Lại xuất hiện thêm clip 20 nam sinh hỗn chiến như… giang hồ
Khoảng 20 nam sinh chia làm hai phe lao vào nhau đấm đá, bên ngoài là tiếng cổ vũ của nhiều bạn học.
Rất nhiều vụ bạo lực của lứa tuổi học sinh nổ ra trong thời gian vừa qua như: vụ nữ sinh bị đánh trong lớp học tại Trà Vinh, nữ sinh bị mất khả năng nói do bị bạn đánh… đang khiến các cơ quan chức năng đau đầu tìm giải pháp thì lại xuất hiện thêm một clip hàng chục nam sinh ẩu đả. Clip được chia sẻ lên mạng vào ngày 15/3, sau đó nhanh chóng lan truyền khắp mạng xã hội
Qua clip, cư dân mạng nhận thấy nhiều thanh niên còn đang mặc đồng phục tham gia cuộc hỗn chiến. Hai bên không ngại tung ra những cú đấm, cú đá mạnh về phía đối phương. Dội vào trong clip còn có nhiều tiếng chửi bậy, cổ vũ đánh nhau (Clip đã được xử lý âm thanh vì nội dung dung tục).
Khoảng 20 nam sinh chia làm hai phe tranh cãi, khích bác lẫn nhau
… ngay sau đó là cuộc hỗn chiến như giang hồ
Video đang HOT
Những bạn học chứng kiến chẳng những không khuyên can mà còn cổ vũ (Hình ảnh trong clip)
Theo thông tin chưa được xác minh, khoảng 20 nam sinh chia làm hai phe đã hẹn đánh nhau tại một địa điểm thuộc Hà Nội. Sau khi gặp mặt, đôi bên đã có những lời lẽ qua lại, khích bác rồi dẫn tới ẩu đả.
M.C
Theo Dantri
7 học sinh đánh bạn: Đuổi học hay đưa đi giáo dưỡng?
Đề xuất hình phạt buộc thôi học một năm cho nhóm học sinh lớp 7 dùng ghế đập vào đầu bạn không nhận được nhiều sự đồng tình từ dư luận.
Theo thông tin từ phía nhà trường, một số em trong nhóm học sinh lớp 7 của trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh) lấy ghế đập vào đầu bạn có thể nhận hình thức buộc thôi học một năm, chịu sự quản lý của địa phương.
Đây là mức kỷ luật nặng nhất theo thông tư của Bộ Giáo dục đào tạo. Thế nhưng, nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải là hình phạt tốt để sau một năm, những học sinh này sẽ thay đổi tính nết và sống có đạo đức hơn. Điều này liệu có giúp các em khôn lớn lên hay ngược lại?
Theo ý kiến của bạn Tùy Phong, đuổi học em cầm ghế ném vào nữ sinh cùng lớp là quyết định đúng đắn nhất. Nếu không trong tương lai sẽ còn nhiều chuyện đau lòng hơn, vì các em còn trẻ, nghĩ rằng đánh bạn thì nhận lỗi với thầy cô,với bạn là xong.
Trong khi đó, Quỳnh Lê cho rằng nếu áp dụng hình phạt trên sẽ mang đến sự thất bại. "Địa phương sẽ giáo dục các em thế nào? Gia đình như thông tin trên báo cũng lỏng lẻo trong việc chăm sóc dạy dỗ con cái. Tôi muốn các em đánh bạn phải ý thức rằng mình đang chịu một hình phạt vì tội đánh bạn. Các em phải thật sự nhận ra sai lầm, đuổi học một năm có khi trở thành... niềm vui được sổ lồng".
Ngoài ra, một số người lo ngại, trong thời gian nghỉ, lãng quên kiến thức, những học sinh đánh bạn có còn động lực để theo học tiếp? Khi bị tách khỏi trường rồi trở lại, các em cũng thiếu tự tin, khó hòa nhập với lứa các lớp sau.
Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng nên phạt các em một năm ở trường giáo dưỡng thanh thiếu niên, vừa lao động cải tạo thích hợp với độ tuổi vừa phải hoàn thành chương trình học. Nhóm học sinh bị phạt này cũng cần có chuyên viên giáo dục, tâm lý... để giúp các em nhận ra lỗi, ổn định tinh thần trong giai đoạn tuổi mới lớn.
"Đuổi một hay 10 năm đều không giải quyết được vấn đề tận gốc. Vì thế, chúng ta cần đưa những học sinh này vào trường giáo dưỡng trong thời gian nhất định để vừa tiếp tục học văn hóa, vừa có môi trường riêng rèn luyện về đạo đức nghiêm túc", độc giả Tuấn Anh nói.
Bạn đọc Ly Ly nhận xét qua clip ghi lại cho thấy các em mới học lớp 7 nhưng đã thể hiện sự hung hăng, dữ tợn. Cô thấy hình phạt lao động công ích ở Mỹ rất hiệu quả với nhóm tuổi vị thành niên và có thể áp dụng cho những học sinh đánh bạn tại Trà Vinh.
"Việc cho các em nghỉ một năm không khác nào hủy hoại một thế hệ. Thời gian con em được nghỉ học, phụ huynh cũng bận rộn công việc không thể theo dõi sát sao để giáo dục, răn đe. Biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng để nhận sự giáo dục nghiêm ngặt là phù hợp nhất", người này bày tỏ quan điểm.
Ngoài ra, có độc giả đề xuất cách tốt nhất là vẫn cho các em đi học bình thường, nhưng phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm. Đặc biệt cha mẹ nên quản lý giờ học, giờ chơi và theo dõi sát tình hình học tập của con.
Bạn Long Ca viết, ban giám hiệu nhà trường nên thành lập đội Sao Vàng. Mỗi lớp có ít nhất 2 em để phối hợp cùng nhà trường ngăn chặn những thành viên có hành vi bạo lực. Các thành viên trong đội cần được đi học võ thuật, chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trường để không còn xuất hiện cảnh bạn bè đồng lứa đánh nhau, nặng nề hơn là để xảy ra hậu quả thương tâm.
Bên cạnh ý kiến đóng góp để tìm biện pháp răn đe hợp lý, nhiều độc giả cho biết, họ không chỉ quan tâm đến hình phạt dành cho các em nặng hay nhẹ, mà chính gia đình và nhà trường cần xem xét lại cách giáo dục.
"Người lớn cần có biện pháp cụ thể, can thiệp kịp thời để thế hệ tương lai của đất nước biết cách sống hòa thuận, nhường nhịn, yêu thương nhau hơn. Đồng thời, không ai được phép xem thường thân thể, sinh mạng của người khác", anh Võ Ấn bày tỏ.
Theo Zing
Điều trị tâm lý cho nữ sinh bị đánh hội đồng Ngày 13/3, bà Huỳnh Thị Kim Loan, mẹ nữ sinh N.T.H.P. cho biết kết quả kiểm tra tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vào chiều 12/3 cho thấy, hiện tình trạng sức khỏe của em P. ổn định. Tuy nhiên, bé cần điều trị tâm lý vì suốt 2 tháng sống trong sợ hãi. Kết quả xét nghiệm tại...