Làm bể xập xệ để nuôi lươn kiểu chơi chơi mà tiền lời không hề nhỏ
Nếu người không hiểu, khi nhìn thấy 2 cái bể nuôi lươn xấu, xập xệ của ông Văn Tấn Qui, ngụ ấp Sa Bâu, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) ai cũng cho là ông nuôi chơi chơi. Ấy nhưng, đừng nhầm, thực ra ông Qui nuôi lươn theo quy trình “sạch” với bể nuôi bằng tấm bạt nhựa kết hợp nước trong bể hoàn toàn là nước sạch. Và tiền lời thu được sau mỗi lứa bán lươn không hề nhỏ chút nào.
Nếu như nhiều hộ chọn nuôi lươn bằng cách xây bể ximăng và dùng bùn nhão cho vào bể nuôi để tạo môi trường nhân tạo gần giống điều kiện sống tự nhiên của lươn và đây được xem là cách mà nhiều người lựa chọn, nhưng với ông Văn Tấn Qui, nuôi lươn theo quy trình “sạch” với bể nuôi bằng tấm bạt nhựa kết hợp nước trong bể hoàn toàn là nước sạch.
Ông Qui cho biết, người ngoài trông vào thì 2 bể lươn của gia đình ông rất xấu, xập xệ, nhưng thực ra lại là nuôi lươn sạch. Ông dùng nước máy để nuôi lươn.
Có dịp ghé tham quan mô hình nuôi lươn của ông Qui, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bởi bể nuôi có diện tích khá nhỏ như bể chứa nước tạm để rọng lươn, nước trong veo, nhìn rõ từng con lươn. Ông Qui chia sẻ: “Tôi nuôi lươn hơn 1 năm rồi. Nuôi lươn không tốn công chăm sóc, lợi nhuận lớn, diện tích làm bể nuôi không đáng kể. Đây là mô hình làm giàu ở nông thôn”.
Ông Qui dẫn chứng: “Chẳng hạn tôi dùng bạt nilông làm bể có tổng diện tích 6m2 chia làm 2 bể nuôi, thả được 2.000 con lươn giống. Số tiền mua tấm bạt nilông để nuôi lươn khoảng 200.000 đồng, ngoài ra không còn tốn bất kỳ vật liệu nào thêm phục vụ cho bể lươn, chủ yếu tốn tiền nước hàng tháng nhưng số tiền này không đáng kể vì nước dùng chỉ một lượng nhỏ, cho nước vào ngập chưa tới 1/3 bể nuôi…”.
Theo ông Qui, lúc con lươn mới đem về nuôi có kích thước bằng chân nhang, nuôi khoảng 8 tháng, lươn nặng khoảng 300g – 350g/con và số lươn đạt được trọng lượng trên chiếm hơn 70% số lươn thả nuôi và đây là lươn loại I, số lươn còn lại từ 200g – 250g/con. Giá bán bình quân 250.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, lợi nhuận 20 triệu đồng/1.000 con”.
Cũng theo ông Qui, qua 1 năm rưỡi, gia đình ông nuôi được 2 đợt lươn, tương đương 4.000 lươn giống, trừ hết chi phí, lợi nhuận 80 triệu đồng, đó là tính giá bán thương lái thu mua. Còn riêng ông Qui, nuôi lươn bán trực tiếp cho thực khách khi tới quán ăn của gia đình nên giá lươn cao hơn chút đỉnh, cộng với tiền chế biến món ăn, thì lợi nhuận tăng gấp đôi so với việc bán ra thị trường theo hình thức cân ký.
Ông Qui thông tin thêm: “Trước khi nuôi lươn, tôi đã học hỏi kinh nghiệm nuôi của nhiều hộ dân tại các địa phương. Qua nhiều mô hình, tôi thấy lươn nuôi theo hình thức làm bể bạt nilông và không dùng bùn nhão cho vào bể là hướng nuôi “sạch” nhất, kèm theo đó có lợi nhiều mặt hơn nuôi bằng hình thức “truyền thống” và việc lươn nuôi trong bể nước trong có thể sớm phát hiện các triệu chứng bệnh, kịp thời điều trị, giảm tỷ lệ lươn nuôi bị thất thoát và nhất là giai đoạn lươn mới bắt về nuôi, chúng rất nhỏ nếu lươn bệnh thời điểm này dễ bị chết hàng loạt nếu chậm điều trị bệnh cho chúng”.
