Làm ăn “bát nháo”, 4 công ty đa cấp bị tước giấy phép
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh vừa ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với 4 doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Theo như thông báo của Cục Quản lý cạnh tranh, 4 doanh nghiệp trên gồm:
- CTCP Sản xuất thương mại Con Đường Việt, trụ sở chính: số 6 ngách 43 ngõ 337 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
- Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng 668, trụ sở chính: T2, TN 25T1-N05 KĐT ĐN Trần Duy Hưng, Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
- CTCP Xuất nhập khẩu và Thương mại Quốc tế TNC, trụ sở chính: Số 33 Tổ 18 Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Công ty Cổ phần New Power Việt Nam (hiện đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Trái tim Ngọc Việt), trụ sở chính: Số 9 Lô 5B đường Trung Yên 6, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Như vậy, quyết định này được ban hành chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Bộ Công Thương ra Chỉ thị 02/CT-BCT, nhằm siết chặt và tăng cường quản lý, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Ngày 9/3 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất – thương mại Việt Nam (Liên Kết Việt).
Video đang HOT
Theo Bizlive
Góc khuất của công nhân xuất ngoại làm lao động ở Nhật Bản
Sang Nhật Bản theo chương trình đào tạo lao động, nhưng nhiều công nhân Trung Quốc phải làm việc trong điều kiện bị bóc lột và nợ lương.
Tang Xili, 35 tuổi, đến Nhật Bản năm 2013 với hy vọng kiếm đủ tiền trong ba năm để xây một căn nhà mới cho con cái. Nhưng thay vào đó, cuối cùng Tang lại đang ở trong một khu nhà tạm bợ sau khi chấm dứt lao động với người chủ đã nợ cô 3,5 triệu yen (31.000 USD) tiền lương chưa thanh toán.
Người phụ nữ đến từ thành phố Nghi Chinh của Trung Quốc nói rằng cô làm việc nhiều giờ trong sáu ngày mỗi tuần, nhưng được trả thấp hơn mức lương tối thiểu làm thêm giờ. Cô cũng không thể đổi công ty vì các điều khoản thị thực.
"Tôi thực sự hối hận vì đã đến Nhật Bản. Tôi sẽ không khuyên bạn bè tới đây để chịu đau khổ", Tang nói. Cô đang ở trong một khu nhà tạm tại thị trấn Hashima, tỉnh Gifu và chờ đợi được lấy khoản tiền lương chưa thanh toán.
"Nhân công giá rẻ"
Theo Bloomberg, Tang là một trong hơn 180.000 lao động nước ngoài ở Nhật Bản có giấy phép làm việc theo chương trình đào tạo của chính phủ, giúp họ phát triển kỹ năng khi trở về làm việc tại quê hương. Nhưng kế hoạch đã trở thành một kẽ hở để một số công ty Nhật phá vỡ quy định và sử dụng họ như nguồn nhân công giá rẻ.
Chương trình bắt đầu từ năm 1993 và tuyển các học viên cho 72 ngành nghề như nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm và dệt may. Phần lớn các cơ quan trung gian tại Nhật Bản và nước ngoài lựa chọn công nhân phù hợp với từng công ty. 31.320 công ty đã sử dụng chương trình này, tính đến tháng 1/2015.
Tang Xili đang ở trong một khu nhà tạm thời ở thị trấn Hashima. Ảnh: Bloomberg
Tang làm việc cho nhà máy dệt may Takara Seni ở Kagawa. Giám đốc quản lý Yoshihiro Masago từ chối bình luận về trường hợp của Tang, nhưng nói rằng công ty cần lao động nước ngoài. Masago mong muốn Thủ tướng Shinzo Abe có chương trình nhập cư cho lao động nước ngoài làm công việc bán lành nghề với mức lương thấp. Tuy nhiên, ông Abe dường như không thể giải quyết được vấn đề này.
Theo giáo sư luật Kazuteru Tagaya của Đại học Dokkyo, chính quyền của ông Abe không theo đuổi chính sách nhập cư khi phần lớn công chúng sẽ không chấp nhận. Thay vào đó, để giải quyết tình trạng lực lượng lao động đang thu hẹp dần và mức lương tại Nhật Bản, chính quyền đã mở rộng hệ thống nội trú cho thị trường lao động trong nước. Tuy nhiên, cánh cửa này đã kéo theo nhiều cáo buộc lạm dụng lao động trong thời gian qua.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 7/2015, một số công nhân trong chương trình nói rằng họ đã trải qua các điều kiện lao động bóc lột. Trong báo cáo này, Nhật Bản chưa bao giờ xác định một nạn nhân, dù có bằng chứng về việc tịch thu hộ chiếu, giam cầm và gán nợ.
Báo cáo của Mỹ chỉ ra rằng một số người lao động đã trả 10.000 USD để có việc làm và được thuê hợp đồng theo hình thức uỷ quyền tịch thu số tiền hàng nghìn USD nếu họ bỏ đi. Có nhiều báo cáo về các khoản phí, tiền đặt cọc lớn và hợp đồng trừng phạt.
