Làm chậm tiến độ Cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc
Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
Làm chậm tiến độ – Cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc
Biến kỳ vọng thành thất vọng
Ngày 12.1.2012 đã diễn ra một sự kiện đặc biệt tại Hà Nội, đó là lễ ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) thoả thuận về một khoản vay tái thiết và phát triển (IBRD) cùng bốn gói tín dụng hỗ trợ giảm đói nghèo (IDA) cho Việt Nam, với tổng số tiền là 973,5 triệu USD, theo tài liệu của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam).
“Đây là lần đầu tiên mà WB tài trợ cho việc phát triển đường cao tốc tại Việt Nam. Các khoản tín dụng ký kết hôm nay sẽ cung cấp vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thành phố có tiềm năng phát triển và góp phần hỗ trợ thực hiện các cải cách của Việt Nam”, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khi đó phát biểu tại lễ ký kết.
Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi rất được kỳ vọng của người dân và chính phủ Việt Nam cũng như những nhà đầu tư quốc tế.
Theo AmCham Vietnam thì số tiền của các khoản tín dụng trên được sử dụng để tài trợ cho Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi với giá trị là 613,5 triệu USD, tài trợ cho Dự án phát triển hạ tầng đô thị với giá trị là 210 triệu USD và khoản tín dụng dành cho Dự án Hỗ trợ giảm đói nghèo với giá trị là 150 triệu USD.
Trong số các gói tín dụng đó thì Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi rất được kỳ vọng, được đánh giá là sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ năng lực cần thiết cho sự tăng trưởng của khu vực Trung Bộ trong tương lai, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo điều kiện cho thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế thông qua hội nhập khu vực.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã được giao làm chủ đầu tư của Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Ngày 19.5.2013 Dự án đã được khởi công và dự kiến 65km đầu tiên được thông xe vào cuối năm 2016, đến năm 2018 sẽ thông xe toàn tuyến.
Vậy nhưng, ngày 23.7.2016, VEC cho biết đã phát hiện những gian dối trong sử dụng vật liệu nền đường tại gói thầu A3 có giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, thuộc Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (DA ĐNQN). VEC đã buộc nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc phải lập tức dừng thi công tại những vị trí trên, cho đến khi loại bỏ và thay thế vật liệu đạt chuẩn.
Rồi ngày 1.3.2017 tại hạng mục cầu VD09A km 107 307, tư vấn giám sát (TVGS) hiện trường đã phát hiện bãi tập kết vật liệu thép để thi công cầu VD09A của nhà thầu Giang Tô không đảm bảo kỹ thuật, quá sát mặt đất, một số thanh sắt chạm đất.
Ngày 22.3.2017, tại hạng mục cầu VD09C, TVGS kiểm tra khoan cọc nhồi cầu VD09C đã phát hiện không có phụ gia bentonite tại hiện trường. Nhà thầu không có tài liệu chứng minh dung dịch khoan hiện tại đúng yêu cầu thi công được duyệt.
Gói thầu A3 do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã liên tiếp có những sai phạm
Do đó, TVGS đã yêu cầu nhà thầu Giang Tô dừng thi công công tác khoan cọc cho đến khi bổ sung đầy đủ nguồn bentonite và các tài liệu đảm bảo cho vật liệu sử dụng làm dung dịch để khoan tạo lỗ cọc.
Video đang HOT
Vậy là bao nhiêu kỳ vọng về dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, một công trình trọng điểm, nay đã dần trở thành nỗi thất vọng gắn liền với những sai phạm liên tiếp của nhà thầu Trung Quốc tại gói thầu A3.
Những thiệt hại từ việc chậm tiến độ của nhà thầu Trung Quốc
Ngày 17.4.2017, trong công văn gửi ông Gordon A. Edwards, Giám đốc, tư vấn giám sát CS1 gói thầu A3, do ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban QLDA ĐNQN ký, có nội dung yêu cầu nhà thầu Giang Tô thay thế Giám đốc dự án gói thầu A3 là ông Sun Taiping, trước ngày 1.5.2017.
Đặc biệt, trong công văn này, VEC cho biết tư vấn giám sát sẽ xem xét thiệt hại với chủ đầu tư do việc chậm tiến độ của gói thầu A3 và thông báo cho nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng.
Thoạt nghe có thể nhiều người cũng cảm thấy an lòng vì nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối đã bị phát hiện, xử phạt và nhất là bị xem xét phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra, song phân tích kỹ thì lại thấy “buồn nhiều hơn vui”.