Video đang HOT
Để đảm bảo nuôi lươn theo hướng “sạch” an toàn, ông Qui sử dụng nước tại ao nuôi hoàn toàn bằng nước máy hợp vệ sinh và dùng các loại thức ăn viên của cá da trơn làm mồi ăn hàng ngày để lươn ăn. Do vậy, mỗi đợt lươn xuất bán đạt gần 100% lượng lươn thả giống.
Ông Qui chia sẻ kinh nghiệm: “Lươn nuôi rất dễ, chỉ cần cho ăn 2 lần/ngày, buổi sáng tầm 7 giờ, buổi tối trong khoảng thời gian 18 giờ – 20 giờ. Đặc biệt phải chú ý thay nước bể nuôi thường xuyên, lươn ăn xong buổi sáng là tiến hành tháo nước trong bể ra và đưa nước mới ngay vào bể và vòng xoay cứ tiếp tục vào sáng hôm sau, phải thay nước mỗi ngày, nếu quên lươn có thể bị chết hàng loạt vì chúng quen sống trong môi trường nước sạch”.
Nuôi lươn thì không tốn công chăm sóc nhiều và ít bị bệnh, nếu có bệnh chỉ là bị ghẻ, loại bệnh này rất dễ trị, chỉ cần mua thuốc về xử lý nước trong bể nuôi lươn hết ngay ngày hôm sau. Với hiệu quả nêu trên, tới đây ông Qui sẽ mở rộng bể nuôi và tăng số lượng lươn nuôi lên 10.000 con/năm nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống cũng như mong muốn cung cấp “lươn sạch” đến tay người tiêu dùng.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thuận Hòa (Châu Thành) Lưu Giang Điều đánh giá: “Mô hình nuôi lươn của ông Văn Tấn Qui là một trong những mô hình nuôi lươn theo hướng sạch thành công trên địa bàn xã. Lươn nuôi chiếm diện tích nhỏ, phù hợp với người dân ít đất sản xuất, nhẹ công chăm sóc, người lớn tuổi vẫn có thể nuôi được. Đây là mô hình làm giàu từ nông nghiệp, chăn nuôi làm giàu. Do vậy, Hội Cựu chiến binh xã dự kiến sẽ nhân rộng mô hình trong các hội viên trên địa bàn toàn xã nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hội viên”.
Theo Thanh Thảo (Báo Sóc Trăng)
Chỉ 10 triệu đồng đầu tư được chuồng trại nuôi tới 2.000 con gà
Mới nuôi gà ta 3 năm nay, nhưng vợ chồng nông dân người Mường anh Ngọc Văn Tỵ và chị Đinh Thị Hoan ở xóm Đình, xã Thượng Long, huyện Yên Lập (Phú Thọ) là một trong những hộ có quy mô nuôi gà lớn nhất xã. Điều đáng nói, do không có nhiều tiền, gia đình chị Hoan có cách nuôi gà vô cùng độc đáo, rất tiết kiệm và nhiều lãi.
Hiện gia đình chị Hoan đang nuôi hơn 2.000 gà sinh sản. Giống gà chị Hoan nuôi là giống gà ta. Trứng gà đẻ ra đến đâu, chị Hoan không ăn hay bán mà gom lại bỏ vào máy ấp trứng để sản xuất con giống.
Nhờ nuôi gà, mỗi tháng gia đình chị Hoan thu lãi hơn 4 triệu đồng, tính ra được hơn 1 chỉ vàng.
Chúng tôi đến khi chị Hoan đang chăm sóc đàn gà. Vừa làm, chị Hoan phấn khởi nói: "Cứ 3 ngày tôi gom được 1 khay đầy trứng cho vào máy ấp. Mỗi tháng tôi xuất bán 500 con gà giống với giá 10.000 đồng/con, thu về 5 triệu đồng. Đồng thời mỗi tháng tôi thu về thêm 2 triệu đồng nhờ bán thịt gà ta thương phẩm. Nhờ nuôi gà mỗi tháng tôi thu lãi 4 triệu đồng, tính ra được hơn 1 chỉ vàng. Quả đúng là "gà đẻ trứng vàng".
Trứng gà đẻ ra đến đâu, chị Hoan không ăn hay bán mà gom lại bỏ vào máy ấp trứng để sản xuất con giống.
