Làm báo ở World Cup
World Cup là ngày hội của bóng đá thế giới mà bất kỳ phóng viên thể thao nào cũng muốn góp mặt. Tuy nhiên, FIFA chỉ cấp vài ngàn thẻ cho cả triệu đầu báo trên thế giới. Ngay tại Việt Nam, thẻ chính thức cho báo giấy, tức là được vào sân, tham gia họp báo chỉ được FIFA ưu tiên cho 2 thẻ. Còn những thẻ khác chỉ có thể làm… bên lề. Nhưng chuyện tác nghiệp ở World Cup không hề sung sướng mà cũng lắm nỗi gian truân.
Đi World Cup như đi… chiến trường
4 năm trước, World Cup được tổ chức ở Nam Phi – một trong những đất nước đẹp, giàu có nhất Châu Phi nhưng an ninh cũng khá bất ổn. Nhiều phóng viên Việt Nam đi tác nghiệp đã tìm những “cẩm nang” để tới Nam Phi và ngã ngửa khi biết rằng một trong những điều cần nhớ nhất là đến Nam Phi gặp cướp thì tốt nhất là ngoan ngoãn đưa tiền ra, tuyệt đối không chống cự vì nếu làm thế chắc chắn sẽ bị… ăn đạn.
Tưởng chỉ là “dặn cho vui” không ngờ ở World Cup, tình trạng phóng viên bị cướp là có thật, khiến nhiều phóng viên rơi vào tình trạng “chưa hết World Cup đã tiêu… hết tiền”. Chẳng hạn, ba phóng viên theo đoàn bóng đá Bồ Đào Nha đã bị bọn cướp táo tợn vào tận khách sạn “xin đểu”. Sau khi đột nhập, những kẻ lạ mặt đã lấy đi nhiều tiền mặt, laptop, hộ chiếu, máy ảnh, thẻ phóng viên World Cup và điện thoại di động của 3 phóng viên này (trị giá khoảng 35.000USD). Ngay sau đó, giới làm báo ở World Cup bàng hoàng khi nghe tin 4 phóng viên Trung Quốc bị chặn xe trên đường họ tới Johannesburg, bọn cướp trang bị vũ khí khiến những nhà báo đến từ Trung Quốc chẳng còn cách nào khác là ngoan ngoãn nộp hết 10.000USD mang bên mình.
Nhà báo Anh Ngọc của TTXVN đang tác nghiệp tại World Cup 2014. – ảnh FB
World Cup 2014 trên đất Brazil chưa thấy có phóng viên bị cướp nhưng đã có người bị… bắn. Ngay trong những ngày đầu tiên diễn ra World Cup, nhà báo Shasta Darlington, Trưởng đại diện của hãng tin CNN tại Brazil đã bị thương khi cô đang tác nghiệp đưa tin trực tiếp về vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Sao Paulo bên ngoài sân vận động World Cup 2014. Trong lúc hỗn loạn Darlington đã bị ngạt hơi cay và một vết cắt ở tay. Một nhà báo của AP cũng bị thương trong một diễn biến tương tự.
Sở dĩ có tình trạng mất an ninh với những đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát Brazil bởi nhiều người dân Brazil tức giận vì chính phủ đã dùng quá nhiều tiền để chi cho World Cup trong khi đất nước còn rất khó khăn.
Điều khá ngạc nhiên là dù đội tuyển Trung Quốc không lọt vào World Cup nhưng số lượng phóng viên Trung Quốc tới Brazil dịp này lên tới 120 người. Nhiều phóng viên khi tác ngiệp ở Brazil cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười, chẳng hạn như nữ phóng viên Sabina Simonato đã bất ngờ bị một CĐV tuyển Croatia “cưỡng hôn” ngay trong một chương trình truyền hình trực tiếp. Hay một nhà báo ở Đan Mạch sau một chuyến đi Brazil đã quyết định viết đơn thôi việc do nhận thấy World Cup là một cuộc chơi quá tốn kém trong khi phần đông người dân Brazil có mức sống trung bình và đói khổ.
