Làm chồng, chứ đừng làm cục nợ!
Chưa kể tối đến còn mệt, không có sức “trả bài” thì tình cảm đi xuống. Làm quần quật cả ngày, đặt lưng xuống giường là ngáy o o, chồng thì lại cho là hờ hững, rồi sanh tật..
Hãy thử tưởng tượng bức ảnh dưới đây là 1 cặp vợ chồng xem, bạn sẽ thấy gì???
Còn tôi thì thấy 2 điều như sau :
Thứ nhất: Người chồng thảnh thơi nhắn tin với người tình còn vợ thì tất bật với việc nhà.
Cũng cùng là đi làm 8 tiếng/ngày như nhau nhưng khi về nhà thì người vợ còn phải cơm nước, nhà cửa, con cái và đủ thứ việc không tên trên đời.
Còn các anh chồng thì sao? Mấy ai lao vào bếp cùng vợ, mấy ai nói được câu ” để anh làm cùng em” hay chỉ rung chân rung đùi xem phim, chơi game và chờ cơm chín ? Tôi biết, vẫn có rất nhiều anh làm được điều này nhưng đó chỉ là số ít, vì sao ?
Vì đàn ông luôn có 1 suy nghĩ mặc định rằng: việc nhà là việc của đàn bà. Các anh cho rằng rửa cái bát cho vợ hay cắm hộ nồi cơm cho vợ, lau cái nhà thay vợ là mất mặt, là không phải đàn ông ư ??? Nực cười!
Video đang HOT
Tôi đã từng chứng kiến 1 chuyện, ông chú tôi rửa bát giúp thím tôi sau mỗi bữa ăn. Có 1 hôm… có người bạn sang chơi, chú bảo :” Ngồi đợi tao tí, tao rửa nốt mấy cái bát ” … và rồi người bạn đó thản nhiên nói to:” Bát đũa gì? Ra đây làm vài ván cờ, bát để đó cho vợ con rửa, việc đó là của đàn bà, mày việc đ** gì phải làm” … Tôi nghe xong chỉ biết thương vợ người đàn ông đó mà thôi.
Cái vấn đề ở đây không phải là việc của đàn ông hay việc của đàn bà….mà nó là sự chia sẻ, quan tâm, yêu thương nhau, là tình cảm giữa vợ với chồng. Các anh cứ thử nghĩ, nếu 1 ngày vợ các anh ốm thì sẽ thế nào, chắc gọi cơm hộp về ăn, quần áo vài ngày giặt cũng được, nhà vài ngày lau cũng không sao… đúng không?
Nếu như thế thì các anh muôn đời không hiểu được nỗi khổ và vất vả của vợ. Hãy 1 lần nếm trải cảm giác … hết giờ làm vội lao ngay đến trường đón con, vừa đi chợ vừa nghĩ xem ăn gì, rồi về nhà tất bật nấu cho con ăn. Sau đó là nấu cơm cho cả nhà, tắm táp cho con, rút quần áo, gấp gọn quần áo, dọn dẹp nhà cửa …v..v.. thì khi đó chắc các anh sẽ không nói câu ” việc đó là việc của đàn bà ” nữa.
Thứ 2 : Hãy để ý nhan sắc của người chồng và vợ.
Người vợ đầu xù tóc rối, nhìn già hơn hẳn người chồng, còn người chồng thì đầu tóc bóng lộn, trẻ trung phơi phới.
Đã bao giờ các anh tự hỏi tại sao vợ mình lúc nào cũng lôi thôi hay nhìn già hơn hẳn mình không ? Đơn giản vì vợ các anh không có nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân mình, lúc nào cũng bị cuốn vào guồng quay công việc, con cái, không có thời gian để thở thì lấy đâu ra thời gian để làm đẹp?
Sáng phải dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho con, rồi đưa con đi học và đi làm, tối về đón con và làm việc nhà. Ăn xong rửa bát, tắm rửa giặt giũ, dạy con học , thảnh thơi thì xem được nửa tập phim, lướt facebook được 1 chút. Tầm đó thì tiệm tóc cũng đã đóng cửa, spa cũng đóng cửa, lấy đâu ra thời gian dành cho mình làm đẹp.
Cuối tuần thì lại phải trông con, chăm con. Làm gì cũng phải tranh thủ, vội vã, áp lực sinh ra cáu bẩn, cau có… Chưa kể tối đến còn mệt, không có sức ” trả bài” thì bảo sao tình cảm đi xuống. Làm quần quật cả ngày, đặt lưng xuống giường là ngáy o o, chồng thì lại cho là hờ hững, rồi sanh tật…
Hy sinh nhiều là vậy nhưng khả năng mất chồng lại cao. Vì vừa già vừa xấu, chồng chán chồng chê, chồng mê các em còn trẻ, chưa vướng bận gia đình, không bao giờ càu nhàu, cũng không bao giờ than vãn, lúc nào cũng ngọt ngào nhẹ nhàng. Thế đó, đời là thế đó. Giá kể đôi khi vợ và chồng đổi vai cho nhau thì hay biết mấy.
Tôi viết bài này không vơ đũa cả nắm vì thực ra trên đời cũng có anh đàn ông thương vợ, xót vợ, chia sẻ cùng vợ. Còn các anh chưa làm được những điều trên thì hãy thử ngẫm thật kỹ và nghĩ thật sâu xem mình đã làm tròn bổn phận người chồng chưa?
Chỉ cần mỗi sáng các anh thức dậy sớm 1 chút, cho con đi học để vợ ngủ thêm 1 chút. Tối về phụ vợ nấu cơm, ăn xong giúp vợ dọn dẹp, dạy con học bài …thì đảm bảo vợ các anh sẽ luôn luôn đẹp rạng ngời .
Có câu nói “phụ nữ hạnh phúc sẽ luôn luôn toát lên vẻ đẹp rạng ngời khó tả”. Đừng để vợ đầu xù tóc rối vì công việc nội trợ mà không có thời gian dành cho mình…… Hãy biết xót vợ mình các anh nhé!
Nguồn: FB Hường Nguyễn (webtretho.com)
2 vợ chồng lục đục vì lo tiền tiêu Tết để đón năm mới thật đàng hoàng
Mỗi năm có 1 cái Tết, mà năm nào chị và anh cũng lục đục vì chuyện lo tiền tiêu Tết, nên không ai mở lời nói với nhau câu nào. Khiến cho không khí gia đình nặng nề, buồn, không ai nuốt nổi cơm.
ảnh minh họa
Còn 2 tuần nữa là đến Tết, mà chị và anh ngày nào cũng khắc khẩu, mở miệng ra là cãi nhau. Bình thường chị chủ động làm lành trước, nhưng sức chịu đựng có hạn, lần này chị quyết không nhún nhường thêm nữa. Đêm đến mỗi người nằm một góc, ở giữa rộng thênh thang, chị nghĩ mà thở dài ngao ngán về kế hoạch chi tiêu ngày Tết của anh đưa ra.
Anh và chị đều ở quê ra thành phố lập nghiệp, gia đình 2 bên không có điều kiện giúp đỡ nên tất cả mọi thứ đều phải tự thân tự lập. Mặc dù may mắn là cả 2 đều có công ăn việc làm ổn định, nhưng mức chi tiêu ở thành phố khá đắt đỏ, cộng với việc đóng học phí cho 2 đứa con nên chẳng thấm vào đâu. Tiền lương tháng nào tiêu hết tháng ấy đôi khi còn thâm hụt. Nên bao nhiêu năm ở thành phố anh chị vẫn ở nhà thuê, nhưng như vậy mãi sao được. Vậy mà dường như anh không hiểu cho những nỗi lo của chị, làm được đồng nào anh chỉ muốn hưởng thụ trước đã.
Gia đình ở dưới quê đông anh em, từ việc mua sắm trong nhà cho đến quà biếu Tết, lì xì cho họ hàng chị là người lo toan hết mọi thứ. Từ ngày lấy anh, mỗi khi Tết đến, chị chưa sắm cho mình được một bộ quần áo mới nào cho mình, cũng như không thể đi làm tóc mới để chưng diện ngày xuân. Anh thuộc tuýt người gia trường và sĩ diện cao. Để làm "màu" với họ hàng, anh tự đi mua điện thoại mới, mua com-lê cho mình mà chẳng hỏi vợ con lấy một câu và vợ con anh cũng chẳng lo.
Anh nói Tết này, biếu ông bà nội 10 triệu tiêu Tết, nhưng không đếm xỉa gì đến ông bà ngoại. Anh dặn dò kĩ mua quà thế nào, bao nhiêu tiền để biếu họ hàng nhà nội, lì xì cho các cháu mỗi phong bao ít nhất là 100 nghìn. Mà các cháu ở quê nhiều lắm, tính ra phải mất cả mấy triệu tiền lì xì. Nghe anh nói vậy, chị chẳng buồn nói lại, vì năm nào cũng thế. Lần nào chị cũng góp ý, nhỏ nhẹ có, nặng có mà anh không chịu thay đổi. Anh nói: "Chán cho vợ, làm không hưởng thụ, mà chỉ biết tiết kiệm, biết khi nào mới sướng được". Nghe những lời này như đang sát muối vào từng khúc ruột chị. Chị đau lắm vì chính người "đầu gối, tay kề" với mình lại không hề hiểu và thông cảm cho chị. Chị không tính toán trước sau thì khi nào mới mua được nhà, rồi làm sao lo con cái có tiền đóng học, để gia đình có miếng ăn miếng để, ấm no, hạnh phúc. Cứ như anh, sống chỉ biết nay không biết mai biết đến khi nào mới "nở mày nở mặt" được.
Chị phân tích cho anh nghe, khi anh đuối lý cho thì quát to "Không có đủ tiền thì đi mượn, mỗi năm có một cái Tết phải làm cho thật đàng hoàng chứ". Anh bảo biếu quà, cho tiền cũng chỉ để làm chị đẹp mặt, có tiếng là con dâu hiền. Nhưng anh không hiểu được là mình tìm cách kiếm tiền tiêu Tết để vợ con đỡ lo, đằng này đi vay, cuối cùng số nợ đó cũng đổ lên vai chị phải trả. Hơn nữa, chị nghĩ đâu phải cứ quà to, tiền nhiều thì mới hiếu thảo, phận làm con dâu đâu phải chị không biết lễ phép trước sau, chị vẫn lo toan quà biếu Tết nhất cho bố mẹ đầy đủ, kinh tế mình chưa có, bố mẹ cũng sẽ cảm thông, thấu hiểu...Không khí trong nhà ngày càng ngột ngạt vì kế hoạch chi tiêu lãng phí của anh.
Cứ như thế, những ngày Tết đến càng gần nỗi lo trong lòng chị lại càng chồng chất, chẳng muốn bàn bạc gì thêm với anh nữa. Chị thấy lo cho cách anh tiêu tiền Tết, quá sĩ diện, khiến cho cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn và ngột ngạt. Lương của anh và chị không tăng, nhưng mọi thứ ngoài kia đều tăng. Nếu anh cứ như vậy, vẫn không nghe chị, chắc năm nay chị sẽ xin phép bố mẹ chồng cho mình và các con về ngoại ăn Tết. Còn anh muốn làm gì thì làm, chị đã mệt mỏi vì lo tiền trả sợ, vì phải giữ thể diện cho anh lắm rồi.
Theo PNSK
Tưởng anh lấy vợ phượng hoàng, hóa ra lại là... bìm bịp Đùng một cái anh ấy lấy vợ. Ối giời, tưởng anh lấy người thế nào? Phải hơn gái làng chứ. Đây lại 'phượng hoàng có cánh chẳng trông. Chứ ai dè đi rước con bìm bịp đem về nhà nuôi' Ở làng tôi, cứ nói đến anh Dũng là ai cũng phải trầm trồ khen ngợi anh về cái nết ăn, nết làm...