Nhiều năm trước, gia đình chị Hoan thuộc diện hộ nghèo nhất, nhì ở thôn. Chị Hoan bảo, nhà nghèo, đông con, đất đai canh tác không có nhiều, cuộc sống cả gia đình chỉ trông chờ vào vài sào lúa. Những lúc nông nhàn, anh Tỵ đi làm thuê, còn chị vào rừng đào măng, kiếm củi. Vất vả trăm bề nhưng thu nhập chẳng đáng là bao.
Đối với khu để gà đẻ trứng, anh Tỵ dùng tre, luồng đóng chuồng gà, chuồng cao 2m, chia làm 3 tầng. Mỗi tầng anh Tỵ lại chia làm 95 ngăn. Theo anh Tỵ, tính hết chi phí mua tre, luồng, bạt làm chuồng cho đàn gà 2.000 con chưa đến 10 triệu đồng.
Năm 2013, anh chị gom góp vốn mua được cái máy xay xát. Làm máy xay xát, thấy dư nhiều cám, trấu anh chị tiếc của bèn đầu tư chăn nuôi thêm con gà, con lợn. Lúc đầu, chị Hoan chỉ mua 50 con gà giống, đôi lợn nái về nuôi. Nhờ mát tay, chăm chỉ đàn gà, đàn lợn lớn nhanh như thổi. Lời lãi lứa này, chị lại để đầu tư mở rộng quy mô nuôi lứa sau.
Mỗi ngăn được đóng với kích thức 50 x 50 x 50 cm để gà đẻ.
Thấy nuôi gà cho hiệu quả cao hơn nên gia đình Hoan dồn vốn đầu tư tập trung nuôi gà. Đàn gà từ 50 con nhân đàn lên 500 con rồi đến bây giờ là 2.000 con gà sinh sản (trong đó có hơn 1.000 gà mái đang đẻ trứng). Mở rộng quy mô đầu tư nuôi đàn gà đồng nghĩa với phải đầu tư xây thêm chuồng trại. Khoản này, vợ chồng chị suy nghĩ "nát óc", bởi có bao nhiêu vốn đều đầu tư mua giống, mua ngô, thóc cho đàn gà hết cả.
Năm 2016, được vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình chị Hoan đã đầu tư máy ấp trứng.
Tuy nhiên "cái khó ló cái khôn", tận dụng lợi thế miền núi sẵn tre, nứa, luồng, anh chị thiết kế chuồng theo cách siêu tiết kiệm. Theo đó, đối với khu để gà đẻ trứng, anh Tỵ dùng tre, luồng đóng chuồng gà. Mỗi khu chuồng gà đẻ cao 2m, chia làm 3 tầng, mỗi tầng có 95 ngăn được đóng với kích thức 50 x 50 x 50 cm để gà đẻ. Sau đó, anh Tỵ lấy bạt quây chuồng lại.
Mỗi tháng chị Hoan xuất bán 500 gà giống, với giá 10.000 đồng/con.
Còn đối với gà trống, gà hậu bị thì chuồng trại làm vô cùng đơn giản. Do nuôi gà thả vườn, anh Tỵ chỉ cần đóng mấy cây luồng làm chỗ để tối về gà trú chân ngủ là xong.
Để gà có tỷ lệ nở cao, chị Hoan nuôi ghép 1 gà trống với 10 gà mái và tiêm phòng vaccine đầy đủ.
"Tính hết chi phí mua tre, luồng, bạt làm chuồng cho đàn gà 2.000 con chưa đến 10 triệu đồng. Công làm chuồng thì vợ chồng tôi túc tắc làm dần nên không phải thuê mướn. May là, thời tiết miền núi mát mẻ, xung quanh chuồng gà lại nhiều cây cối, nên mùa hè nắng nóng, chuồng trại tuy đơn sơ nhưng đàn gà vẫn sinh trưởng, phát triển tốt", anh Tỵ thổ lộ.
Theo Danviet
Trai Kinh Bắc nuôi 20 bò sữa vừa làm vừa chơi lãi 2 triệu đồng/ngày Từ việc phải tất bật suốt ngày chăm đàn bò sữa hơn 20 con, vất vả còn hơn nuôi con mọn, nhờ áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi anh nông dân Tạ Quang Trung đã có thể nhàn nhã đút túi tiền triệu mỗi ngày. Mới nuôi bò sữa được 4 năm nhưng với quy mô 23 con bò sữa, anh...