Làm 7 tuyến cao tốc vùng ĐBSCL dài 998km hết 64.554 tỷ
7 tuyến đường bộ cao tốc bùng Đồng bằng sông Cứu Long (ĐBSCL) có tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng, chia làm nhiều giai đoạn thực hiện.
Ngày 9/9/2020, theo thông tin từ Bộ GTVT, đơn vị vừa có văn bản gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang trở lời kiến nghị cử tri về việc quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc ở vùng ĐBSCL.
Theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, ĐBSCL là vùng có tiềm năng dồi dào, trọng điểm kinh tế, dân số của vùng chiếm trên 21 triệu/ 97 triệu dân. Tuy nhiên, toàn vùng chỉ có khoảng 39km đường cao tốc so với cả nước trên 1.000km.
Từ đó, cử tri tỉnh An Giang đề nghị có quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc tại khu vực ĐBSCL để khai thác hết lợi thế của vùng.
Sơ đồ kết nối các đường cao tốc phía Nam (Ảnh NDH).
Trước kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT trả lời như sau, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông và phía Tây cùng với 3 tuyến cao tốc khu vực phía Nam (Bạc Liêu – Rạch Giá – Hà Tiên, Cần Thơ – Cà Mau và Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998km.
Video đang HOT
Về tiến độ đầu tư các tuyến cao tốc như: Bạc Liêu – Rạch Giá – Hà Tiên, Cần Thơ – Cà Mau và Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng theo quy hoạch được duyệt đến sau năm 2030.
Để có cơ sở triển khai huy động vốn, từng bước đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc nêu trên, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có kiến nghị điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc này lên giai đoạn trước năm 2030, đồng thời bổ sung tuyến cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh vào quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.
Bộ GTVT cũng đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó riêng vùng ĐBSCL dự kiến đề xuất đầu tư giai đoạn phân kỳ của 7 tuyến đường bộ cao tốc với tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng.
Trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 37.272 tỷ đồng, bao gồm các đoạn: Cần Thơ – Cà Mau, Chơn Thành – Đức Hòa, Đức Hòa – Mỹ An, Mỹ An – Cao Lãnh, An Hữu – Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc 2 Hồng Ngự – Trà Vinh), Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu.
Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương rà soát thứ tự ưu tiên, sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách để đầu tư trong giai đoạn này cho phù hợp với nguồn lực, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện.
Đề xuất đầu tư 7 tuyến cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó dự kiến đề xuất đầu tư giai đoạn phân kỳ của 7 tuyến đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phương tiện lưu thông trên đoạn tuyến cao tốc. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến đề xuất đầu tư giai đoạn phân kỳ của 7 tuyến đường bộ cao tốc.
Đây là nội dung chính được Bộ Giao thông Vận tải trả lời cử tri tỉnh An Giang về việc đề nghị có quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khai thác hết lợi thế, tiềm năng dồi dào ở vùng trọng điểm kinh tế này, vì hiện nay toàn vùng chỉ có khoảng 39km đường cao tốc so với cả nước trên 1.000km, trong khi đó số dân của khu vực này chiếm trên 21/97 triệu dân cả nước, cơ cấu giao thông như vậy là chưa hợp lý.
Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông và phía Tây cùng với 3 tuyến cao tốc khu vực phía Nam (Bạc Liêu-Rạch Giá-Hà Tiên, Cần Thơ-Cà Mau và Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998km.
Tiến độ đầu tư các tuyến cao tốc như Bạc Liêu-Rạch Giá-Hà Tiên, Cần Thơ-Cà Mau và Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng theo quy hoạch được duyệt đến sau năm 2030.
Để có cơ sở triển khai huy động vốn, từng bước đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có kiến nghị điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc này lên giai đoạn trước năm 2030, bổ sung tuyến cao tốc Hồng Ngự-Trà Vinh vào quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến đề xuất đầu tư giai đoạn phân kỳ của 7 tuyến đường bộ cao tốc với tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 37.272 tỷ đồng, bao gồm các đoạn Cần Thơ-Cà Mau, Chơn Thành-Đức Hòa, Đức Hòa-Mỹ An, Mỹ An-Cao Lãnh, An Hữu-Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc 2 Hồng Ngự-Trà Vinh), Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Hà Tiên-Rạch Giá-Bạc Liêu.
Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương rà soát thứ tự ưu tiên, sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách để đầu tư trong giai đoạn này cho phù hợp với nguồn lực, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện.
Đến hết năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu sẽ đưa vào khai thác khoảng 3.858km đường bộ cao tốc (trong đó có 2.084km đường bộ cao tốc Bắc-Nam từ Lạng Sơn tới Cà Mau).
Hiện nay, các dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc trên tuyến Bắc-Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công với 3 dự án thành phần đoạn Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2, Bộ Giao thông Vận tải đã lựa chọn xong nhà thầu và đang triển khai thi công đáp ứng tiến độ, chất lượng theo quy định của hợp đồng.
Với 3 dự án thành phần đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây đang được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong nước và dự kiến khởi công các dự án vào cuối tháng 9/2020; khởi công 5 dự án thành phần PPP trong quý 2/2021./.
Đa kết nối, một mục tiêu Hiện nay tất cả các đường cao tốc, đường vành đai của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kể cả của TP.HCM, vẫn chưa thực hiện được so với quy hoạch các cấp đề ra. Thực tế, cả Đông và Tây Nam bộ mới chỉ có 2 tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu...