Lái xe vi phạm, chửi bậy, vu công an đánh người
Lái xe vi phạm liên tục gọi điện thoại cầu cứu , người phụ nữ đi cùng luôn miệng chửi bậy, vu công an đánh người.
Vào khoảng 16h ngày 27/3, tổ công tác đặc biệt 141 – Công an Hà Nội trong khi làm nhiệm vụ tại ngã tư Trường Chinh – Lê Trọng Tấn – Tôn Thất Tùng phát hiện một ô tô biển nước ngoài, người điều khiển xe và phụ nữ ngồi ghế trước không thắt dây an toàn đã yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, cả hai người đã bất hợp tác và người phụ nữ luôn miệng văng tục, vu vạ công an đánh người.
Trước thái độ cương quyết của tổ công tác, người đàn ông điều khiển xe đã xuất trình giấy đăng ký xe, tem kiểm định và giấy phép lái xe, không xuất trình được sổ kiểm định. Tuy nhiên, qua kiểm tra sơ bộ, đoàn công tác phát hiện, giấy đăng ký xe và tem kiểm định có dấu hiệu phô tô màu, không do cơ quan công an cấp, chỉ có giấy phép lái xe là hợp lệ.
Người đàn ông điều khiển xe liên tục gọi điện thoại “cầu cứu”
Video đang HOT
Tổ công tác đã lập biên bản đưa xe về kho để điều tra, xử lý. Theo biên bản xử lý, xe vi phạm mang biển số nước ngoài 80NN – 54886, người điều khiển tên là Nguyễn Trọng Thanh Phong (49 tuổi, hộ khẩu thường trú phường Bưu Điện, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội).
Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, người đàn ông điều khiển xe và người phụ nữ đi cùng có thái độ khá hùng hổ. Người đàn ông liên tục bấm điện thoại gọi cho ai đó có thể để “cầu cứu”, người phụ nữ luôn miệng chửi thề “kêu oan”, vu vạ cán bộ tổ công tác đánh người.
Người phụ nữ trên xe hướng về phía một số người đi đường xem vụ việc để “kêu oan”.
Trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Văn Ngoại, Tổ trưởng tổ công tác cho biết, chức năng của tổ công tác là kiểm tra xe vi phạm luật giao thông để phát hiện tội phạm. Khi tổ công tác làm nhiệm vụ ở đường Trường Chinh (đoạn ngã tư Trường Trinh – Lê Trọng Tấn – Tôn Thất Tùng) thì phát hiện ô tô biển nước ngoài, có dấu hiệu nghi vấn. Tổ công tác yêu cầu dừng xe nhưng cả lái xe và người đi cùng đều không hợp tác, thái độ hung hăng, ăn nói thô tục, thách thức, luôn miệng khoe quen biết lãnh đạo phòng cảnh sát hình sự, công an thành phố Hà Nội.
Cán bộ tổ công tác trao đổi về việc lập biên bản vi phạm, yêu cầu đưa xe về kho để xử lý.
Ông Ngoại cũng khẳng định, từ lúc yêu cầu xe dừng lại đến khi tiến hành các thủ tục kiểm tra, lập biên bản xử lý hành chính, các cán bộ của tổ công tác đều giữ thái độ bình tĩnh, cư xử đúng mực.
“Mặc dù người vi phạm có thái độ hung hãn, khiếm nhã nhưng chúng tôi, những người mặc cảnh phục nên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, chuẩn mực, không thể có việc hành hung người vi phạm”, ông Ngoại nói.
Biên bản xử lý xe vi phạm
Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tục xảy ra các vụ người vi phạm giao thông bất hợp tác, thậm chí hành hung cảnh sát giao thông, tổ công tác lưu động, báo động tình trạng người phạm luật chống người thi hành công vụ.
Theo Báo Đất Việt
Khi "bệnh chửi" lây lan trong giới trẻ
Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Thậm chí là chửi yêu để bày tỏ tình cảm. Các cô cậu học trò còn tung hẳn "cẩm nang" chửi cho bài bản...
Đó là một thực tế trong giới teen hiện nay.
"Vung vãi" mới... sành điệu
Không biết từ bao giờ, các xì tin đã quen thay những câu khẳng định, câu hỏi của mình bằng loại ngôn ngữ "văng tứ tung". Thậm chí còn bị coi là quê, nếu không mở đầu câu chuyện bằng "ĐM..."!!!
Chuyện học sinh chửi bậy thời nay đã trở thành bình thường. Hiếm khi đứng trước cổng trường cấp 3 nào (kể cả trường chuyên, trường điểm) mà không thấy bóng dáng vài áo trắng văng "phụ khoa" tứ tung. Càng là "hot boy", "hot girl" lại càng văng nhiều như để khẳng định vị trí "Vip" của mình.
Nhưng với các trai tài gái sắc ngày nay, thì không hẳn có việc gì mới chửi bậy, họ đã chuyển sang "nói bậy", nghĩa là bất cứ chuyện gì cũng lôi từ bậy vào chứ không nhất thiết ghét ai mới chửi.
"Bệnh chửi bậy" đang lan nhanh trong giới trẻ
Phương Linh (Trường THPH TH, Hà Nội) chia sẻ: "Lớp tớ ai cũng nói bậy. Nói nhiều đến thành thói quen ấy. Chúng tớ không cho rằng những từ như ĐM, ĐC... là bậy nữa, dù sao còn bình thường chán so với mấy từ bọn con trai hay nói. Có những đứa mở mồm là l..., b... rồi. Nghe ghê lắm!".
