Lái xe số tự động có thật sự đơn giản?
Một chân ga, một chân phanh, chuyển sang số N trong lúc xe đang di chuyển,…là những thói quen mà các tài xế cần bỏ ngay khi lái xe số tự động nếu không muốn giảm tuổi thọ động cơ. Dưới đây là sai lầm cần tránh với tài xế.
Chuyển sang số N trong lúc xe đang di chuyển
Đây là một trong những điều tối kỵ nằm trong danh sách những thói quen khi lái xe số tự động mà bạn cần phải bỏ ngay nếu muốn có được những chuyến đi an toàn. Việc chuyển từ D về N khi xe vẫn đang còn lăn bánh không những làm hại đến hộp số và động cơ mà còn có thể gây hại cho người lái vì khả năng không thể phanh động cơ dẫn đến va chạm là tương đối lớn. Do đó, khá nhiều hãng xe đã cảnh báo một cách cẩn thận ở trong sách hướng dẫn như là một trong những thao tác cấm kỵ khi xe đang chạy.
Chuyển sang số N trong lúc xe đang di chuyển
Thói quen này thường xuất hiện ở những người đã quen với việc lái xe số sàn. Việc loại bỏ chân côn ở xe số tự động cũng gây cho những người này khá nhiều phiền toái trong việc loại bỏ hoàn toàn những thói quen cũ. Tuy nhiên, thói quen khi lái xe số tự động này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro tai nạn, vì khi cần phanh gấp, trong lúc hoảng loạn có thể họ sẽ đạp cả hai chân. Khi đó, lực phanh sẽ hoàn toàn bị áp đảo, vì chân ga được dậm cũng rất mạnh, khiến cho xe lao về phía trước. Trường hợp tệ nhất có thể gây ra tai nạn liên hoàn hoặc xe bị lao xuống vực (nếu di chuyển trên địa hình đồi núi nhiều vực thẳm).
Một chân ga, một chân phanh
Video đang HOT
Để tránh tình trạng này, những người chưa quen với xe số tự động cần tập cho mình thói quen thao tác giữa phanh và ga chỉ bằng một chân phải, đồng thời tạo cho chân một tư thế thoải mái với gót chân được đặt sát trên sàn xe và di chuyển qua lại theo hình chữ V một cách nhịp nhàng.
Chuyển về P hoặc N khi dừng đèn đỏ
Khá nhiều người vẫn thường chuyển về N hoặc P khi dừng đèn đỏ như là một phần của thói quen khi lái xe số tự động. Cũng như việc điều khiển xe bằng cả hai chân, thói quen này cũng thường có ở những người đã quá quen thuộc với xe số sàn.
Chuyển về P hoặc N khi dừng đèn đỏ
Tuy nhiên, các chuyên gia về xe khuyến nghị bạn không nên chuyển sang N hoặc P khi gặp đèn đỏ vì những nguyên nhân sau:
Khi chuyển qua số N, nhiều người nghĩ là sẽ tiết kiệm được một lượng nhiên liệu nho nhỏ nào đó. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Nếu thời gian dừng đèn đỏ ngắn hoặc những đoạn ngã 3, ngã 4 có độ nghiêng lớn thì việc đưa về số N cũng không giúp cho bạn tiết kiệm nhiên liệu hay rảnh chân hơn chút nào đâu, vì bạn sẽ phải giữ phanh để tránh tình trạng xe “trôi” lệch khỏi vị trí ban đầu.
Chuyển qua số P lại càng phức tạp hơn nữa, vì để sang tới số P sẽ phải chuyển qua nhiều vị trí số, về lâu về dài sẽ khiến hộp số bị mòn và tuổi thọ giảm sút đáng kể. Đó là chưa tính đến những nguy hiểm khi có một chiếc xe nào đó lao tới từ phía sau và đâm vào đuôi xe của bạn. Khi đó, chốt P của bạn sẽ “anh dũng hy sinh” vì thói quen khi lái xe số tự động này.
Chức năng O/D và cách sử dụng trên xe số tự động
Xe số tự động hiện nay với hộp số tiên tiến, điều khiển điện tử và thường có kèm chế độ bán tự động nên trên cần số tự động có thể xuất hiện chức năng O/D. Vậy O/D là gì và cách sử dụng như thế nào?
Overdrive (O/D) là gì?
Overdrive hoặc O/D là thiết bị cao nhất trong hộp số của xe số tự động. Khi bật chế độ này cũng giúp xe cải thiện hiệu suất khi di chuyển ở tốc độ cao.
Cách sử dụng O/D hiệu quả trên xe số tự động
Ngày nay, một số mẫu xe vẫn còn có nút O/D. Khi O/D ON (đèn không báo sáng) lên có nghĩa là khóa nút, và xe của bạn sẽ không chọn được số cao nhất. Lúc này bạn đang chọn chế độ lái xe bình thường.
Nói một cách đơn giản, chức năng O/D mặc định là OFF (đèn báo sáng), cho phép sử dụng tất cả các số trong hộp số (để tiết kiệm xăng). Khi bật ON, xe sẽ không cho sử dụng 1 hoặc nhiều số cao để đảm bảo lực kéo. Ví dụ trên thì khi tắt O/D, xe chỉ được dùng các số từ 1-4, số 5-6 xem như không có.
Overdrive hoặc O/D là thiết bị cao nhất trong hộp số của xe số tự động. Ảnh: Oto.com.vn
Sử dụng khi bạn xuống dốc
Hệ thống phanh phải sử dụng rất nhiều khi bạn lái xe xuống dốc hoặc bị kẹt trong tình trạng kẹt xe kéo dài. Lái xe xuống đường dốc đòi hỏi bạn phải đặt áp lực liên tục lên bàn đạp phanh nhiều.
Nếu bạn sử dụng O/D trong những tình huống đó, sẽ giữ RPM ở trên không hoạt động mà không làm căng phanh và động cơ.
Sử dụng khi bạn tăng tốc
Theo như kinh nghiệm lái xe của nhiều tài xế sử dụng xe số tự động, khi bạn lái vượt quá tốc độ 100 km trên các xe đời mới (80 km trên các xe đời cũ), RPM tăng và động cơ xe bắt đầu sử dụng nhiều sức kéo. Lúc đó khi O/D hoạt động sẽ giúp cho động cơ giảm áp lực và giảm RPM.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng O/D khi bạn đang chạy dưới tốc độ 80 km hoặc trong khi lái xe trong thành phố vì tốc độ có xu hướng không đều ở đó. O/D kéo dài tuổi thọ của động cơ và hệ thống truyền động của xe chỉ khi bạn sử dụng một cách khôn ngoan.
T hiệt hại nếu sử dụng O/D không chính xác
Khi chế độ O/D hoạt động sẽ cho phép bạn sử dụng toàn bộ hệ thống truyền. Hơn nữa, O/D cũng giúp tối ưu hóa tuổi thọ truyền và tăng hiệu quả nhiên liệu.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng không chính xác như trong khi kéo rơ moóc, lái xe lên dốc hoặc tăng tốc dưới 80 km, việc này sẽ gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục.
Nhược điểm của các loại thảm taplo trên ô tô nên cân nhắc khi lựa chọn Hiện nay, thảm taplo ôtô được rất nhiều chủ xe ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên ở mỗi loại thảm lót lại có nhược điểm cần cân nhắc khi lựa chọn. Taplo là nơi được trang bị rất nhiều máy móc thiết bị liên quan đến hệ thống lái, hệ điều hướng và kiểm soát tính năng vận hành xe...