Làm cách nào xác định được người “hối lộ tình dục”?
Theo tôi, việc đưa tội phạm “ Hối lộ tình dục” vào luật Hình sự này là đúng nhưng cần nghiên cứu chế tài này kỹ lưỡng hơn nữa, bởi, việc xác định loại tội phạm này là vô cùng khó…”, LS Hồng Thái cho biết.
Mới đây, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Doãn Khánh – Phó trưởng ban Nội chính Trung ương đã đưa ra đề xuất về việc đưa tội “Hối lộ tình dục” vào Bộ luật Hình sự sửa đổi của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Doãn Khánh, quy định này đã có trong luật của nhiều nước từ lâu, còn ở Việt Nam thì chưa từng có quy định, cũng chưa từng có ai đưa ra đề xuất về việc này.
Đây là lần đầu tiên một loại hình tội phạm hối lộ được đưa ra để trao đổi và ngay lập tức tạo sóng dư luận. Phần lớn là đồng tình, nhưng lại tỏ ra rất băn khoăn về tính hiệu quả khi xử lý. Việc điều tra, phát hiện, xử lý hối lộ vật chất tiền bạc đã khó, hối lộ tình dục còn khó hơn rất nhiều lần.
Trước đề xuất trên của Phó trưởng ban Nội chính Trung ương, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hồng Thái – Giám đốc Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp để làm rõ hơn vấn đề này.
“Hối lộ tình dục” có nên đưa vào luật Hình sự…
Trả lời Báo, Luật sư Hồng Thái (Giám đốc Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp) cho rằng, mua bán dâm, cưỡng dâm, tặng cho, hối lộ là nhưng việc vẫn thường xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà các nước đều có. Hiện trong hệ thống Văn bản pháp luật, khái niệm “hối lộ tình dục” chưa tồn tại, cho nên về mặt pháp lý chưa có căn cứ nào để xác định. Tuy nhiên, có thể hiểu nôm na, hối lộ tình dục là hành vi dùng thân xác, nhan sắc của mình hoặc của người khác cho tặng, trao đổi nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân.
Việc hối lộ tình dục rõ ràng là sự việc có và tồn tại từ xa xưa và ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, phải xác định rõ như thế nào là hối lộ tình dục? Đó là những khó khăn đặt ra nếu như chúng ta đưa “Hối lộ tình dục” vào trong Bộ luật Hình sự.
Video đang HOT
Nếu áp dụng loại tội phạm này, việc khó nhất là việc xác định chứng cứ, căn cứ. Khi người ta hối lộ, cơ quan điều tra có bắt được không. Không bắt tại hiện trường được thì phải lấy chứng cứ ở đâu.
Luật sư Hồng Thái – Giám đốc Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp.
Thực tế cũng cho thấy rằng, nhiều vụ hiếp dâm đã và đang xảy ra, nạn nhân tố cáo kẻ đã cưỡng hiếp mình nhưng lại không còn chứng cứ nên chẳng thể xử lý được. Ví dụ, nếu nạn nhân bị cưỡng hiếp xong trình báo luôn thì có thể xử lý ngay. Nếu nạn nhân để một thời gian sau thì quá khó khi bị cáo không thừa nhận. Nhất là trong trường hợp, việc bị cưỡng hiếp không thể ghi hình hay quay phim, không để lại dấu vết gì nên để xác định chứng cứ quả là vô cùng khó.
“Xac định loại tôi phạm hối lộ tình dục vô cùng khó. Cả 2 bên đều không khai hoặc có người khai nhưng không có tang chứng, vật chứng thì chúng ta cũng gặp rất nhiều vấn đề để có thể xử lý được. Nên việc đưa loại tội phạm này vào Bộ luật Hình sự là đúng nhưng cần nghiên cứu chế tài này kĩ lưỡng hơn nữa để có thể áp dụng được”, LS Hồng Thái cho biết.
HOA TRẦN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hơn 1.000 tỷ đồng bồi thường từ vụ án Vinashin chưa thể thu hồi
Nguyên nhân theo Phó Trưởng ban Nội chính TW là do tập trung vào việc chứng minh hành vi vi phạm mà quên kê biên, phong tỏa tài sản do vi phạm mà có
Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp) vừa trả lại toàn bộ đơn cho các chủ thể được thi hành án và hơn 1.000 tỷ mà tập thể và các cá nhân của Vinashin phải bồi thường theo phán quyết của tòa án hiện không thu được đồng nào.
Phó trưởng ban Phạm Anh Tuấn cho biết Ban Nội chính rất bức xúc trước việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp. Ảnh: Noichinh.vn.
Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Phó Ban Nội chính Trung ương cho biết tại hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm với 11 ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy khu vực đồng bằng Bắc bộ và Bắc miền Trung diễn ra ngày 24/7.
Báo cáo đánh giá tình hình phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn một số hạn chế trong thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tình hình tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài tiềm ẩn phức tạp, nhất là trong thực hiện các dự án giao thông vận tải có sử dụng vốn ODA...
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Bá Cường, Trưởng ban Nội chính thành ủy Hải Phòng cho hay, việc xử lý các vụ việc tham nhũng ở địa phương có khó khăn do đối tượng tham nhũng là chủ thể đặc biệt. Bên cạnh đó, địa phương cũng gặp khó trong trong áp dụng pháp luật như đánh giá thế nào là tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Một bất cập của riêng Hải Phòng được ông Cường đưa ra, đó là thiếu đội ngũ điều tra viên. "Vì thiếu nhân lực nên có những vụ đề nghị khởi tố từ năm ngoái nhưng sau nhiều lần ra hạn điều tra, bàn bạc, thay đổi tội danh thì vừa rồi mới khởi tố. Đây là cái yếu của cơ quan tố tụng cấp huyện", ông Cường thông tin.