Lý do của Phạm Tuấn (Trường HM, Hà Nội) thì nghe có vẻ to tát hơn: "Cuộc sống, việc học hành đôi khi có quá nhiều thứ khiến bọn tớ ức chế. Việc nói bậy, chửi bậy giúp chúng tớ phần nào giải tỏa những ức chế ấy. Khi điên tiết, chửi được ra vài câu thấy nhẹ lòng hơn, đỡ bực mình hơn. Vả lại, người lớn cũng nói bậy đầy ra đó thôi".
Dạo quanh những blog của thế hệ 9X, chúng ta không khỏi "sốc" khi rất nhiều blogger sử dụng ngôn ngữ chửi một cách vô tư, có bài bản. Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Và nữa, thậm chí là chửi yêu để bày tỏ tình cảm.
Vấn đề này đã được các teen tranh luận rất thẳng thắn và đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng phần nhiều các teen tỏ ra ủng hộ, thông cảm, thậm chí coi chửi bậy là "một phần tất yếu". Tại trang web Quangtrung.org, nickname Họa My chia sẻ: "Bản thân tôi không bao giờ nghĩ chửi bậy là xấu. Cá nhân tôi luôn chửi bậy. Chửi bậy là một cách để xả stress. Đôi khi bạn bè thân thiết cũng luôn chửi nhau vì chửi bậy rất vui, giải tỏa tâm lý mỗi khi học hành căng thẳng, ngoài ra còn là để thể hiện xem thằng nào nghĩ ra nhiều câu chửi hay".
Nick name Thúy Vịt tỏ ra rất am hiểu trong lĩnh vực này, bày tỏ: "Theo tớ định nghĩa thì chửi bậy là một trong những cách biểu lộ cảm xúc ở mức độ cao trào, lúc tức giận, lúc vui vẻ. Nhưng con gái mà chửi nhiều thành câu cửa miệng, nghe sẽ rất khó chịu. Chửi bậy thì chửi làm sao cho đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, đúng người đúng tội, chửi làm sao có văn hoá, thấm vào lòng người để người ta không hiểu nhầm mình là vô văn hoá?. Nếu được sử dụng đúng cách thì chửi bậy hoàn toàn không phải là một hành động vô văn hoá".
Không ít teen đã tỏ ra đồng tình với ý kiến trên. Nhưng cũng có những ý kiến hoài nghi, lo lắng: "Chẳng nhẽ thiếu văn minh bây giờ lại là hay sao??? Em không hiểu được xã hội ngày nay như thế nào nữa? Đi đến đâu cũng thấy những lời nói bậy, nói tục, thiếu văn hoá. Ngay cả tại các trường chuyên lớp chọn bây giờ cũng không hề giữ được nếp sống văn minh như thời trước. Làm thế nào để hết những tệ nạn này đây?".
Một cách xả... stress?
Một thầy giáo THPT (Hà Nội) cho biết, không phải chỉ có học sinh (HS) hạnh kiểm kém, học dốt mới nói tục, chửi bậy mà ngay cả HS trường chuyên, lớp chọn cũng nói bậy. Nó như một căn bệnh, một trào lưu khiến các em bị lây nhiễm rất nhanh và coi đó là "chuyện thường".
Theo TS.Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) thì việc giới trẻ, kể cả học sinh, sinh viên, công chức nói tục, chửi bậy ngày càng phổ biến. Nhiều người coi nói tục chửi bậy là một thứ đồ trang sức, là cách thể hiện với mọi người là tôi rất dân dã, hòa đồng và không lạc lõng giữa số đông. Một lý do nữa, đó là hình như người ta nói bậy, nói tục cũng là một sự giải thoát, xả stress, là một sự phủ định xã hội hiện tại.
TS Trịnh Hòa Bình cảnh báo, việc nói tục chửi bậy thường xuyên kéo dài, kể cả trong một bộ phận người thầy làm cho bầu không khí xã hội bị vẩn đục. Việc nói tục chửi bậy cũng như việc nói ngoa nghĩa... làm méo mó, biến dạng ngữ pháp tiếng Việt, không trong sáng tiếng Việt. Nói tục, chửi bậy làm cho phong cách, hình ảnh của giới trẻ Việt Nam thiếu đi phần đàng hoàng, văn minh.
Cái chuẩn mực dường như đang bị đánh rơi đâu đấy. Việc giữ được chuẩn mực không quá khó cũng không dễ, nó là một sự giằng co giữa cái đẹp và cái xấu mà con người phải vượt qua. Cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải giản dị nhưng không giản đơn, ngắn gọn nhưng không cụt lủn, thô mộc nhưng không thô lỗ.
TS.Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng: Có 3 nguyên nhân khiến cho ngôn ngữ của giới trẻ lệch chuẩn là: Trong gia đình, cách nói năng giao tiếp giữa mọi người cũng không chuẩn mực; Trong giờ học thì HS không nói bậy nhưng giờ ra chơi các em vẫn chửi bậy; Còn ở ngoài xã hội, việc nói tục, chửi bậy khá phổ biến nhưng rất ít người lên án.
Thầy Tùng Lâm chia sẻ kinh nghiệm: "Trước tiên, chúng ta phải giáo dục để các em hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời nói lệch chuẩn sẽ có thể dẫn đến tư duy, hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần phải được lên án". Cần xây dựng phong trào giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt để HS hiểu và thực hiện theo.
Theo Pháp Luật Việt Nam
Báo động nạn clip "quái thai" của giới trẻ "... Kem vừa ngủ dậy, chưa make up nên nhìn mặt... ngu. Bữa nay Kem chỉ cho các bạn cách làm thế nào để có được những tấm hình lừa tình như Kem. Không phải ai muốn lừa tình cũng lừa được đâu nha. Phải có kỹ năng, kỹ xảo, đẳng cấp pờ rồ như là... tôi mới làm được đó..." - đó...