Người Việt ở World Cup
Video đang HOT
Nếu như những World Cup gần đây như ở Đức, Nam Phi thì những phóng viên Việt Nam không quá vất vả bởi tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Thế nhưng ở Brazil thì câu chuyện hoàn toàn khác, người dân đa số dùng tiếng Bồ Đào Nha.
Một CTV kể rằng đi đâu anh cũng phải kè kè các điện thoại, mở sẵn Google Translate để sẵn 2 tab, một tab để phần chuyển ngữ Anh – Bồ để… hỏi, còn khi nghe trả lời thì nhờ viết ở tab Bồ – Anh. Anh này cũng than phiền rằng do “nói một đằng – nghe một nẻo” để rồi chấp nhận “đắng lòng” với một đĩa tôm giá nửa triệu. Có vẻ như người Brazil cũng khá nhanh nhạy trong việc… kiếm tiền khi những người biết tiếng Anh đã quyết định mở dịch vụ… dịch thuê. Chỉ có điều dịch vụ này quá đắt, chẳng hạn một cuộc phỏng vấn cỡ 5 phút, “phiên dịch” sẵn sàng đòi 50USD.
Tại World Cup 2014, ngoài kíp của VTV còn có phóng viên một số tờ báo ở Việt Nam, tính ra khoảng 10 người chủ yếu làm bên lề, ghi chép không khí bên lề bởi có đúng 2 thẻ vào sân tác nghiệp. Thôi thì cũng được nhưng càng bên lề càng tốn kém. Chẳng hạn một phóng viên Việt Nam chấp nhận một khoản tiền lớn nhảy xe hơn 150km để tìm đến nhà Neymar – cầu thủ nổi tiếng nhất của tuyển Brazil hiện tại – mất tiền, hỏi mỏi mồm khi đến nơi thì mới vỡ lẽ: Kể từ khi là cầu thủ giàu có với khoản chuyển nhượng hàng chục triệu USD, Neymar đã chuyển khỏi khu phố nghèo nơi anh sinh ra.
Theo VNE
Đồng nghiệp tôi nơi Hoàng Sa
"Ở Hoàng Sa, mỗi sớm mai thức dậy ngắm bình minh. Mặt trời lướt thướt ướt, rũ nước ngoi lên khỏi mặt biển mỉm cười ngậm sóng, chiếu những tia sáng tinh khôi lên mạn tàu kiểm ngư sơn màu cam của ba, đẩy đầu sóng tinh nghịch những đốm sáng rực rỡ, nhảy múa như con chân sáo tới trường"(*)
Lần đó, khi tôi đọc tùy bút của anh Mai Thanh Hải viết cho con gái, từ vùng biển Hoàng Sa. Tôi đang ngồi ở nhà, lọc tọc lên Facebook và nhìn con tàu kiểm ngư, cảnh sát biển trước những chiếc tàu hải giám đang lờn vờn ngoài kia. Từ ống kính của anh, cái giàn khoan ấy mờ trong sương, rõ một cách rùng mình. À, nó to đến thế.
Phóng viên Mai Thanh Hải - Ảnh: Phan Tiến Dũng
Đám phóng viên đất liền như tôi, chẳng biết gì, chưa bao giờ nhìn thấy tàu Hải giám đâm vào tàu Kiểm ngư của mình là thế nào, cũng chẳng hiểu "đấu vòi rồng" là sao.
Hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy những người anh, những đồng nghiệp cùng tòa soạn, cách nhau cái với tay của mình là... chiếc tàu hải giám của Trung Quốc. Thấy tàu ngoài kia, thấy cái giàn khoan, coi như được thấy các anh vẫn đang chụp ảnh suốt ngày, đứng nhìn sóng biển hoặc ôm lấy chỗ nào đó lúc tàu Trung Quốc đâm va.
Mãi đến khi chuyến đi dài kết thúc, tàu bị đâm hỏng, phải quay vào bờ, những người ở nhà mới thấy hình ảnh anh Hải đội nón cối, anh Trung Hiếu mặc áo phao, đứng cười trên boong tàu, da đen nhẻm.
