lo lắng về quá nhiều thứ. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều luôn mang trong mình nhiều gánh nặng về cuộc sống và tương lai. Vậy nên, sự...