Người đứng đầu Ban Nội chính Hải Phòng bày tỏ băn khoăn nếu như quy định cho phép quan tham dùng tiền chuộc mạng trong Dự thảo Luật hình sự được thông qua. Theo ông Cường, cần rút kinh nghiệm điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải sửa, khi mà Tổng liên đoàn đã có ý kiến từ khi dự thảo nhưng Quốc hội vẫn thông qua. "Những điều liên quan đến lĩnh vực rất nhạy cảm như phòng chống tham nhũng mà không thận trọng thì có thể gây bức xúc trong nhân dân và tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá", ông Cường cảnh báo.
Trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Thái Bình, ông Đoàn Hồng Kỳ nêu ra những vấn đề nổi cộm của tỉnh, trong đó tình hình diễn biến của các thế lực thù địch. Theo ông Kỳ, ở Thái Bình trước đây có một số người chống phá Đảng, nhà nước và bị xử lý. Nhưng vẫn còn một số người vẫn tìm cách móc nối, phát tán tài liệu chống đối. Ban Nội chính tỉnh đã tập trung quyết liệt để giải quyết vấn đề này.
Để Ban Nội chính địa phương có hành lang pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ, người đứng đầu ngành Nội chính Thái Bình đề nghị bổ sung, quy định rõ thẩm quyền của Ban Nội chính, có thể được đi vào một khâu nào đó trong vụ án. "Nhiều người rất mơ màng về trách nhiệm. Phạm vi nội chính tuy rộng nhưng hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, hoàn thiện và còn rất nhiều vướng mắc. Bây giờ bảo chúng tôi vào kiểm tra xem cơ quan công an làm có nghiêm túc không thì hơi khó", ông Kỳ nêu.
Kết luận hội nghị, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Phạm Anh Tuấn cho biết, trước đây, tham nhũng thường mang tính tự phát, nhưng giờ mang tính tổ chức, lợi ích nhóm rất rõ nét. "Tham nhũng giờ không chỉ một người, một nhóm người, không chỉ một cấp mà nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp... nên chống rất khó", ông Tuấn đánh giá.
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, mức độ thiệt hại của các vụ án tham nhũng lớn ngoài sức tưởng tượng. Giang Kim Đạt, chỉ là trưởng phòng nhưng tham ô quá dễ dàng gần 400 tỷ đồng. Hay việc mua bán ụ nổi trong vụ án Dương Chí Dũng, giá thực chỉ hơn 2 triệu USD nhưng đội giá lên hơn 9 triệu USD.
"Các đồng chí ở Đồng Nai băn khoăn, không biết xử lý ụ nổi đó như thế nào. Trong bản án không tuyên là hủy hay xử lý ra sao. Đánh chìm, hay dắt ra cũng đều khó, vì vậy vẫn phải nuôi ụ nổi đó", ông Tuấn nêu.
Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, bản án vụ Vinashin tuyên tập thể, cá nhân phải bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng nhưng hiện chưa thu được một xu nào. Tổng cục thi hành án (Bộ Tư pháp) vừa trả lại một loạt đơn yêu cầu thi hành án của các cơ quan tổ chức cá nhân được thi hành án. Riêng cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình phải bồi thường hơn 500 tỷ nhưng cũng chưa thu được một đồng nào.
"Nguyên nhân ở đâu? Hóa ra, trong suốt quá trình điều tra, truy tố xét xử, chúng ta tập trung cao độ vào việc chứng minh hành vi vi phạm nhưng quên kê biên tài sản của hành vi vi phạm, quên phong tỏa tài sản. Khi bản án có hiệu lực giao cho cơ quan thi hành án nhưng họ biết tài sản ở đâu mà thu hồi", ông Tuấn phân tích.
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, việc thu hồi tài sản tham nhũng, vi phạm rất thấp, và Ban Nội chính trung ương rất bức xúc về chuyện này. Lãnh đạo Ban Nội chính cho rằng cá nhân ông hy vọng từ vụ việc thu hồi tài sản của Giang Kim Đạt, các cơ quan thực thi pháp luật khi tiến hành chứng minh hành vi vi phạm cũng đồng thời phong tỏa tài sản để làm cơ sở cho việc thu hồi tài sản sau khi bản án có hiệu lực./.
Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Phạm Anh Tuấn cho hay, từ khi lập nước (năm 1945) cho tới trước tháng 10/2012, Việt Nam chỉ tử hình một trường hợp là đại tá Trần Dụ Trâu - Cục trưởng Quân nhu vì tham ô. Nhưng từ 10/2012 tới nay, trong xử lý án tham nhũng đã tử hình 8 trường hợp.
Theo Võ Hải
Theo_VOV
Thu hồi tài sản tham nhũng của Giang Kim Đạt ở Singapore không khó? Ông Pham Anh Tuân - Pho trương Ban Nôi chinh Trung ương, cho biêt hiện nay sô nươc tham gia Công ước về chống tham nhũng của Liên Hơp Quốc tương đối nhiều nên viêc kê biên, phong toa tai san cua Giang Kim Đat ơ Singapore là không khó. Ông Pham Anh Tuân. Trao đôi vơi bao chi bên lê buôi tông...