Lại xôn xao nữ cán bộ 24 tuổi quy hoạch Phó bí thư Tỉnh đoàn
Mấy hôm nay, dư luận xôn xao về trường hợp chị Q.A. (24 tuổi) được quy hoạch làm Phó bí thư tỉnh đoàn Nghệ An. Điều này có “thần tốc”? Các bên liên quan ở tỉnh này chính thức liên tiếng.
Những ngày qua, cộng động mạng, người dân ở Nghệ An “xôn xao về việc chị L.T.Q.A (24 tuổi)- chuyên viên Ban thanh Thiếu nhi trường học Tỉnh Đoàn Nghệ An vào biên chế 15 tháng đã được quy hoạch Phó Bí thư tỉnh Đoàn Nghệ An và được giới thiệu đi học Cao cấp lý luận Chính trị năm 2019 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trụ sở Tỉnh đoàn Nghệ An.
Có người cho rằng vì Q.A có bố làm chức vụ lớn ở tỉnh nên được “ưu ái?”. Có người đặt câu hỏi đó là quy hoạch “thần tốc?”.
Có người cho rằng, Q.A từng học giỏi, có năng lực và đặc thù của cán bộ Đoàn là yêu cầu phải trẻ nên cần quy hoạch sớm để bồi bồi dưỡng, phát triển, tạo nguồn cán bộ…
Theo quy chế của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì tiêu chuẩn Phó Bí thư Tỉnh đoàn về trình độ chuyên môn tốt nghiệp ĐH trở lên và trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên, giữ chức vụ lần đầu không quá 33 tuổi…
Chiều 9-8, chúng tôi liên hệ với ông K. (bố của Q.A., đang làm lãnh đạo của một Ban ở Tỉnh ủy Nghệ An) thì ông K. nói: “Vấn đề đó tôi không có ý kiến gì. Hiện tôi đang bận họp, anh lên hệ với Tỉnh đoàn Nghệ An”.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này bà Nguyễn Thị Thơm, Quyền Bí Thư Tỉnh Đoàn Nghệ An cho biết: “Một số người đưa lên mạng xã hội không đầy đủ, rồi một số người bình luận có thể gây tổn thương cho em ấy”.
Bà Thơm cho hay Q.A. quy hoạch Phó Bí Thư tỉnh Đoàn Nghệ An là khóa 2022-2027, chứ không phải quy hoạch là bầu lên làm ngay. Có 16 người được quy hoạch Phó Bí Thư Tỉnh đoàn khóa 2022-2027 và đã được Tỉnh ủy phê duyệt, trong đó có Q.A. Những đồng chí đã được phê duyệt quy hoạch thì được đi học trình độ lý luận chính trị”.
Theo bà Thơm: “Quy định của Trung ương thì Phó Bí thư Tỉnh đoàn phải quy hoạch độ tuổi từ năm sinh 1987 trở về sau, nghĩa là độ tuổi của Đoàn. Ví dụ sinh năm 1986 là năm nay không được đưa vào quy hoạch phó bí thư nữa. Ngoài ra còn có quy định ba độ tuổi để gối nhau, mỗi độ tuổi cách nhau 5 tuổi, như 1987, 1992, 1997. Nghĩa là trong quy hoạch cứng phải có ba độ tuổi như thế. Tuy nhiên, nếu sinh năm 1997 thì chưa vào làm công chức cho nên chúng tôi xin tỉnh Nghệ An quy hoạch độ tuổi 1995 (24 tuổi).
Video đang HOT
Trong 16 đồng chí quy hoạch thì có người làm ở Thị đoàn, có người làm ở Đoàn Trường ĐH Vinh, Huyện đoàn… nếu chưa có bằng trung cấp hoặc cao cấp lý luận chính trị thì những nơi làm việc đó sẽ giới thiệu, cử đi học lý luận chính trị. Về quy hoạch thì Q.A. có quy hoạch từ phó ban, trưởng ban, phó Bí Thư Tỉnh đoàn”.
