Lái xe thiếu ngủ, “mất mạng như chơi”
Cơn buồn ngủ ập đến khiến tài xế không thể duy trì sự tỉnh táo, mất khả năng quan sát và phản ứng, dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Tác hại của tình trạng thiếu ngủ
Trong một báo cáo về “Rối loạn giấc ngủ và tai nạn giao thông”, giáo sư Telfilo Lee Chiong (Trung tâm Nationnal Jewish Health, Mỹ), cho biết, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên thế giới.
Ước tính khoảng 10-15% tai nạn xe có liên quan đến thiếu ngủ. Nghiên cứu về giấc ngủ ở các tài xế 19 quốc gia châu Âu cho thấy tỷ lệ buồn ngủ khi lái xe cao, trung bình 17%. Trong đó 10,8% người buồn ngủ khi lái xe ít nhất một lần trong tháng, 7% từng gây tai nạn giao thông do buồn ngủ, 18% suýt xảy ra tai nạn do buồn ngủ.
10-15% tai nạn xe có liên quan đến thiếu ngủ
Báo cáo về những vụ tai nạn ôtô do tài xế buồn ngủ gây ra cho thấy đa phần liên quan đến nam giới trẻ tuổi, sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân, tai nạn xảy ra ở đoạn đường phụ. Mức độ nghiêm trọng tỷ lệ thuận với cảm giác mệt mỏi. Hầu hết tài xế gây tai nạn đều có thời gian thức kéo dài, ngủ ít hơn 5 giờ vào đêm trước khi gặp nạn, lái xe lâu nhất là trong khoảng từ 2 đến 8h sáng hoặc chiều tối.
Theo giáo sư Telfilo, nếu chia “chiếc bánh thời gian” trong một ngày làm 3 phần thì một người trưởng thành cần dùng một phần để ngủ, một phần để làm việc và một phần cho các hoạt động khác. Tuy nhiên, ngày nay người ta có xu hướng giảm bớt thời gian ngủ để hoán đổi cho việc đi lại và các hoạt động khác. Do đó họ thường bị thiếu ngủ, hệ quả là không có khả năng đạt được và duy trì sự tỉnh táo để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày.
Biểu hiện của một người thiếu ngủ là thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật, có những giấc ngủ ngắn, khó tập trung, giảm hiệu suất làm việc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thời gian ngủ không đủ, không sâu giấc, hội chứng ngừng thở trung ương, rối loạn đồng hồ sinh học giữa thời gian ngủ và thức, sử dụng thuốc và các chất gây nghiện.
Video đang HOT
Giải pháp “vàng” chống buồn ngủ khi lái xe
Giáo sư Telfilo khuyến nghị một trong các giải pháp giúp giảm tai nạn giao thông là nâng cao chất lượng giấc ngủ của người lái xe. Để chống buồn ngủ, tốt nhất là ngủ đủ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.
Để chống buồn ngủ, tốt nhất là ngủ đủ 6 đến 8 giờ mỗi ngày
Những giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15 phút có thế cải thiện sự tỉnh táo, song không nên ngủ dài hơn 2 tiếng đồng hồ vì có thể gây buồn ngủ li bì.
Lưu ý: Thói quen ngủ trưa không thể thay thế hoàn toàn giấc ngủ sinh lý ban đêm. Nghỉ giữa quãng đường dài cũng là cách lấy lại sự tỉnh táo. Khi cảm thấy buồn ngủ mà phải lái xe thêm một đoạn đường ngắn nữa, tài xế có thể dùng cafein hoặc một số chất kích thích như amphetamine, methyl phenidete, modaphenyl. Tuy nhiên không nên lạm dụng.
Theo Cartimes
Có thể mất mạng nếu bỏ qua dấu hiệu cảnh báo túi khí 'dở chứng'
Túi khí là một bộ phận quan trọng bởi liên quan tới tính an toàn của chủ xe mỗi khi xảy ra va chạm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng túi khí cũng gặp lỗi nếu không phát hiện sớm có thể gây mất an toàn.
Túi khí trên ô tô được sinh ra để giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm xảy ra. Trong ngành công nghiệp ô tô, túi khí lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1941. Phát minh của kỹ sư người Đức tên Walter Linderer và được cấp bằng sáng chế vào cuối năm 1953. Tuy nhiên, do thời gian bơm không đủ nhanh để đảm bảo an toàn nên thiết bị của Linderer không còn hữu ích. Ba tháng sau đó, phát minh tương tự của John W. Hetrick, kỹ sư kiêm lính hải quân Mỹ, được chấp nhận tại quốc gia này.
Chất liệu tạo nên túi khí cho xe hơi là loại vải co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.
Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt những vụ thu hồi xe có liên quan đến hệ thống túi khí đã dấy lên mối quan ngại về thiết bị an toàn này - thiết bị được xem là công cụ bảo vệ hữu hiệu cho người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và người ngồi trong xe, lái xe nhất định phải biết trước các dấu hiệu cảnh báo trước để kịp thời xử lý.
Túi khí lỗi sẽ có dấu hiệu cảnh báo trước tài xế không nên bỏ qua
Dấu hiệu đèn túi khí sáng liên tục
Trường hợp đèn túi khí sáng liên tục khi xe đang nổ máy là hiện tượng cảnh báo cho người lái biết hệ thống túi khí đang có lỗi. Một số nguyên nhân thông thường gây ra hiện tượng này như giắc điện bị ô-xy hóa hoặc bị đứt, cuộn xoắn trên vô lăng bị hỏng và cảm biến túi khí có vấn đề... Khi gặp hiện tượng này, chủ xe cần sớm đưa xe đi chỉnh sửa, hoặc thay thế các phụ tùng nếu đã hư hỏng nặng.
Dấu hiệu cảm biến túi khí lỗi
Mạch cảm biến túi khí sẽ vận hành ngày khi khởi động xe. Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu khác nhau làm cho đèn cảm biến túi khí nhấp nháy.
Pin túi khí hết điện
Pin túi khí hết điện vẫn là một trong những dấu hiệu chính của một túi khi bị lỗi. Pin túi khí bị hết điện khi pin của xe hết điện. Vấn đề này thường xuyên làm cho đèn cảm biến nhấp nháy. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề thì bạn chỉ cần sạc lại pin cho xe và đèn cảm biến sẽ không nháy nữa.
Cuộn dây túi khí bị lỗi
Cuộn dây túi khí giúp duy trì sự kết nối giữa túi khí và vô lăng. Cuộn dây này có nhiệm vụ kiểm soát nguồn điện giữa hai bộ phận này. Khi cuộn dây liên tục co vào và giãn ra thì nó sẽ bị ăn mòn thời gian. Việc này làm cho đèn cảm biến túi khí phát sáng trên bảng điều khiển.
Tuyệt đối không nên mắc phải những sai lầm này khi lái xe ô tô trời mưa(VietQ.vn) - Lái xe ô tô vào những ngày trời mưa đã vô cùng nguy hiểm do đó nếu tài xế mắc sai lầm trong quá trình lái xe sẽ dễ gây tai nạn.
Module túi khí bị hỏng
Module túi khí kiểm soát hệ thống túi khí chung và do đó giúp đảm bảo việc đo đạc sự an toàn. Với việc tiếp xúc với hơi ẩm thường xuyên thì sự bào mòn bắt đầu xuất hiện và đoản mạch bắt đầu xuất hiện. Đoản mạch làm nhiễu loạn toàn bộ mạng điện và do đó một mật mã được tạo ra trên bảng điều khiển. Giải pháp là module có thể được tái lập trình hoặc thay thế dựa trên tính nghiêm trọng của vấn đề. Người dùng cũng có thể sử dụng những công cụ chẩn đoán để hiểu được những mật mã này hoặc đưa đến một bên sửa chữa chuyên nghiệp.
Chốt đai an toàn bị lỗi
Có thể nhìn thấy đèn cảm biến túi khí khi chốt đai an toàn có vấn đề khi vận hành. Hoặc nếu chốt đai an toàn không được cài một cách chính xác thì đèn cảm biến cũng sáng.
Ngoài ra, nếu bộ tự căng đai an toàn gặp trục trặc thì đèn cũng sẽ sáng lên. Bộ tự căng đai an toàn mục đích là kéo căng hoặc nới nỏng đai an toàn khi bị tác động. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy cảm biến túi khí bị lỗi.
Bị va chạm
Một vụ va chạm nhỏ có thể kích hoạt cảm biến túi khí. Thậm chí nếu như túi khí không triển khai hoặc mở ra thì cảm biến vẫn được thể hiện trên bảng điều khiển. Nếu đây là dấu hiệu được hiển thị bằng đèn sáng thì hãy cài đặt lại để xử lý vấn đề này. Đây là một loại tình huống xảy ra khi xe đi với tốc độ dưới 13km/h và có một va chạm nhỏ ở đầu xe.
Mẹo khởi hành ngang dốc cực đơn giản với xe số sàn Sau đây là những bí quyết cơ bản giúp bạn có thể khởi hành xe ngang dốc một cách dễ dàng và an toàn. Cảm nhận và điều phối côn, phanh, ga hợp lý Đây là cách mà cánh tài xế chuyên nghiệp hay làm mà không phải kéo phanh tay nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cách này không thể dùng...