Làm ăn kiểu vậy, bôi trơn là tất yếu
Với những khó khăn, bất cập và rào cản cơ chế đã nêu trên, cơ hội nào cho các giảng viên làm NCKH?
Để trả lời câu hỏi trên trong khuôn khổ một bài viết ngắn, người viết sẽ nêu ra những nhóm nguyên nhân chính và không đi sâu vào phân tích đầy đủ kèm theo những minh chứng cụ thể.
Cơ chế tài chính rối rắm, phức tạp
Đầu tiên là cơ hội tiếp cận.
Trong vài năm gần đây, cơ hội tiếp cận thông tin và được tham gia đấu thầu công khai các đề tài KH đang ngày một nhiều hơn nhưng con đường để một nghiên cứu viên trẻ giành được đề tài không hề dễ dàng.
Việc chia nhau “thị phần” trong chiếc bánh kinh phí NCKH vẫn xảy ra, một phần là do những người có “quan hệ” tranh đề tài về cho cá nhân và tổ chức của họ. Một phần do các bộ ngành phải phân bổ kinh phí để duy trì các cơ sở nghiên cứu yếu kém. Điều này đã dẫn đến hiện tượng xin cho và “chạy” đề tài nghiên cứu. Vì thế việc đấu thầu công khai nhiều nơi mang tính hình thức và khó có cơ hội cho các giảng viên ĐH.
Cơ hội được tiếp cận thông tin về việc tuyển chọn đề tài KH vẫn còn ít ỏi. Những thông tin được công khai trên các trang thông tin của cơ quan quản lý đề tài KH thường được cập nhật rất muộn. Những giảng viên ĐH là những nhà KH trẻ, những nhà nghiên cứu độc lập… nên hầu như không có cơ hội tiếp cận nếu không có những mối quan hệ theo kiểu “truyền thống”.
Ngay cả Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia được coi là công khai, minh bạch và tất cả các nhà KH đều có thể tiếp cận thì cơ chế và các điều kiện thực hiện đề tài lại quá khắt khe.
Vật cản thứ hai là kinh phí đề tài NCKH quá thấp.
Câu nói thường gặp trong các hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH là với kinh phí như vậy thì kết quả nghiên cứu đạt được khó có thể tốt hơn. Và đó chính là lý do tại sao phần lớn các đề tài NCKH sau khi nghiệm thu xong đều được đem cất kỹ trong tủ.
Như có bộ nọ, nơi có gần 60 trường ĐH, và hầu hết là các trường ĐH lớn với số lượng những người có học hàm học vị nhiều nhất so với các bộ ngành khác, việc “tranh” được đề tài rất khó, mặc dù trong vài năm gần đây đã đổi mới cơ chế đấu thầu và tăng tiền. Đó cũng là lý do tại sao kinh phí của đề tài NCKH cấp trường thường chỉ từ 5 10 triệu đồng/đề tài.
Video đang HOT
Không hiểu với khoản kinh phí này thì người thực hiện đề tài sẽ làm như thế nào để ra sản phẩm nghiên cứu có chất lượng? Trong khi còn bao nhiêu khoản chi, từ mua vật liệu, hóa chất, chi phí hội đồng nghiệm thu và cả chi phí… bôi trơn.
Nguyên nhân thứ ba là cơ chế tài chính không phù hợp. Có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu khiến những người nghiên cứu nghiêm túc không muốn nhận và thực hiện đề tài từ ngân sách. Một cơ chế tài chính rối rắm, phức tạp với những đơn giá quy định có khi từ 10 năm trước.
Ảnh minh họa
Hầu như cá nhân, tổ chức nào đấu thầu được đề tài cũng đau đầu với các thủ tục thanh toán và giải trình trước nhà trường đơn vị chủ quản thay mặt chủ nhiệm đề tài ký hợp đồng NCKH. Việc mua hóa đơn bên ngoài, kê khống khối lượng công việc, kê khống khối lượng vật liệu hóa chất thí nghiệm, hợp lý hóa kinh phí bôi trơn… là chuyện tất yếu.
Chính đây là nguyên nhân dẫn đến sự gian dối, giảm chất lượng và không khuyến khích được những giảng viên nghiêm túc.
