Lại xuất hiện ảnh vệ tinh mới cho thấy Nga thu dọn thiết bị tại căn cứ ở Syria
Hình ảnh vệ tinh mới chụp được cho thấy Nga đang di chuyển thiết bị quân sự ra khỏi một căn cứ không quân chiến lược ở Syria, trong bối cảnh chưa rõ Nga có hiện diện lâu dài tại quốc gia này nữa không.
Hình ảnh chụp Căn cứ Không quân Hmeimim ngày 15/12. Ảnh: BlackSky
Theo trang businessinsider.com ngày 18/12, những hình ảnh do công ty BlackSky chụp cho thấy có hoạt động mới tại Căn cứ Không quân Hmeimim trong vài ngày qua.
Đây là dấu hiệu Nga đang giảm bớt hiện diện quân sự ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ bất ngờ hồi đầu tháng này.
Qua các hình ảnh, một nhà phân tích tình báo đã xác định được bốn máy bay vận tải chiến lược Il-76 của Nga, trong đó một chiếc đang được chất thiết bị lên. Ngoài ra, còn có một máy bay Yak-40 đậu ở đường bay phía Đông tại Hmeimim ngày 15/12. Bốn bệ phóng tên lửa đất đối không S-400 cũng xuất hiện ở phía Nam khu sân đỗ.
Thiết bị hạng nặng không còn xuất hiện trong hình ảnh chụp ngày 17/12. Ảnh: BlackSky
Nhà phân tích này cũng chỉ ra ba máy bay vận tải An-32 đậu ở góc Tây Bắc căn cứ Hmeimim, một khu vực tập kết thiết bị hạng nặng ở sân đỗ phía Tây, và một chiếc trực thăng tấ.n côn.g Ka-52 đã được tháo rời để chuẩn bị vận chuyển.
Video đang HOT
Một hình ảnh chụp ngày 17/12 cho thấy phần lớn thiết bị hạng nặng, bao gồm ba trong số bốn bệ phóng S-400, đã không còn ở căn cứ này. Một trong ba chiếc An-32 cũng đã biến mất, trong khi có một chiếc máy bay vận tải hạng nặng An-124 hiện diện.
Các máy bay và thiết bị trong các hình ảnh chụp ngày 15/12 và 17/12 có khác biệt đôi chút so với những gì trong hình ảnh vệ tinh tuần trước. Theo nhà phân tích nói trên, vào ngày 13/12, căn cứ Hmeimim có ba máy bay Il-76, ba chiếc An-32, một chiếc Yak-40 và hai bệ phóng S-400. Hai chiếc An-124, trong đó một chiếc đang được chất thiết bị, cũng xuất hiện tại đó.
Một máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga cất cánh tại Hmeimim vào tháng 9/2019. Ảnh: AFP
Các diễn biến gần đây tại Hmeimim dường như cho thấy Nga gia tăng đáng kể hoạt động tại căn cứ này so với một tuần trước, tức là chỉ hai ngày sau khi lực lượng đối lập chiếm được Damascus và lật đổ ông Bashar al-Assad.
Chính phủ Syria sụp đổ đã gây bất ổn mới cho hiện diện quân sự của Nga tại Hmeimim và Tartus – một cơ sở hải quân gần đó ở Địa Trung Hải mà Nga đã rút hết tàu chiến.
Mặc dù có bằng chứng cho thấy Nga đang rút một số vũ khí khỏi Syria, nhưng ở thời điểm này, vẫn chưa rõ động thái này có quy mô thế nào và mang tính tạm thời hay lâu dài. Một số vũ khí có thể đang được đưa về Nga, trong khi số khác có thể chỉ đang được chuyển đến Tartus gần đó. Tuy nhiên, có vẻ như Nga đang giảm hiện diện ở mức độ nào đó.
Nga đã ủng hộ ông Assad trong cuộc nội chiến Syria, nhưng hiện tại lực lượng đối lập đang chiếm quyền, kiểm soát tỉnh nơi có căn cứ Hmeimim và Tartus. Điện Kremlin đang nỗ lực liên lạc với phe đối lập nhằm đảm bảo an ninh cho các căn cứ của mình.
Mỹ và Ukraine đều đã xác nhận lực lượng Nga rút khỏi Syria, dù hai chính phủ đưa ra đán.h giá khác nhau về quy mô của đợt rút quân.
Ngày 16/12, cơ quan tình báo quân đội của Ukraine (HUR) nói rằng Nga đang rút quân khỏi các địa điểm xung quanh Syria, sau đó tập trung tại Hmeimim và Tartus.
HUR cho rằng Nga đang sử dụng các máy bay vận tải để vận chuyển quân, vũ khí và thiết bị quân sự từ Syria về Nga.
Điện Kremlin phụ thuộc rất nhiều vào Hmeimim và Tartus để duy trì ảnh hưởng trong khu vực. Hmeimim được sử dụng để di chuyển lực lượng quân sự ra vào châu Phi, trong khi Tartus là căn cứ hải quân chính của Nga ở nước ngoài và cung cấp cho nước này lối tiếp cận quan trọng đến cảng nước ấm. Mất quyền tiếp cận cả hai căn cứ này, vốn có giá trị chiến lược, sẽ ảnh hưởng tới Nga.
