Làm cách nào để phòng chống xe ôtô mất phanh?
Thời gian qua, hàng loạt vụ tai nạn giao thông với nguyên nhân xe ôtô mất phanh dấy lên câu hỏi về an toàn. Vậy mất phanh là gì và làm thế nào để giảm thiểu tai nạn do mất phanh?
Mất phanh xe ôtô là hiện tượng hệ thống phanh/hãm của xe mất tác dụng không còn khả năng làm giảm tốc độ của xe, hãm hay dừng xe.
Thường thì xe tải chỉ được trang bị hệ thống phanh tiêu chuẩn như hệ thống phanh thủy lực hoặc phanh khí nén có trợ lực chân không. Còn những dòng xe khách được trang bị thêm hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS và phân phối lực phanh EBD.
Dòng xe du lịch (các hãng xe có thương hiệu) thường được trang bị hệ thống an toàn cao cấp hơn những dòng xe tải và xe khách như: Hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS, Phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA, Hệ thống cân bằng điện tử ESP và một số dòng xe còn được trang bị chức năng hỗ trợ xuống dốc (hỗ trợ đổ dốc).
Hiện tượng mất phanh xe rất ít khi xảy ra, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ xe nào. Trọng lượng và tốc độ của xe ảnh hưởng rất lớn đến lực phanh của hệ thống phanh. Trọng lượng càng lớn, tốc độ càng cao thì quãng đường phanh (quãng đường dừng xe) càng lớn.
Những xe vận hành đường dài, đường đèo dốc sẽ dễ bị mất phanh hơn vì người lái xe hay phải sử dụng phanh nhiều hơn. Có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng “mất phanh” nhưng lý do chính là hệ thống phanh trên xe không đạt tiêu chuẩn an toàn do không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, má phanh có thể bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị dò rỉ…
Video đang HOT
Ngoài ra cách người chủ của chiếc xe ôtô sử dụng chân phanh quá nhiều và đạp phanh kéo dài khi đi đường đèo dốc cũng làm cho hệ thống phanh bị quá nhiệt (quá nóng) gây ra hiện tượng bị cháy phanh thậm trí làm lộn CUPEN xy lanh phanh khi đạp phanh mạnh, gấp.
Chính vì vậy, trong qúa trình sử dụng xe ôtô – người sử dụng xe phải đảm bảo đúng chế độ bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất. Đặc biệt trước các chuyến đường dài hay đường đèo dốc, xe cần phải được kiểm tra kỹ hệ thống an toàn nói chung và hệ thống phanh nói riêng.
Khi vận hành trên đường đèo dốc phải đảm bảo tốc độ an toàn và chọn đi ở số thấp, sử dụng chân phanh nhấp nhả nhẹ nhàng để giảm tốc, không đạp phanh kéo dài gây nóng và cháy phanh.
Theo Nghean24h.vn
Những bộ phận xe ô tô hay "dở chứng" cần kiểm tra, sửa chữa ngay trước Tết
Sau 1 năm sử dụng, nếu không bảo dưỡng đúng cách và thường xuyên, nhiều bộ phận trên ô tô sẽ "dở chứng" và bắt đầu hư hỏng, khiến tài xế tốn kém chi phí sửa chữa.
Sau quá trình sử dụng, nếu không bảo dưỡng đúng cách và thường xuyên, nhiều bộ phận trên ô tô sẽ "dở chứng" và bắt đầu hư hỏng, khiến tài xế tốn kém chi phí sửa chữa, đặc biệt gây phiền phức trong dịp nghỉ lễ Tết.
Dưới đây 6 bộ phận cần lưu ý, kiểm tra ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Đèn xe
Sau 1 năm sử dụng, nếu không bảo dưỡng đúng cách và thường xuyên, nhiều bộ phận trên ô tô sẽ "dở chứng" và bắt đầu hư hỏng, khiến tài xế tốn kém chi phí sửa chữa.
Hệ thống đèn trên ô tô là bộ phận "nhạy cảm" bậc nhất. Thông thường, sau thời gian sử dụng, đèn xe dễ dính lỗi phát sáng chập chờn khi xe thường xuyên đi qua những địa hình lầy lội nhiều "ổ gà". Nguyên nhân xuất phát từ những va chạm, nguồn điện không ổn định, hoặc hiệu điện thế của ắc-quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng.
Ngoài ra cũng không thể loại trừ khả năng hệ thống dây điện của xe ô tô bị đứt đoạn do bị chuột tấn công khiến cho đèn xe không sáng.
Chính vì vậy, tài xế cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện của ô tô. Đặc biệt, khi lái xe ô tô vào ban đêm hoặc lái xe đường dài, trước khi khởi hành chủ xe phải kiểm tra cẩn thận lại hệ thống đèn xe và mang theo đèn ô tô dự phòng.
Hệ thống cần gạt nước
Cần gạt nước cũng là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất trên ô tô. Cần gạt rất thường bị gỉ sét do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước mưa, cộng thêm việc vệ sinh và chăm sóc xe không tốt sẽ khiến cho bộ phận này nhanh xuống cấp. Đáng nói, việc cần gạt mưa hoạt động kém hoặc bị hỏng hóc sẽ khiến tài xế gặp khó khăn trong trường hợp phải lái xe dưới trời mua do bị cản trở tầm nhìn.
Thông thường lưỡi gạt mưa là bộ phận hay hư hỏng ở hệ thống cần gạt nước do cấu tạo từ cao su, chịu ma sát và tác động của môi trường thường xuyên nhất. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay cần gạt sau 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa, hiện tượng lão hóa lưỡi cao su sẽ diễn ra nhanh hơn.
Các bộ lọc trên ô tô
Mỗi bộ lọc trên ô tô đều giữ những vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động vận hành của chiếc xe. Những bụi bẩn sẽ được các bộ lọc loại bỏ sạch sẽ, giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn, từ đó tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Theo các chuyên gia về ô tô, thông thường chủ xe cần kiểm tra thường xuyên và thay định kỳ lọc gió động cơ 1 - 2 lần/năm hoặc sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, các chủ xe nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên hơn để động cơ luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu tốt nhất.
Phanh xe
Phanh chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe, giúp bảo vệ tính mạng cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên đây cũng là bộ phận dễ gặp vấn đề và bị hỏng hóc nhất. Những vấn đề thường gặp ở phanh xe như má phanh bị biến dạng, dầu phanh cạn, ống dẫn dầu bị gỉ sét và rò rỉ...
Thường thì sau khi di chuyển được quãng đường là 15.000 km - 20.000 km thì chủ xe nên đưa xe đến các gara có uy tín để kiểm tra và thay phanh xe. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
Ống dẫn nhiên liệu
Là một bộ phận thường xuyên bị gỉ sét, ăn mòn, rò rỉ thậm chí là bị thủng. Ống dẫn nhiên liệu hỏng hóc sẽ làm chiếc xe của bạn bị rò rỉ nhiên liệu, vừa hao xăng vừa có nguy cơ xảy ra cháy nổ nếu không cẩn thận.
Chính vì thế, bên cạnh việc kiểm tra thường xuyên, khi thấy xe đang di chuyển và có mùi xăng bất thường, chủ xe nên dừng ô tô ngay lập tức để xử lý kịp thời tình huống này.
Lớp sơn vỏ xe
Chỉ sau một năm sử dụng, sự xuống cấp của lớp sơn bóng vỏ xe sẽ thấy rõ rệt ngay cả khi xe không vị va quẹt. Nguyên nhân của việc này là do quá trình rửa xe không đúng kỹ thuật hoặc dùng khăn lau xe khi vỏ xe nhiều bụi bẩn. Khi đó, cát bẩn sẽ bám vào chiếc khăn và chà xát vào vỏ xe, làm xước sơn bóng.
Lời khuyên không nên dùng khăn lau xe khi vỏ xe bám bụi bẩn, mà chỉ lau sau khi rửa sạch với mục đích là lau khô nước. Khi rửa xe, phải dùng súng phụt nước áp suất cao phụt kỹ chất bẩn bám trên vỏ xe trước khi rửa lại bằng hóa chất chuyên dùng. Các khu vực vỏ xe bẩn hơn (như nẹp hông, các chắn bùn, cản trước và sau...) cần được rửa riêng
Theo Nghean24h.vn
Dấu hiệu nguy hiểm từ hệ thống phanh ô tô, bỏ qua có thể 'mất mạng' Hệ thống phanh ô tô là bộ phận quan trọng nhất nên mỗi khi xuất hiện dấu hiệu bất thường nếu tài xế bỏ qua sẽ vô cùng nguy hiểm. Dấu hiệu má phanh đang bị mòn Hầu hết các mẫu xe được trang bị một hệ thống phanh thường được gọi là phanh đĩa. Cách hoạt động của hệ thống phanh này...