Làm chổi đót, nước mắm, trồng hoa, dân ở đây thu hàng trăm triệu
Từ năm 2017 đến nay, nông dân phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế giúp tạo việc làm, tăng thu nhập…
Ông Ngô Tấn Sơn – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) phường Hòa Hiệp Nam, cho biết, hơn 2 năm qua, trên địa bàn phường xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như mô hình trồng hoa ly, trồng cây dược liệu, trồng hoa phong lan, bonsai, cây cảnh, nuôi tôm, cua… Mỗi mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để thích ứng với quá trình đô thị hóa, nông dân địa phương mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề. Các ngành cơ khí, mộc, nhôm kính, xây dựng, chế biến hải sản, làm nước mắm theo đó không ngừng phát triển.
Nhiều hộ nông dân phường Hòa Hiệp Nam đã cùng nhau xây dựng, phát triển nghề làm nước mắm Nam Ô. Đăng Bình
Để thích ứng với quá trình đô thị hóa, nông dân địa phương mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề. Các ngành cơ khí, mộc, nhôm kính, xây dựng, chế biến hải sản, làm nước mắm theo đó không ngừng phát triển.
Tiêu biểu nhất, phải kể đến các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả như hộ nông dân Nguyễn Văn Năm với cơ sở làm chổi đót tại tổ 33. Cơ sở sản xuất hàng ngàn cây chổi thành phẩm, cung cấp cho thị trường khắp trong và ngoài địa phương, mỗi năm sau khi trừ hết các chi phí cho thu lãi trên 150 triệu đồng…
Video đang HOT
Ngành nghề truyền thống nước mắm Nam Ô được gìn giữ và phát triển. Có nhiều hội viên trẻ tuổi nhưng không ngại khó, mày mò học hỏi và đã quyết tâm vực dậy nghề truyền thống của quê hương. Điển hình như hộ nông dân Phan Công Quang, chủ cơ sở sản xuất chế biến mắm – Hợp tác xã Ô Long. Ông Bùi Thanh Phú rất thành công với thương hiệu “Mắm Hồng Hương”, “Hương Làng Cổ”.
Hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất luôn được Hội ND phường Hòa Hiệp Nam quan tâm thường xuyên. Giai đoạn 2017 – 2019, Hội đã vận động hỗ trợ 4.500 con cá giống, trên 100kg giống rau các loại cho nông dân. Hội còn tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; mở các lớp dạy nghề ngắn hạn trồng rau, nuôi tôm cua cho những nông dân có nhu cầu.
Về vốn, thông qua Hội ND phường, đến nay đã có 655 hộ vay 17 tỷ đồng từ Ngân hàng CSXH; 24 hội viên vay 540 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Năm 2017 – 2019, phường Hòa Hiệp Nam có 2 hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp Trung ương; 6 hộ đạt danh cấp thành phố; 20 hộ đạt danh hiệu cấp quận.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Hội ND quận Liên Chiểu đánh giá cao sự đoàn kết, nỗ lực của nông dân phường Hòa Hiệp Nam trong những năm qua. Trong thời gian tới, Hội ND phường Hòa Hiệp Nam sẽ tiếp tục khắc phục những khó khăn, nắm bắt cơ hội, có tham mưu hiệu quả cho Đảng, phối hợp với chính quyền, các ngành về tư vấn, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả…
Theo Danviet
Độc đáo: Hội Nông dân lên mạng xã hội "gọi vốn" cho hội viên
Không chỉ triển khai giải ngân nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện, tỉnh giúp nông dân có thêm vốn phát triển sản xuất mà Hội Nông dân xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) còn chủ động lập tài khoản trên các trang mạng xã hội để tuyên truyền và kêu gọi thêm vốn để "tiếp sức" cho các mô hình sản xuất của hội viên.
Nhiều nông dân thành triệu phú
Sau 2 lần vay vốn từ nguồn Quỹ HTND, đến nay, anh Nguyễn Đăng Tập (xã Yên Đồng) đã xây dựng thành công mô hình nuôi ếch thương phẩm với 40 bể và hơn 10 vạn con ếch. Trung bình mỗi năm, trang trại của anh xuất bán gần 20 tấn ếch thương phẩm, thu lãi về trên dưới 100 triệu đồng.
Quỹ Hỗ trợ nông dân đang tiếp sức cho bà con ở xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đầu tư chăn nuôi vươn lên làm giàu. Ảnh: Hải Đăng
Anh Tập cho biết, thời gian đầu, gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thời gian anh phải đi vay lãi ngoài để đầu tư làm ăn nhưng do lãi suất quá cao và sản xuất gặp rủi ro nên làm ăn không hiệu quả. "Sau này được Hội Nông dân hỗ trợ cho vay vốn từ nguồn Quỹ HTND và hướng dẫn làm ăn nên tôi dã mạnh dạn đầu tư vào nuôi ếch và đến giờ đã có thu nhập khá và ổn định" - anh Tập nói.