Quốc hội Nhật Bản đưa ra dự luật nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chương trình từ 3 lên 5 năm và lập cơ quan giám sát để ngăn chặn tình trạng bóc lột người lao động. Theo đó, các cơ quan trong nước phải có giấy phép, trong khi cơ quan giám sát sẽ xem xét lại kế hoạch đào tạo và theo dõi quá trình sử dụng lao động trong chương trình, điều tra cáo buộc lạm dụng. Dự luật cũng nhằm xác định các yếu tố cấu thành tội vi phạm nhân quyền, quyết định xử phạt với những vi phạm này đồng thời hỗ trợ thông tin và tư vấn cho người tham gia.
Giáo sư Tagaya lo ngại rằng nếu không có sự giám sát thích hợp, chương trình mở rộng sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng liên tiếp. Một số công ty sẽ trả tiền cho hãng cung cấp lao động và trừ tiền lương của công nhân.
Giấc mơ không thành hiện thực
Tang đã trả cho cơ quan tuyển dụng tại Trung Quốc hơn 30.000 nhân dân tệ (4.600 USD) để tìm việc làm với cam kết cô sẽ trở về nhà với khoản tiết kiệm 5 triệu yen (44,000 USD). Hàng ngày, cô làm việc từ 7h sáng đến 18h35, được nghỉ một giờ với mức lương 700 yen cho 9 giờ làm việc trong tuần. Lương ngoài giờ và thứ bảy là 400 yen/giờ. Trong một ký túc xá với tối đa 5 người/phòng, họ có có cơ hội kiếm thêm tiền bằng cách làm khoán, đôi khi đến 2h sáng.
Zhang Wenkun chỉ vết sẹo trên tay vì bị thương trong khi làm việc. Ảnh: Bloomberg
Tang nói cô kiếm được khoảng 140.000 yen/tháng sau khi người chủ trừ tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ Internet. Số tiền này gấp đôi lương cô kiếm được khi ở nhà nhưng thời gian làm việc cũng tăng gấp đôi. Ông chủ cấm cô và mọi người sử dụng điện thoại di động, giữ sổ tiết kiệm của họ.
Theo Masago, việc tuyển dụng lao động Trung Quốc với mức lương tối thiểu ngày càng khó, nhưng rất khó để tăng lương do cạnh tranh từ hàng may mặc nhập khẩu giá rẻ.
"Họ nên được phép đến đây như công nhân lao động phổ thông trong một chương trình nhập cư. Họ đến hoàn toàn chỉ vì tiền. Trong khi Nhật Bản thì thiếu người. Đó là lợi ích chung mà thôi", Masago nói.
Năm 2014, Bộ Lao động điều tra 3.918 công ty và phát hiện 76% trong số này đã vi phạm luật lao động. Theo đó, mức lương theo giờ được tính 310 yen, thấp hơn hơn một nửa so với lương tối thiểu trung bình, trong khi 120 giờ làm thêm mỗi tháng cao hơn nhiều so với con số 45 giờ theo luật, chưa kể đến việc sử dụng thiết bị không an toàn. Bộ Tư pháp đã cấm 241 cơ quan trung gian và công ty nhận học viên trong thời hạn 5 năm vì vi phạm.
Sau các câu chuyện của người đi trước và mức lương tăng ở Trung Quốc, số lượng người Trung Quốc đến các công ty Nhật đã giảm 14% trong 2,5 năm tính đến tháng 6/2015.
Tại Bắc Kinh, lương trung bình hàng tháng tại thời điểm năm 2014 là 6.463 nhân dân tệ (990 USD), trong khi đó mức lương trung bình tháng ở Nhật Bản cho ngày làm việc 8 tiếng là khoảng 124.800 yen (1.100 USD). Mức sụt giảm 21% của đồng yen so với đồng Nhân dân tệ kể từ cuối năm 2012 đã giảm giá trị tiền lương tại Nhật Bản khi lao động về Trung Quốc.
Tang cùng 8 công nhân Trung Quốc khác ở trong khu nhà tồi tàn ở thị trấn Hashima. Zhang Wenjun, 36 tuổi, đã ở đây nhiều tháng. Anh làm việc cho công ty tái chế chất thải xây dựng Nobe Kogyo và bàn tay từng bị thương vì máy nghiền gỗ. Zhang nói đã nhận được thanh toán bảo hiểm khi tạm nghỉ việc ba tháng để hồi phục. Nhưng khi trở lại làm việc, tay của anh lại bị thương. Công ty đã ném đồ đạc của Zhang ra ngoài và bảo anh đi nơi khác.
"Chương trình này là một thất bại lớn. Nó hoàn toàn vô nghĩa", Zhang nói.
Ba trong số các đồng nghiệp cũ của Zhang đã biến mất khỏi nơi làm việc. Một trong số đó, Lin Zijun, nói anh chạy trốn vì bị các đồng nghiệp Nhật Bản bắt nạt. Lin đã trả hơn 60.000 nhân dân tệ cho một đơn vị trung gian để đến Nhật Bản.
"Họ đã hủy hoại giấc mơ của tôi. Thực tế hoá ra khắc nghiệt hơn nhiều", Lin chia sẻ.
Theo ZingNews
Mỹ: FDA ban hành hướng dẫn mới về virus Zika FDA cho biết sẽ ưu tiên phát triển các xét nghiệm chẩn đoán và sàng lọc máu nhằm xác định sự hiện diện của virus Zika. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm qua (16/2), ban hành hướng dẫn mới, khuyến cáo những người từng đi lại tới các khu vực bùng phát virus Zika trong 1 tháng...