Bởi lẽ, nhà thầu Trung Quốc không thể bồi thường được những thiệt hại do họ gây ra, mà việc phạt theo hợp đồng chỉ mang tính chiếu lệ. Xin phép đưa ra bài toán kinh tế để chứng minh cho nhận định đó.
Cả dự án có thể bị ảnh hưởng bởi một gói thầu A3 mà nhà thầu Trung Quốc sai phạm liên tục khiến bị chậm tiến độ
Có thể thấy, thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc làm chậm trễ công trình sẽ bao gồm hai phần: phần tính toán được bằng số liệu và phần chưa thể tính được bằng số liệu (đặt trường hợp nhà thầu chấp nhận khắc phục và khắc phục được lỗi).
Thứ nhất, phần thiệt hại tính toán được bằng số liệu – đó là thiệt hại về tài chính:
Theo tài liệu của VEC, tổng vốn đầu tư của DA ĐNQN khoảng 28.000 tỉ VND, trong đó WB tài trợ 613,5 triệu USD, tương đương khoảng 13.300 tỉ VND. Vì là vốn vay dạng IDA nên lãi vay của khoản vốn này là 0%.
Vốn đối ứng của Việt Nam là 28.000 tỉ – 13.300 tỉ = 14.700 tỉ VND. Dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ (TPCP), lãi suất khoảng 7%/năm.
Như vậy, tổng vốn đầu tư cho DA ĐNQN sẽ phải chịu lãi suất vay là:
R = (13.300 tỉ x 0% 14.700 tỉ x 7%)/28.000 tỉ x 100 = 3,765%
Do đó:
Lãi vay 1 năm của DA ĐNQN là: RA3yC = 28.000 tỉ x 3,765% = 1.029 tỉ
Lãi vay 1 tháng của DA ĐNQN là: RA3mC = 1.029 tỉ / 12 = 85,75 tỉ
Lãi vay 1 ngày của DA ĐNQN là: RA3dC = 85,75 tỉ /30 = 2,858 tỉ
Gói thầu A3 có tổng giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, vậy:
Lãi vay 1 năm cho gói A3 là: RA3y = 1.360 tỉ x 3,765% = 49,98 tỉ
Lãi vay 1 tháng cho gói A3 là: RA3m = 49,98 tỉ /12 = 4,165 tỉ
Lãi vay 1 ngày cho gói A3 là: RA3d = 4,165 tỉ/30 = 0,1388 tỉ
Nếu chậm tiến độ một ngày thì gói thầu A3 sẽ làm thiệt hại riêng về lãi vay cho vốn đầu tư của gói thầu này là RA3d = 138,8 triệu VND, song thực ra nó có nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả dự án, nghĩa là thiệt hại thực tế là RA3dC = 2,858 tỉ VND.
Đặt trường hợp nhà thầu Trung Quốc chấp nhận bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ, chắc chắn con số bồi thường chỉ được tính toán xoay quanh khoản thiệt hại là 138,8 triệu VND/ngày, chứ không phải là 2,858 tỉ VND/ngày, nghĩa là rất nhỏ so với thiệt hại thực tế của Việt Nam. Bởi lẽ nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện gói thầu A3 của DA ĐNQN.
Thứ hai, phần thiệt hại chưa thể tính toán bằng số liệu – như ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và cả nước. Và phần thiệt hại này chắc chắn sẽ không thua gì thiệt hại đã tính toán được, như về lãi vay của vốn đầu tư.
Cùng với những thiệt hại về kinh tế – tài chính, việc chậm tiến độ, nhất là với những công trình trọng điểm, còn gây ra rất nhiều hệ luỵ cho kinh tế – xã hội tại khu vực được hưởng lợi nhờ dự án.
Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất mà những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
Hiện nay, có tới hàng trăm nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện những gói thầu của họ trên đất nước Việt Nam và phần lớn bị chậm tiến độ. Qua bài toán kinh tế trong tính toán thiệt hại do chậm tiến độ trong Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, có thể thấy thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc gây ra cho kinh tế Việt nam khủng khiếp như thế nào.
Trước việc nhà thầu Trung Quốc lại liên tục mắc sai phạm, điều đó khiến giới phân tích cho rằng dường như đó là những sai phạm có tính toán. Vì vậy có thể nhận diện đây là một cách phá hoại kinh tế của nhà thầu Trung Quốc, chứ không chỉ đơn giản là việc mắc lỗi trên công trường.
(Theo Một Thế Giới)
Tổng thầu Trung Quốc: Đường sắt Cát Linh Hà Đông vẫn thiếu tiền!