Ông Phạm Thúc Kinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Đồng cho hay: Cái hay của Quỹ HTND là bà con vay không phải thế chấp và phí quản lý lại rất ưu đãi nên nông dân, nhất là các hộ khó khăn sẽ được "tiếp lửa", có cơ hội rất lớn để phát triển sản xuất, làm giàu hiệu quả.
Theo ông Kinh, đến nay Hội Nông dân xã đã đứng ra tín chấp, ủy thác cho bà con vay vốn để phát triển kinh tế với tổng số vốn hơn 50 tỷ đồng. Nhờ đồng vốn ưu đãi đã giúp bà con xây dựng rất nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao cụ thể như: Anh Phạm Đăng Tập vay 55 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi ếch Thái Lan; anh Phạm Như Bồn vay vốn để thực hiện mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm; hộ ông Phạm Trọng Nguyễn vay vốn để thực hiện mô hình chuối - cá... đều cho thu nhập cao hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm/mô hình.
Dùng mạng xã hội "tiếp sức" cho hội viên
Đặc biệt, để việc tuyên truyền cho nguồn Quỹ HTND ý nghĩa này phát triển và thu hút thêm nguồn vốn từ con em xa quê, lãnh đạo Hội Nông dân xã còn chủ động lập các tài khoản trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram... để vừa đăng các bản tin hoạt động của Hội Nông dân xã, nêu mục đích, ý nghĩa của Quỹ HTND đối với sự phát triển kinh tế tại các hộ nông dân vừa kết hợp tuyên truyền và kêu gọi thông qua hình thức viết thư ngỏ cho con em thành đạt tại địa phương, cũng như tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Quỹ HTND...
Đặc biệt, trong năm 2018 vừa qua, trang Facebook cá nhân của Hội do Chủ tịch Hội Nông dân xã trực tiếp điều tiết thông tin đăng tải va đươc nhiều bà con ở quê hương xã Yên Đồng trên khắp moi miền Tổ quốc gưi tiền về ung hô nguồn Quy HTND gần 60 triêu đồng.
Được biết, hiện nay Hội Nông dân xã Yên Đồng còn cung cấp vốn từ Quỹ HTND cho nông dân sử dụng kết hợp với xây dựng chuỗi giá trị trong chăn nuôi. Cụ thể, theo đề xuất và tham mưu của lãnh đạo Hội Nông dân xã, mới đây, địa phương này này đã thành lập HTX Chăn nuôi và thủy sản Sông Đằng. Theo đó, HTX này được thành lập với với 52 thành viên và vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Các ngành nghề kinh doanh chính của HTX gồm: Chăn nuôi lợn, gia cầm, thỏ, nuôi trồng thủy sản nội địa, trồng cây công nghiệp - nông nghiệp, hoạt động dịch vụ trồng trọt...
Trong đó, ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là việc chăn nuôi cá giống, cá thương phẩm liên kết với Trung tâm nghiên cứu thủy sản của tỉnh hiện đang mang lại hiệu quả cao nhất. "Nhờ có sự liên kết chặt chẽ, khoa học giữa các đơn vị và nông dân đến nay mô hình này đã và đang đạt được nhiều kết quả rất tốt. Trong số các hộ nuôi cá thì có đến 20/52 hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm" - ông Kinh nói.
Theo ông Kinh, sắp tới, HTX sẽ phối hợp cùng với Hội Nông dân xã tiếp tục xây dựng thêm các chuỗi giá trị trong chăn nuôi gà, thỏ, ếch để giúp thêm các hội viên làm giàu và cũng nhằm tạo ra thêm nhiều sản phẩm sạch, chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Đánh giá về thành tích của Hội Nông dân Yên Đồng (Yên Mô), ông Hoàng Ngọc Chinh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình cho biết, là một trong những điển hình cấp cơ sở, Hội Nông dân xã Yên Đồng rất năng động, sáng tạo trong vận động phát triển nguồn Quỹ HTND. Bên cạnh đó, Hội cũng đã chủ động phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ nông dân từ việc tạo điều kiện vay vốn, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đến việc tổ chức các hoạt động an sinh xã hội đều rất hiệu quả.
Theo Danviet
Được Hội tiếp vốn, dân ở đâu làm giàu nhờ xoài đặc sản, xoài Úc Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), trong những năm qua nhiều dự án, mô hình kinh tế được triển khai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nhiều mô hình được đầu tư, "tiếp sức" bởi vốn Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập đáng kể cho hội viên...