Phóng viên Trung Hiếu (phải) trong đợt công tác tại Hoàng Sa đưa tin Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương - 981 trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Đào Duy Khánh
Những người theo chân Cảnh sát biển, Kiểm ngư ra trận trong thời điểm nóng hổi đó đã chọn một con đường duy nhất để bạn đọc ở đất liền thấy được cái giàn khoan khổng lồ kia sẽ đi đến đâu, đang làm gì, các con tàu màu xám xanh ngoài kia đang lượn vòng trên mặt biển của Việt Nam ra sao. Hình ảnh của họ, những cuộc điện thoại bất kể đêm ngày, tòa soạn luôn chìm đắm trong một sự căng thẳng yên lặng. Chỗ ngồi ngày ấy thiếu anh Hải, anh Hiếu. Chỉ một chút sóng điện thoại để anh em trong bờ biết, cả tòa soạn và các anh vẫn đi cùng nhau, quyết đưa thông tin đến với người đọc mỗi buổi sáng.
Có những lúc, cả 10 ngày liền không liên lạc được với anh Mai Thanh Hải, tôi phập phòng, cả tòa soạn nhìn nhau nằng nặng, đâm chiêu, khó nói thành lời. Đơn giản sau này về bờ mới biết, chiếc tàu Kiểm ngư bé nhỏ mà anh tác nghiệp trên đó bị xịt vòi rồng, ướt hết thiết bị, mất liên lạc với đất liền, vợ con, đồng nghiệp.
Mặt trời của anh Hải trên biển tinh khôi. Mặt trời ở Sài Gòn có những ngày gay gắt và oi mùi khói bụi. Những ngày thiêng liêng đó của Tổ quốc, thanh niên Việt Nam khắp thế giới xuống đường với băng rôn và tình yêu nước. Các anh xách máy ảnh, đội nón cối, nhịn tắm 5 ngày, với biển quê hương và những anh cảnh sát biển.
Phóng viên Hoàng Sơn tác nghiệp trên xuồng cao tốc của tàu CSB 4033 - Ảnh: Thuận Thắng
Anh Trung Hiếu về đến cơ quan, da đen sạm. Ai cũng cười hỏi thăm, hỏi anh đi khó khăn cỡ nào. Anh chỉ phì cười: "Máy lọc nước của tàu bị hư. Bình thường 3 ngày tắm một lần, giờ phải nhịn 5 ngày tắm một lần".
Chuyện anh Hải đem kể cho bạn bè trên mạng nghe cũng chỉ là chuyện mì gói, chuyện bắp cải, chuyện đã về đất liền và gặp bà mẹ, người vợ của các anh cảnh sát biển ra sao. Những gì mà "người phiêu lưu" như họ có thể kể cho đồng nghiệp nghe, họ đã kể từng giờ từng phút qua chiếc điện thoại vệ tinh, qua những cú đâm tàu nhức lòng, qua nước biển ào lên boong bất kể lúc nào, qua những đợt xịt vòi rồng nặng nề, căng thẳng. Tất cả đã thành các bài báo, và người ở nhà được thấy ngoài biển xa, những người đàn ông của họ vẫn đang gìn giữ vùng biển này, đất nước này.
Hay trước đó, là đồng nghiệp Hoàng Sơn, chàng trai thư sinh, kiếng cận, ốm tong, cũng vững chãi, đọc rõ mồn một từng lời đanh thép về đất liền.
Ở ngoài xa, các anh đen nhẻm đi, nhìn nắng lên giữa biển gay gắt, đón một ngày với...vòi rồng, hoặc như anh Hiếu tả tàu cảnh sát biển bị húc: "Tàu nghiêng 40 độ. Mình cũng sợ chứ. Nhưng các anh Cảnh sát biển biết cách xử lý nhanh nên 1 - 2 phút sau là bình thường trở lại. Đã ở ngoài đó là phải chấp nhận, lúc nó đâm tàu này, lúc đâm tàu khác".
