Lâm Bình mở điểm check in trên đèo Khau Lắc
Tận dụng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, lãng mạn của đèo Khau Lắc, UBND huyện Lâm Bình đã giao cho HTX Thanh niên xã Bình An mở điểm check in trên đỉnh đèo quảng bá mạnh cho du lịch của địa phương.
Điểm check in chính gần đỉnh đèo.
Điểm check in kéo dài 2 km phía đèo địa phận xã Bình An chia làm 4 phân khu: Khu ẩm thực, khu trồng hoa, khu check in, khu vườn đá. Điểm check in trên đèo Khau Lắc mới đi vào hoạt động được khoảng 1 tuần nhưng đón nhiều du khách dừng chân, chụp ảnh, uống nước. Hiện HTX chưa thu tiền vé, chỉ thu tiền nước. Nông sản của bà con địa phương đem đến đây bán cũng được nhiều du khách mua về làm quà. Trong thời gian tới HTX sẽ tiếp tục xây dựng, nâng cấp các điểm check in, bảo đảm hấp dẫn du khách.
Khu vườn đá thu hút đông du khách chụp ảnh.
Khu ẩm thực dưới chân đèo đang được HTX Thanh niên Bình An hoàn thiện, đưa vào phục vụ du khách.
Video đang HOT
Du khách tìm đến điểm check in trên đèo Khau Lắc.
Mê hồn vẻ đẹp của tứ đại đỉnh đèo nổi danh Tây Bắc
Được mệnh danh là tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, đèo Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin và Khau Phạ đã trở thành huyền thoại đối với những ai từng đặt chân đến với mảnh đất Tây Bắc.
Đèo Mã Pí Lèng, Hà Giang
Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo hiểm trở, xuất phát từ núi Mã Pí Lèng nối Mèo Vạc tới Đồng Văn, đoạn đường đèo uốn lượn dài khoảng 20km này được ví như một con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang núi khác.
Trong tiếng Quan Hỏa, Mã Pí Lèng có nghĩa là "sống mũi của con ngựa"nhưng theo nghĩa bóng thì ám chỉ sự hiểm trở của đường đi, nơi có những con dốc cao, những khúc cua góc cạnh.
Từ năm 2009, núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Đặc biệt, đỉnh đèo Mã Pí Lèng còn là một trong những điểm quan sát toàn cảnh núi rừng Tây Bắc đẹp nhất tại Việt Nam.
Đèo Ô Quy Hồ, Sapa
Là con đèo duy nhất giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc với gần 50km đường đèo, Ô Quy Hồ là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ nhất ở nước ta.
Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết, nhói lòng của một loài chim gắn liền với câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Ngoài tên gọi Ô Quy Hồ, con đèo này còn được biết đến với tên gọi đèo Hoàng Liên (do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn) hay đèo Mây.
Với những cung đường uốn lượn quanh co, đèo Ô Quy Hồ còn được mệnh danh là vua đèo của núi rừng Tây Bắc, cũng như là địa điểm check-in nổi tiếng của giới trẻ.
Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin hay dốc Pha Đin, là nơi nối liền biên giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với độ dài 32km, nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, với điểm cao nhất là 1.648 m.
Tên gọi Pha Đin bắt nguồn từ tiếng Thái có nghĩa là "trời và đất" nhằm hàm ý chỉ đây chính nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Nổi tiếng là cung đường đèo hiểm trở, nguy hiểm, nhưng đèo Pha Đin lại có cảnh đẹp đến mê hồn. Dưới chân núi là những làng bản của người Thái sinh sống, lưng chừng đèo mây phủ mịt mờ. Trên đỉnh đèo, một màu trắng xóa của mây quyện với màu trời xanh đã tạo nên cảnh sắc tuyệt mỹ nơi đây.
Đèo Khau Phạ, Yên Bái
Là cung đường dài nhất trên tuyến quốc lộ 32. Đã từ lâu, đèo Khau Phạ được biết đến với những con đường đèo quanh co và dốc thẳng đứng bậc nhất Việt Nam. Đèo Khau Phạ nằm giáp giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.
Theo tiếng Thái, đèo Khau Phạ có nghĩa là "Sừng Trời" để ám chỉ những đỉnh núi cao chọc trời xuyên thẳng lên giữa biển mây trắng xóa.
Ngoài những cung đường đèo hiểm trở, đèo Khau Phạ còn là một trong những địa điểm check-in tuyệt đẹp với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng óng.
Du lịch biển hồ Quỳnh Nhai - Sơn La Khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai là một trong những tọa độ du lịch hot nhất của tỉnh Sơn La, nằm tại xã Mường Giàng, cách trung tâm thành phố khoảng 60 km. Khu sinh thái này xây dựng từ 2018 và nhanh chóng đi vào hoạt động, trở thành địa thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Cây cô...