Ngoài ra, không thể không nói đến chuyện tăng đột biến số lượng SV dẫn đến tình trạng thiếu giảng viên. Vì khối lượng giảng dạy quá nhiều, dẫn đến các giảng viên chỉ lo đi dạy mà không còn thời gian để làm nghiên cứu. Mặt khác, các giảng viên trẻ bị lao vào vòng xoáy soạn bài, giảng bài mà không có thời gian để đọc tài liệu, để hình thành tư duy và ý tưởng NCKH. Họ thậm chí còn chưa định hình rõ ràng về phương pháp tiếp cận NCKH và chưa có kỹ năng viết một bài báo KH. Không dưới 70% số lượng giảng viên trẻ có thâm niên công tác dưới 05 năm ở các trường ĐH hiện nay thuộc nhóm này.
Và cuối cùng là chuyện thiếu sòng phẳng.
Việc thiếu thông tin và mối quan hệ với cơ quan quản lý KH, kinh phí thực hiện đề tài quá thấp và cơ chế tài chính phức tạp như đã nêu trên dẫn đến những giảng viên trẻ rất khó nhận được các đề tài NCKH. Muốn có khối lượng NCKH, họ phải xin tham gia cùng với các chủ nhiệm đề tài, thường là các cây đa cây đề trong cơ quan họ công tác.
“Thu nhập” đang kìm hãm
Việc họ được nhận một phần công việc, tự chủ trong thực hiện và được trả công sức xứng đáng hầu như khó xảy ra. Bởi vì kinh phí đề tài quá hạn hẹp và phải chi cho việc “bôi trơn” nhiều dẫn đến các nội dung thực hiện phải cắt giảm tối đa. Và nếu muốn tham gia đề tài, thì phải chấp nhận cơ chế này. Việc làm khống số liệu, copy nghiên cứu của người khác để hoàn thành đề tài là chuyện thường ngày ở huyện…
Chính vì vậy những giảng viên NCKH nghiêm túc thường khó chấp nhận thực hiện, và lại là mảnh đất màu mỡ cho những đối tượng “ngụy KH” kiếm thành tích và học hàm học vị.
Cơ chế tiền lương cũng đang kìm hãm sự phát triển.
Để có thể có những ý tưởng nghiên cứu mới, sáng tạo và có thời gian thực hiện các nghiên cứu thì các giảng viên phải thực sự không bị phân tán vào các vấn đề cơm áo gạo tiền, nhiều diễn đàn đã nói chuyện này.
Ai cũng biết, việc nghiên cứu của giảng viên sẽ kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa trường ĐH và nhà sản xuất. Góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của xã hội và tạo ra giá trị gia tăng cho các trường ĐH, nhằm tiến tới một nền giáo dục ĐH phi lợi nhuận trong hoạt động đào tạo.
Những quốc gia phát triển đều có trình độ KHCN tiên tiến. Và phần lớn các nghiên cứu đều được xuất phát từ các trường ĐH.
Bao giờ ở ta mới thức tỉnh điều này?
Trịnh Xuân Báu
Theo_VietNamNet
Lại bàn chuyện quản giá xăng
Việc trả quyền điều hành giá bán lẻ xăng dầu cho Bộ Công Thương liệu có thỏa mãn được mong muốn về một cơ chế quản lý, giám sát giá để minh bạch, lành mạnh hóa thị trường?
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý giao Bộ Công Thương quyền chủ trì điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Ai giám sát?
Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong nhìn nhận việc trao quyền điều hành giá cho Bộ Công Thương là hợp lý bởi đây là mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm và chưa cạnh tranh thì đưa về một đầu mối sẽ tốt hơn. "Bộ Công Thương đã quản lý cung cầu thị trường, xuất nhập khẩu nay quản lý thêm giá sẽ nắm được cơ sở để có phương án hợp lý" - ông Phong nói. TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng trao quyền điều hành giá cho Bộ Công Thương, công luận sẽ có một "địa chỉ" duy nhất để quan tâm. Điều này sẽ thuận tiện trong việc chủ động kiểm soát giá nếu như có một cơ quan giám sát độc lập.
Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh chỉ ra rằng cơ quan duy nhất hiện nay có trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh, cạnh tranh giá của doanh nghiệp (DN) là Cục Quản lý cạnh tranh thì lại nằm trong Bộ Công Thương. "Ai sẽ giám sát Bộ Công Thương trong điều hành giá hay bộ này lại vừa điều hành giá vừa tự giám sát mình. Như vậy khó tránh khỏi vừa đá bóng vừa thổi còi" - TS Lê Đăng Doanh băn khoăn và đề xuất cần phải xem xét đến một cơ chế giám sát điều hành giá độc lập để việc điều hành giá xăng được minh bạch.
Người tiêu dùng mong có một cơ chế quản lý, giám sát giá để minh bạch, lành mạnh hóa thị trường xăng dầu
Nhìn từ thực tế quản lý mặt hàng xăng dầu hiện nay, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng việc khoán trắng cho một bộ "ôm" mọi việc dễ làm tăng độc quyền. "Mặt hàng này hiện nay 2 bộ quản lý vẫn còn độc quyền thì giao cho 1 bộ càng đáng lo. Vẫn nên duy trì một cơ chế liên ngành để vừa quản lý vừa giám sát lẫn nhau" - ông Phong nói.
Tài chính "gật", Công Thương "quyết"!
Một thành viên ban soạn thảo nghị định xăng dầu cho biết việc quản lý giá xăng dầu vẫn tiếp tục theo cơ chế một bộ chủ trì nhưng có sự phối hợp với cơ quan còn lại. Thành viên ban soạn thảo nghị định cũng cho biết thực chất Bộ Tài chính vẫn quản lý giá cơ sở, Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) và thuế. Khi nhận điều hành giá bán lẻ xăng dầu, Bộ Công Thương chỉ chủ động về thời điểm quyết định điều chỉnh giá cũng như thời điểm sử dụng các biện pháp điều hành khác như thuế, quỹ BOG. Còn về phương án điều hành giá thì phải "xin ý kiến" Bộ Tài chính. "Như vậy, Bộ Công Thương không hề nắm giá, nắm quỹ trong tay. Phương án điều hành phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý giá cơ sở là Bộ Tài chính. Việc chuyển quyền chủ trì điều hành giá xăng dầu sang Bộ Công Thương thực chất chỉ là hữu danh vô thực!" - vị này nói.
Trước đó, theo một cán bộ Bộ Công Thương, về đề xuất của Bộ Tài chính giao điều hành giá xăng cho Bộ Công Thương, bộ đã có ý kiến từ chối. Quan điểm của bộ này là nếu Bộ Tài chính tính toán giá cơ sở thì nên điều hành giá bán lẻ như từ trước đến nay là hợp lý. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định thời gian qua, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành giá xăng dầu. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, 2 bộ vẫn đang phối hợp, gấp rút rà soát và hoàn thiện dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16-5.
Sợ ưu ái con cưng? Hiện nay, cơ quan quản lý chỉ tham chiếu số liệu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) để tính toán mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ. Trong khi đó, số lượng và giá nhập khẩu của mỗi DN khác nhau, DN nhỏ không thể có nhiều ưu đãi như DN lớn. Đại diện một DN đầu mối xăng dầu cho rằng nếu nghị định mới chưa giải quyết được điểm thiếu công bằng này, lại đưa việc quản lý về một cơ quan mà không xây dựng cơ chế giám sát thì chắc chắn giá xăng dầu sẽ vẫn tù mù và chưa thể tiệm cận với thị trường. Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, cho rằng về bản chất việc điều hành giá xăng vẫn do nhà nước quyết định, DN chỉ báo cáo và xin ý kiến, có khác là chuyển từ bộ này sang bộ kia. "Công thức giá vẫn thế, cơ chế vận hành vẫn thế thì không khác gì. Còn chuyện "đá bóng thổi còi" hay ưu ái thì không phải dễ dàng vì công thức giá do Chính phủ ban hành, mọi thứ đều rõ ràng" - ông Năm khẳng định.
Theo NLĐ
Đề tài lịch sử được ưa chuộng trong các cuộc tranh tài Không phải học sinh đều quay lưng với lịch sử. Điều này được chứng tỏ rõ nhất trong các sân chơi trí tuệ gần đây, khi các ứng viên đều thích thú chọn kiến thức lịch sử để thi tài. Những năm gần đây, tình trạng dạy và học lịch sử Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều em...