Liên bang Nga đối mặt nguy cơ mất căn cứ quân sự tại Syria
Các căn cứ quân sự chiến lược của Liên bang Nga tại Syria, bao gồm Tartus và Hmeimim, đang đứng trước nguy cơ bị tấ.n côn.g nghiêm trọng sau những bước tiến nhanh chóng của phe nổi dậy.
Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergey Lavrov tại New York, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong khi đó, Moskva phải chia sẻ nguồn lực quân sự để đối phó với xung đột ở Ukraine, đặt ra những thách thức lớn về chiến lược và tầm ảnh hưởng địa chính trị.
Cuộc tấ.n côn.g bất ngờ của Hayat Tahrir al-Sham (HTS) - nhánh của Jabhat al-Nusra, cùng các đồng minh - đã khiến quân đội Syria chịu tổn thất nặng nề. Nhóm này đã nhanh chóng chiếm giữ các khu vực chiến lược, đẩy quân đội chính phủ khỏi Aleppo, Hama và Homs trước khi tiến sát ngoại ô Damascus. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2015, các lực lượng thánh chiến tiếp cận gần thủ đô, gây áp lực lớn lên chính quyền và cuối cùng buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời bỏ thủ đô Damascus.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov bác bỏ tin đồn về việc rút tàu chiến khỏi căn cứ Tartus. Ông khẳng định, các hoạt động quân sự của Liên bang Nga tại Địa Trung Hải vẫn đang diễn ra bình thường, đồng thời cho rằng những hình ảnh từ vệ tinh là nguyên nhân gây hiểu nhầm là các cuộc tập trận. Tuy nhiên, các cảnh báo từ những blogger chiến tranh nổi tiếng của Liên bang Nga, nhiều người có mối quan hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình. Theo đó, các cơ sở quân sự của Liên bang Nga tại Tartus và Hmeimim đang đối mặt với nguy cơ bị đán.h chiếm hoặc phong tỏa, đ.e dọ.a khả năng duy trì hiện diện của Moskva tại Trung Đông.
Căn cứ Tartus - cảng biển chiến lược của Liên bang Nga ở Địa Trung Hải không chỉ đóng vai trò là trung tâm tiếp tế, mà còn là bàn đạp cho các hoạt động của Moskva tại châu Phi. Nếu căn cứ này rơi vào tay phiến quân, Moskva sẽ mất đi một mắt xích quan trọng trong chuỗi vận hành quân sự toàn cầu. Tương tự, căn cứ Hmeimim - nơi hỗ trợ các cuộc không kích của Liên bang Nga, là trọng tâm cho chiến lược kiểm soát không phận Syria. Theo một blogger có ảnh hưởng, việc mất Hmeimim đồng nghĩa với việc Liên bang Nga sẽ không thể thực hiện 75% các chiến dịch không kích tại đây và đẩy quân đội Syria vào thế bất lợi nghiêm trọng.
Sự hạn chế về nguồn lực là một trong những nguyên nhân khiến Liên bang Nga gặp khó khăn trong việc hỗ trợ Syria. Hiện tại, phần lớn lực lượng và khí tài quân sự của Liên bang Nga đang tập trung cho chiến trường Ukraine, nơi Moskva đang nỗ lực kiểm soát tình hình trước khi chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump triển khai các chính sách. Điều này khiến sự hỗ trợ của Liên bang Nga đối với chính quyền al-Assad bị giảm sút đáng kể, hoàn toàn khác biệt so với thời điểm năm 2015 khi Moskva can thiệp quyết liệt vào cuộc xung đột tại Syria.
Ngoài áp lực từ chiến trường, thách thức về chính trị cũng đang bủa vây Moskva. Sự can thiệp vào Syria từng được Tổng thống Vladimir Putin coi là biểu tượng của sức mạnh địa chính trị và năng lực quân sự của Liên bang Nga. Tuy nhiên, thất bại trong việc bảo vệ các căn cứ quan trọng sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín của ông. Một blogger chiến tranh nhận định rằng, nếu quân đội Liên bang Nga không thể giữ được các tỉnh Latakia và Tartus, mọi nỗ lực trong gần một thập kỷ qua - từ sinh mạng binh sĩ đến các chi phí khổng lồ về khí tài quân sự - sẽ trở thành "một khoản lỗ không thể bù đắp".
Đối mặt với câu hỏi về tương lai của các căn cứ tại Syria, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng Liên bang Nga sẽ làm tất cả để ngăn chặn "những kẻ khủn.g b.ố" giành chiến thắng. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng chỉ dựa vào quân đội Syria sẽ không đủ để bảo vệ các cơ sở quân sự trước sự tấ.n côn.g dồn dập của các lực lượng thánh chiến.
Diễn biến tại Syria không chỉ đặt Liên bang Nga vào tình thế khó khăn mà còn làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Các bước tiến của phiến quân được cho là có sự hỗ trợ từ tình báo Ukraine, mở ra một mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu. Với Trung Đông là một khu vực quan trọng trong chiến lược của nhiều cường quốc, sự suy yếu của Liên bang Nga tại đây có thể tạo điều kiện cho các lực lượng khác gia tăng ảnh hưởng.
Quan chức cấp cao EU cảnh báo về 'chỗ đứng' tương lai của Liên bang Nga ở Syria Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas cho rằng ban lãnh đạo mới ở Syria nên loại bỏ ảnh hưởng của Liên bang Nga ở nước này. Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), bà Kaja Kallas cho biết...