Theo bà Thơm, Q.A. chưa lập gia đình. Đợt này, 2019, Q.A và một người khác (26 tuổi, kết nạp Đảng tháng 12-2018)- chuyên viên Ban tổ chức-Kiểm tra Tỉnh Đoàn Nghệ An và có nguyện vọng đi học Cao cấp lý luận chính trị nên Tỉnh Đoàn cử đi học. “Và độ tuổi này còn đang lâu mới lên được trưởng, phó phòng”- bà Thơm nói.
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Trưởng Ban Tổ chức, Kiểm tra Tỉnh Đoàn Nghệ An cho biết thêm: “Q.A. kết nạp Đảng (năm 2013) lúc đang học THPT Chuyên ĐH Vinh, đã tốt nghiệp loại giỏi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân rồi thi tuyển (do Hội đồng thi tuyển Tỉnh ủy tổ chức thi) vào làm việc tại Tỉnh Đoàn năm 2017. Thời gian Q.A. àm việc chính thức từ tháng 5-2018″.
Bà Thơm và ông Cường cho biết, chị Q.A. đã tốt nghiệp ĐH nên đã được chứng nhận có trình độ sơ cấp chính trị và chưa đi học trung cấp lý luận chính trị.
“Không có quy định bắt buộc cán bộ Đoàn phải đi học trung cấp lý luận chính trị rồi mới học cao cấp lý luận chính trị. Nếu học trung cấp mất 2 năm, học cao cấp thì thời gian 9 tháng”- bà Thơm nói.
Trả lời câu hỏi “quy hoạch phó bí thư Tỉnh đoàn có quy định yêu cầu đã công tác bao nhiêu năm”, ông Cường nói: “Quy hoạch thì không yêu cầu đã công tác bao nhiêu năm, liên quan đến độ tuổi thì phải quy hoạch cả những em sinh năm 1997″. “Nhưng tuổi 1997 thì đang sinh viên nên chúng tôi không phát hiện được nguồn ở dưới để quy hoạch Phó Bí thư Tỉnh Đoàn nên không đưa vào đề xuất lên Tỉnh ủy để thường vụ Tỉnh ủy bỏ phiếu”- bà Thơm trả lời.
“Đây là quy hoạch, Q.A đi khọc không phải trở về lên làm Phó Bí thư Tỉnh đoàn liền. Bởi trong quy định của Tỉnh ủy thì muốn giữ chức vụ Phó Bí Thư tỉnh Đoàn thì phải có 60 tháng giữ ngạch chuyên viên. Tức là phải có công tác liên tục sau 5 năm mới có thể được giới thiệu ứng cử Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Theo quy định, Phó Bí Thư Tỉnh đoàn không quá 33-35 tuổi”- ông Cường nói.
Chiều 8- 8, trao đổi quan điện thoại ông Hồ Phúc Hợp- Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An cho biết: Việc chị Q.A. chưa bằng trung cấp lý luận chính trị nhưng đi học cao cấp lý luận chính trị là không sai.
“Tuổi trẻ là phải đi học tập trung và phải có quy hoạch thì bây giờ Q.A. đã có quy hoạch Phó Bí thư Tỉnh đoàn nên được đi học. Nếu học trung cấp lý luận chính trị thì phải học qua sơ cấp, nhưng học cao cấp thì không cần học trung cấp. Quy định của Trung ương là như vậy”- ông Hợp nói.
Về việc Q.A. mới làm việc chưa được 15 tháng đã quy hoạch Phó Bí Thư Tỉnh đoàn là ngang hàm với Phó Bí Thư Huyện ủy, ông Hợp nói: “Đặc thù tuổi của cán bộ Đoàn, bây giờ có ba lứa để quy hoạch sinh năm 1987, 1992, 1997, bây giờ Q.A. sinh 1995 là trung bình chứ không có gì nhanh và chậm”.