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) hiện đã cơ bản hoàn thành phần xây lắp công trình và hạ tầng chạy tàu, tuy nhiên các hạng mục phụ trợ của dự án vẫn còn chậm. Nguyên nhân của vấn đề được phía Tổng thầu Trung Quốc thừa nhận là do thiếu tiền.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành phần xây lắp và hạ tầng chạy tàu
Trao đổi với PV Dân trí sáng 5/5, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết, chiều qua (4/5), Bộ GTVT có cuộc họp thường kỳ với Ban Quản lý dự án Đường sắt và Tổng thầu Trung Quốc để đánh giá về tiến độ dự án.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, hiện nay, khối lượng xây lắp công trình của Dự án, phần hạ tầng chạy tàu cơ bản hoàn thành. Toàn bộ 13 nhà ga trên cao của tuyến đường sắt cũng đã hoàn thành kết cấu chính và cơ bản hoàn thành công tác trang trí, hoàn thiện các nhà ga.
Đường ray chính tuyến dài hơn 28.000 mét và 1.200 mét đường ray đường thử tàu đã hoàn thành. Nhà thầu đang triển khai thi công đường ray kết nối khu Depot và ray nhánh nội bộ đến các phân khu rà soát, sửa chữa, lập tàu.
Các biển báo trên hệ thống đường chạy tàu cơ bản đã được lắp đặt
Tuy nhiên, phần nền đường, hàng rào, đường nội bộ, một số hạng mục và gói thiết bị phục vụ dự án đang thi công nhưng vẫn chậm. Sự phối hợp giữa các nhà thầu phụ thi công các công trình liên quan chưa tốt, vướng mắc các thủ tục hải quan trong nhập khẩu thiết bị, trong công tác thanh quyết toán và nhất là thiếu vốn.
Vấn đề xây dựng quy trình vận hành, khai thác tuyến, chuyển giao, hướng dẫn cho nhân công Metro Hà Nội trong giai đoạn vận hành thử cũng được đặt ra. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các đơn vị làm việc với các cơ quan hữu quan để có được sự thống nhất về các tiêu chuẩn, quy chuẩn khi tuyến đi vào khai thác.
Phía Hà Nội, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, nguồn tài chính... để tiếp nhận việc quản lý, vận hành, khai thác tuyến Cát Linh - Hà Đông. Tuy nhiên, để vận hành, khai thác được thông suốt, cần phân định rõ trách nhiệm của Tổng thầu Trung Quốc và mốc thời gian theo hợp đồng, từ đó xác định những nội dung cần chuyển giao, đặc biệt là vấn đề đào tạo nhân lực trong thực tế khi vận hành thử.
Trên công trường công nhân đang thi công hạng mục về điện, hàn thanh tiếp địa, để đảm bảo an toàn chạy tàu trong điều kiện mưa giống có sấm sét
Ông Đường Hồng - Giám đốc điều hành dự án, Tổng thầu EPC Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc - thừa nhận: Nguyên nhân chậm tiến độ là do thiếu vốn để thanh quyết toán các công việc hoàn thành.
Theo đại diện Tổng thầu Trung Quốc, dù Ban Quản lý dự án đường sắt cũng như Tổng thầu đã chủ động, tích cực làm việc với các cơ quan liên quan và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Eximbank) nhưng vốn vẫn chưa được giải ngân đầy đủ.
Với tình hình nói trên, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, nhất là về vốn; Xây dựng trình tự thanh toán nhanh các khối lượng thi công hiện trường, bao gồm cả thanh toán cho nhà thầu phụ.
"Bộ GTVT sẽ có văn bản gửi sang ngân hàng Eximbank Trung Quốc đề nghị nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục để giải ngân vốn phục vụ dự án" - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường thông tin.
Dự án sẽ vận hành chạy thử vào tháng 10/2017 và dự kiến khai thác thương mại vào quý II/2018
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, sử dụng vốn vay của Trung Quốc với tổng mức đầu trên 18.000 tỷ đồng. Tuyến đường dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao.
Theo kế hoạch, cuối tháng 7/2017 dự án sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, tháng 10/2017 sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng. Dự kiến, quý II/2018 dự án sẽ đưa vào khai thác thương mại.
(Theo Dân Trí)
Hà Nội nói gì về việc cho Trung Quốc lập quy hoạch hai bờ sông Hồng? Chiều muộn ngày 20/3, phóng viên đã liên lạc được với ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng - người phát ngôn của UBND TP Hà Nội. Qua điện thoại, ông Quý Tiên ngắn gọn cho biết "đã biết sự việc và đang họp" rồi tắt máy. Trong khi đó, một nguồn tin của Infonet cho hay, bản chất sự việc không như...