Những cú đâm ấy làm nghiêng tàu, lắc tàu, và bản tin tường thuật sau đó vài phút khiến ở trong đất liền, mỗi người Việt Nam cũng nhói lên. Những bàn tay tình nguyện vội vàng đến bên gia đình cảnh sát biển. Tấm lòng vàng của người đất liền vội vàng tìm đến gia đình các anh kiểm ngư, chia sẻ bớt cơn sợ hãi và lo lắng cho người chồng, đứa con ấy. Tàu cảnh sát biển tròng trành thì đất liền cũng lo lắng khôn nguôi. Bản tin tường thuật trực tiếp đã hoàn thành được nghĩa vụ trọn vẹn nhất của thông tin báo chí trong ngày nóng bỏng.
Tôi thường tưởng tượng lúc nào đó mình sẽ được ngồi trên tàu ra biển, được là phóng viên "Tường thuật từ vùng biển Tri Tôn, Hoàng Sa" như các anh Hải, Hiếu, Sơn ký tên mỗi khi điện thoại và gửi ảnh về tòa soạn. Người ta có thể kể ngàn câu chuyện khó khăn của người phóng viên theo tàu đi xa, không ngủ được, không ăn được, không đứng được, say sóng, nhịn tắm, bị tàu đâm, tàu húc.... Nhưng cái hấp lực nghề nghiệp mà các anh đã "được" hưởng, trọn vẹn và mạnh mẽ nhất, theo nghĩa của từ PHÓNG VIÊN, khiến biết bao đứa nhỏ mới vào nghề như bọn tôi thèm khát.
Phóng viên Độc Lập tác nghiệp tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương - 981 trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: CTV
Chiều hôm nọ, mới nâng cốc bia mừng trang World Cup 2014 của báo ra đời, sáng hôm sau anh Độc Lập đã xách máy ảnh lên đường. Chỗ ngồi của anh sau lưng tôi vắng vẻ. Gia đình nhỏ của anh, 3 người, với cậu nhóc mới đầy tháng tuổi vắng một bóng hình đàn ông đen sạm.
Giờ thì những tấm ảnh hùng hồn của phóng viên Độc Lập sẽ làm tiếp bản tin tường thuật từ Hoàng Sa cho chúng tôi đọc.
Cảm ơn các anh, phóng viên trên ngọn sóng....
Hẹn ngày trở lại Kết thúc chuyến công tác 12 ngày trên vùng biển Hoàng Sa về lại đất liền, rất nhiều bạn hỏi tôi: "Cảm xúc gì khi ở ngoài đó?", khiến tôi rất khó trả lời và tự dưng lại nghĩ ngay đến những đêm trăng trên biển. Những ngày tôi ở Hoàng Sa, cùng anh em tàu KN-767 (Biên đội tàu Kiểm ngư Vùng 4) đúng giữa tháng, trăng tròn viên mãn và lấp lánh soi xa tít sóng bạc đầu. Sau cả ngày quần nhau với các loại tàu chiến đấu, Hải cảnh, Hải giám, tàu cá vũ trang Trung Quốc, khoảng thời gian từ 21 giờ đến sáng là quãng thời gian duy nhất được tạm nghỉ ngơi, bớt căng thẳng đầu óc. Lúc ấy, anh em tràn hết ra 2 bên mạn tàu, ngồi thả chân qua lan can và nói chuyện quê hương gia đình. Tất cả mọi chuyện, cùng hướng đến con trẻ. Tôi có 2 cô con gái, đứa đầu 13 tuổi và đứa sau 7 tuổi, rất hay chụp ảnh con qua điện thoại, để đi công tác xa, mở hình con xem cho đỡ nhớ. Thấy tôi mở hình con gái, anh em ùa đến đòi xem chung là "soi" để bình luận từng đuôi mắt, vòng môi cho đến cả sợi tóc khi chụp ảnh không kịp vắt qua trán. Hết khen chê, bình luận, anh em đòi kể chuyện về tính cách từng đứa và ngồi làm... "thầy bói" cho 2 đứa sau này làm nghề gì, sẽ giàu có - đầy đủ ra sao... Trong bài viết, tôi ghi gửi cho con gái đầu là Mai Trần Tường Linh. Thế nhưng ở bài viết, cháu chỉ là 1 đại diện cho con những người giữ biển Hoàng Sa. Bởi tâm trạng của tôi khi viết bài tùy bút là chắt lọc những tình cảm nhớ thương của những đồng đội trên tàu Kiểm ngư - Cảnh sát biển mòn mỏi gửi về bờ, từ nơi không có sóng điện thoại để báo tin cho gia đình và cũng dùng chính tình cảm ấy làm niềm tin - hy vọng để vượt lên lo âu sợ hãi, vất vả thiết thốn, bất trắc hiểm nguy, thậm chí hy sinh tính mạng, để chờ 1 ngày về đoàn tụ với gia đình, hạnh phúc cùng con cái... Phóng viên Mai Thanh Hải Thấy mình thêm quý cuộc sống Trong chuyến công tác dài ngày (từ 13-19.5) khi theo tàu CSB 4033 ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều anh em chiến sĩ trên tàu. Mỗi người là một hoàn cảnh nhưng ai cũng thầm kín giữ lấy. Chỉ đến khi tôi hỏi mới biết, có một thượng úy, thuyền trưởng Lê Trung Thành là con trai một trong gia đình vẫn đang bám biển, đương đầu với tàu Trung Quốc dù mẹ đang bị bệnh ung thư; một thượng úy Nguyễn Văn Dũng lỡ duyên 3 lần vì biền biệt ra nơi đầu sóng; một thượng úy Trương Trường Quang sắp đến ngày cưới vẫn theo tàu làm nhiệm vụ... Khi tuần tra, các anh tạm gác những câu chuyện đời tư như ở các anh chỉ có sự rắn rỏi, can trường. Nhưng những lúc thả trôi tàu trên biển vào mỗi buổi chiều, các anh lại trầm ngâm nghĩ về người thân nơi đất liền. Rồi lòng lại mềm ra với nhưng câu chuyện về gia đình, về cuộc sống. Tôi - người làm báo trẻ tuổi nhất trong chuyến đi với hơn 20 phóng viên ấy chợt thấy những khó khăn trong tác nghiệp và kể cả những gì mình đi qua thật nhỏ bé. Hơn bao giờ hết, tôi thấy mình thêm yêu quý cuộc sống này. Phóng viên Hoàng Sơn Nhớ Hoàng Sa Với tôi việc được ra Hoàng Sa ở thời điểm này là một điều may mắn. May mắn là bởi tôi là một trong những người đầu tiên có trong danh sách tình nguyện ra Hoàng Sa của báo Thanh Niên. Xin nói thêm rằng khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng biển Việt Nam, Ban biên tập báo Thanh Niên không có chủ trương buộc phóng viên phải ra Hoàng Sa nếu không muốn mà sẽ "ưu tiên" phóng viên nào tình nguyện đăng ký. Nhiều người hỏi tôi cảm xúc như thế nào sau khi tác nghiệp ở Hoàng Sa trở về? Tôi xin trả lời chuyến tác nghiệp đã mang lại cho tôi quá nhiều cảm xúc và có lẽ đây là chuyến đi đáng nhớ nhất trong đời làm báo của tôi. Đến bay giờ về đất liền hơn một tuần. tôi vẫn còn giữ nguyên cảm giác "say bờ" và nhớ Hoàng Sa. Nhớ các chiến sỹ cảnh sát biển và kiểm ngư mà tôi từng may mắn được tiếp xúc khi ở Hoàng Sa. Nhớ những đồng nghiệp dũng cảm và dễ thương trong 16 ngày tác nghiệp ở Hoàng Sa.
Theo TNO
Tác nghiệp tại hiện trường vụ thảm sát hiệu vàng Đối với đội ngũ những người làm báo, ngày 21-6 vô cùng đặc biệt. Ngày để nhớ lại những kỷ niệm cũng như tự nhắc nhở mình cần phải hoàn thiện bản thân theo đúng tinh thần:"Mắt sáng, lòng trong, bút sắc". Dù mới chỉ có chưa đầy 10 năm làm PV Nội chính, song, cũng có không ít kỷ niệm vui buồn,...