PLO đã liên hệ với các chuyên gia Ban Tổ chức Trung ương và Ủy Ban kiểm tra Trung ương. Ý kiến chung là để biết việc quy hoạch đúng hay sai thì phải căn cứ vào quy định của địa phương về tiêu chuẩn chức danh cán bộ. “Quy trình đúng, nhân sự đạt tiêu chuẩn quy định, thì cũng chưa hẳn sẽ có cán bộ tốt. Quan trọng là phải bồi dưỡng, giám sát chặt chẽ. Càng con em cán bộ, càng phải giám sát chặt chẽ”.
Nguồn tin từ Ban Tổ chức Trung ương cho biết, quy hoạch hiện tại được triển khai trên nguyên tắc là nhiều lớp, nhiều lứa tuổi, đảm bảo tính kế thừa. Thông thường quy hoạch cho vị trí cao hơn chức vụ hiện tại một cấp. Tuy nhiên, những trường hợp cán bộ trẻ, có năng lực, được tín nhiệm cao, thì vẫn có thể quy hoạch vượt cấp. Như quy hoạch cán bộ cấp chiến lược vừa rồi, cán bộ cỡ giám đốc sở, tỉnh ủy viên vẫn được giới thiệu, xem xét đưa vào quy hoạch Trung ương khóa 12.
Theo ĐẮC LAM (PLO)
Cán bộ cấp chiến lược khóa XIII sẽ được bồi dưỡng kiến thức gì?
Các học viên sẽ nghiên cứu 46 chuyên đề về vấn đề xây dựng Đảng, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Bồi dưỡng kiến thức mới cho 95 học viên trong 2,5 tháng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, nhất là cán bộ cấp chiến lược được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Từ nhận thức sâu sắc về tình hình thực tế, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có chủ trương tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho các cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng và Nhà nước. Trong năm 2018, 2 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 1 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho các Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được tổ chức thành công. Đây là bước đổi mới trong công tác cán bộ, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực và sức chiến đấu của Đảng và hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.
Để góp phần tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan Trung ương phối hợp, chuẩn bị tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, trực tiếp chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sắp tới.
Ngày 6/8, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho 95 cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII.
Sau nhiều tháng chuẩn bị, ngày 6/8, lễ khai giảng 2 lớp đã được tiến hành ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hai lớp gồm 95 học viên là những cán bộ được phê duyệt quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII); quy hoạch chức danh cấp trưởng các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, giai đoạn 2020-2025; quy hoạch chức danh Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2026.
PGS.TS Nguyễn Viết Thảo - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, 95 học viên của 2 lớp sẽ học tập tập trung tại Học viện trong 2 tháng rưỡi. Các học viên sẽ nghiên cứu 46 chuyên đề, trong đó trong đó 37 chuyên đề do các chuyên gia trong nước và 9 chuyên đề do các chuyên gia quốc tế thực hiện, về vấn đề xây dựng Đảng, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Học viện đã mời các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn đến từ Nhật Bản, Australia, Trung Quốc... biên soạn và trực tiếp tham gia báo cáo các chuyên đề cho lớp học. Trong đó, có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; các Bộ trưởng, Uỷ viên Trung ương Đảng, các nhà khoa học đầu ngành, các nhà hoạt động thực tiễn có uy tín trong nước và quốc tế. Các chuyên đề được biên soạn công phu, được tổ chức thẩm định một cách chặt chẽ và chỉnh sửa nghiêm túc trước khi ban hành. Các giảng viên soạn bài theo phương pháp giảng dạy tích cực, trực tiếp trao đổi, thảo luận với học viên.
Các chuyên đề được tập trung cập nhật, phân tích, đánh giá về những vấn đề rất mới, cơ bản, cấp bách, quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển đất nước cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đây là một sự chuẩn bị rất chủ động, tích cực từ sớm, phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng dự kiến tổ chức năm 2021.
Dự kiến sẽ tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức mới
Theo Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, điểm khác biệt nổi bật của các lớp bồi dưỡng lần này là các chuyên gia tham gia biên soạn nội dung chương trình đồng thời là người báo cáo chuyên đề và chủ trì thảo luận, thay vì mỗi chuyên gia phụ trách các khâu như trước đây. Điều này góp phần bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất về nhận thức, phong cách, kỹ năng của giảng viên cũng như học viên trong quá trình giảng dạy - học tập - thảo luận.
Ngoài ra, lớp học còn có các hoạt động đi khảo sát thực tế tại địa phương và ở nước ngoài để các học viên nghiên cứu, tìm hiểu thêm một số kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Tuy nhiên, so với khóa trước, các lớp bồi dưỡng lần này sẽ không tổ chức đi nhất loạt mà lựa chọn từng chuyên đề, đi theo từng nhóm để việc học tập đạt chất lượng, hiệu quả nhất.
Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Viết Thảo.
"Việc Trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ cấp chiến lược là sự tiếp nối thành công về công tác nhân sự, công tác chuẩn bị Đại hội của nhiệm kỳ XII và các nhiệm kỳ trước. Để phục vụ khóa XIII, dự kiến sẽ tổ chức 5 lớp cho 3 đối tượng: các cán bộ được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; các cán bộ được quy hoạch Trưởng các cơ quan, đoàn thể Trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty lớn; các cán bộ được quy hoạch Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương" -PGS.TS Nguyễn Viết Thảo nhấn mạnh.
Nhìn lại việc chuẩn bị nhân sự cho khóa XII, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Học viện đã tổ chức 6 lớp dự nguồn với hơn 500 cán bộ tham dự. Trong số đó, có 114 cán bộ tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, số còn lại, các học viên đều trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Trung ương, địa phương.
Khi chuẩn bị lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII, Học viện đã có sự kế thừa rất thuận lợi từ kinh nghiệm, nội dung, phương pháp của các lớp bồi dưỡng ở khóa XII, đồng thời đáp ứng yêu cầu mới, Học viện có nhiều sự điều chỉnh, bổ sung, cập nhật. Dự kiến sẽ tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức mới, mỗi lớp không quá 50 học viên.
Mặc dù thời gian bồi dưỡng được rút ngắn từ 4 tháng (ở khóa trước) xuống còn 2 tháng rưỡi, song ông Nguyễn Viết Thảo nhấn mạnh rằng, dung lượng, nội dung cũng như chất lượng bồi dưỡng không những được duy trì mà chắc chắn sẽ nâng cao. Lý giải về việc rút ngắn thời gian, ông Nguyễn Viết Thảo cho biết, kinh nghiệm từ lớp dự nguồn khóa XII và trong những năm chuẩn bị nhiệm kỳ XIII vừa qua, các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đối tượng 3 và bồi dưỡng dự nguồn rất bài bản.
Nhiều vấn đề nếu ở Trung ương thì mới được bồi dưỡng, nhưng các cán bộ đã được nghe, nghiên cứu ở các lớp bồi dưỡng ở địa phương cho nên ở lớp cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII này, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh không kết cấu lại các chuyên đề đã trùng lặp, cho phép rút ngắn thời gian bồi dưỡng.
Khẳng định các lớp học này là kết quả của sự tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác cán bộ cấp chiến lược của Đảng và Nhà nước, cùng với đội ngũ học viên là những cán bộ lãnh đạo, quản lý tiêu biểu về mọi mặt, PGS.TS Nguyễn Viết Thảo tin tưởng rằng lớp học sẽ hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Tăng cường phối hợp đào tạo lý luận chính trị Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại buổi làm việc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh diễn ra chiều 7/8, tại Hà Nội. Cùng dự buổi làm việc có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội...