Lái xe taxi oằn lưng “cõng” phí
Lái xe taxi phải bỏ tiền mua “đứt” hoặc trả góp với giá cao hơn giá thị trường, chưa kể, hằng tháng, tiền bộ đàm, tiền sảnh, bến bãi, phí đổi phù hiệu… đè oằn lưng tài xế taxi.
Trưa 28/5, thời tiết Hà Nội nắng gắt. Tại khu vực Mỹ Đình, hàng loạt taxi núp trong lùm cây tránh nắng. Không dám bật điều hoà xe để ngủ trưa vì sợ tốn xăng, những bác tài taxi nhớp nháp không khác dân xe ôm. Lái xe (số hiệu 399) của hãng Taxi Mỹ Đình nói: “Nắng nóng thế này, chẳng mấy ai ra đường nên không có khách”.
Để có phương tiện làm ăn, tài xế này phải bỏ ra gần 500 triệu mua xe của hãng. Hằng tháng, anh phải đóng tiền bộ đàm 2 triệu đồng, tiền lãi vay; cuối năm mất 2-3 trăm nghìn cho hãng đổi phù hiệu. “Trừ hết mọi chi phí, nếu không xảy ra va chạm giao thông, mỗi tháng chỉ còn khoảng 6 triệu đồng”, anh này nói.
Các xe taxi đỗ ở những điểm cố định như: bến xe, nhà ga, khách sạn, nhà nghỉ (gọi là xe chạy sảnh – PV) còn phải chịu thêm các chi phí phát sinh khác. Taxi Hoàn Kiếm đang thu của lái xe mỗi cuốc chạy sảnh 6.000 đồng; xếp “lốt” tại ga Trần Quý Cáp phải đóng từ 100 – 200 nghìn đồng/tháng qua nhân viên trật tự của phường sở tại; đỗ tại sảnh của bến Mỹ Đình mất tiền triệu/tháng.
Đó là lý do vì sao, các lái xe chạy sảnh không muốn đi cuốc ngắn. Nếu chạy cuốc dài, họ thường mặc cả với khách để tính cước cao hơn cước đồng hồ để bù chi phí.
Tài xế taxi ngồi nghỉ sau một cuốc khách trưa (Ảnh chụp tại khu đô thị Mỹ Đình)
Video đang HOT
Đa phần các lái xe taxi ở Hà Nội hiện nay là những người lao động ngoại tỉnh. Lái taxi chia thành 2 hạng: Hạng 1 có tiền mua xe; hạng 2 chỉ có bằng lái và được hạng 1 thuê lái đêm.
Một GĐ điều hành từng kinh qua nhiều hãng taxi Hà Nội cho biết, nhiều hãng đang “lột” đủ thứ tiền từ lái xe. Ngoài tiền dịch vụ bộ đàm hằng tháng, “ăn” nhiều nhất ở tiền thương hiệu, tem mào, lô gô… Một xe mang thương hiệu của một hãng taxi được bán chênh so với giá thị trường thấp nhất 20 triệu đồng; hãng thương hiệu càng lớn giá bán càng cao, có khi đến 70 triệu đồng/xe.
Do xe được hãng bán đứt cho lái xe, hợp đồng lao động ký giữa lái xe và hãng taxi chủ yếu là để hợp thức hoá khi cơ quan chức năng kiểm tra. Hầu hết, tài xế taxi cũng không được nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..
Theo 24h
Tài xế taxi HN: Quần đùi, dép lê đón khách
Mặc quần ngố ngắn tũn, áo phông sọc, đeo kính đen, gã tài xế ngoác miệng khoe: "Chị em lên xe, thấy tôi lộ "hàng" thế này càng sướng".
Nhóm PV Tiền Phong đã dùng máy quay ghi hình cận cảnh tác phong, cách ứng xử, ăn mặc của nhiều tài xế taxi ở Thủ đô. Trụ sở hãng taxi lôi thôi, nhếch nhác đến khó tin.
Tại cổng Bến xe Mỹ Đình, tài xế chiếc Kia Morning số hiệu 166 của Taxi Hoàn Kiếm phanh gấp, kéo cửa kính mời khách. Mặc quần ngố ngắn tũn, áo phông sọc, đeo kính đen, gã tài xế ngoác miệng khoe: "Chị em lên xe, thấy tôi lộ "hàng" thế này càng sướng".
Trong khi đó, quy định của nhiều hãng taxi, nhân viên phải ăn mặc lịch sự, đeo phù hiệu, nói năng lịch thiệp.
Trụ sở của hãng taxi Trung Việt
6 giờ sáng, trước cổng Bệnh viện Bạch Mai, một tài xế lái chiếc Matiz số hiệu 110 của taxi Thu Hương trờ tới. Anh ta khoe, buổi tối mặc quần đùi ngủ trên xe; sáng mai cứ thế đón khách.
Cách chống nóng độc đáo của tài xế này là gắn thêm chiếc quạt cóc chạy phè phè trước vô lăng.
Tại cửa ra phía bắc của toà nhà Keangnam, một lái xe của Taxi Thăng Long mặc quần đùi vải bò thủng lỗ, đi dép tổ ong màu đen đợi khách với lời than: "Không biết hôm nay khách chết đâu hết".
Xe taxi gắn quạt con cóc
Còn Trung Việt (hãng Taxi có lái xe "ăn chặn" 2 vợ chồng người Úc gần 1 triệu đồng/7km), nhóm PV mất cả ngày mới lần ra trụ sở hãng tại 107 phố Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân). Tại địa chỉ này, cũng không dễ để nhận ra văn phòng của Cty Thương mại và Du lịch Trung Việt - sở hữu hãng Taxi Trung Việt.
Trong khuôn viên chừng 300m2 ở đây có một gara ôtô kiêm văn phòng của một vài công ty. Lách qua những đống phụ tùng, chúng tôi mới tiếp cận được trụ sở Cty này. Ngay trên tấm biển treo trước công ty, đính kèm với một thương hiệu Taxi 559. Cả 2 hãng này còn dùng chung một tổng đài điện thoại.
Khi hỏi về cách tìm lại đồ để quên trên xe Trung Việt, một nhân viên ở đây nói: "Xe công ty em cổ phần (tức bán thẳng xe cho lái xe hoặc của lái xe góp vào - PV) nên không lắp hộp đen để quản lý hành trình".
Một lái xe taxi mặt quần lửng, áo phông không cổ, đi dép lê phục vụ du khách giữa Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Sỹ Lực
Không chỉ Trung Việt, nhiều hãng taxi khác của Thủ đô có trụ sở thuê mướn, chật chội không đạt chuẩn theo quy định hiện hành (gồm nhiều phòng ban như phòng GĐ, phòng An toàn giao thông, phòng Điều hành, bãi đỗ xe riêng...).
Thậm chí, trụ sở của một số hãng chỉ là một vài căn phòng nhỏ phía trên của một cửa hàng, hay ở ghép với quán phở, hàng cơm... Đó là một phần hậu trường của con số hoành tráng: 116 doanh nghiệp với 17.000 đầu xe của taxi ở Hà Nội.
Theo 24h
Taxi Hà Nội 'nhờn thuốc' Không chỉ dừng đỗ trên đường để đón, trả khách, nhiều taxi còn dừng đỗ ngay trước cổng trụ sở cảnh sát mà không lo bị phạt. Hà Nội đang ra quân xử lý taxi vi phạm nhưng tình hình chưa mấy cải thiện. Trước tình trạng taxi dừng, đỗ bắt khách lộn xộn gây ùn tắc và mất an toàn giao thông,...