Lái xe qua đoạn đường lầy lội, xử lý ra sao để không gặp họa?
Đi chậm, số thấp, không dùng ga, phanh từ từ là những kỹ năng cần thiết để vượt qua những đoạn đường trơn, lầy.
Địa hình Việt Nam khá phức tạp và không khó để bắt gặp những đoạn đường có nhiều bùn đất
Lái xe đường lầy lội bùn đất do mưa có thể bị trượt bánh và chôn chân trong sình lầy, đặc biệt nếu thường xuyên phải di chuyển qua những đoạn đường này lại càng nguy hiểm, cần có những kỹ năng để vượt khó an toàn.
1. Đi chậm
Nếu đi trên xe số tự động, tài xế cần rà phanh từ xa, tránh trường hợp vào đoạn đường lầy mới phanh
Quy tắc đầu tiên cần nhớ khi đi đường bùn đó là phải đi chậm ở số thấp. Đi nhanh sẽ khiến xe mất độ bám, tài xế không kịp xử lý các tình huống phát sinh. Nếu điều khiển xe số tự động, tài xế cần rà phanh từ xa, tránh đường hợp đến đoạn đường trơn mới phanh gây ra hiện tượng trượt bánh xe.
2. Không tăng thêm ga
Nếu mất độ bám đường, không được đạp ga (nếu xuống dốc) hoặc giữ đều ga ở mức thấp (đường bằng hoặc lên dốc). Dậm chân ga to, không dứt khoát chỉ khiến bánh xe quay nhanh hơn, mất độ bám và xe ngày càng lún sâu.
3. Không đi vào vệt bánh xe trước đó
Video đang HOT
Những vệt bánh xe đã đi qua vốn đã trũng, tài xế đi vào đó làm độ trũng càng tăng thâm và lún sâu
Lái xe vào vùng đất cao, không đi theo vệt bánh xe vì nơi có vệt bánh xe thường sâu hơn, ướt hơn, tăng khả năng trượt bánh.
4. Không dùng phanh nếu muốn xe đi chậm lại
Khi di duyển trên xe số sàn, thay vì đạp ga để xe đi chậm, tài xế nên về số thấp để phanh động cơ
Chỉ những người hợp bất đắc dĩ hoặc chương ngại vật lái xe mới cần dùng đến phanh. Khi phanh xe đồng nghĩa với việc phải dùng thêm ga để xe tiếp tục lăn bán, điều này sẽ làm bánh xe càng lún sâu. Nếu đi xe số sàn, tài xế nên về số thấp để phanh động cơ.
5. Thận trọng đánh lái
Nếu bánh xe bắt đầu bị trượt và có xu hướng chạy ra khỏi làn đường, hãy đánh lái vô-lăng vào bên trong làn đường và từ từ dùng phanh để xe dừng nhẹ nhàng. Nếu xe không thể dừng thì ít nhất cũng duy trì tốc độ chậm và đánh lái để xe không lao ra khỏi đường.
6. Xử lý tình huống bị mắt kẹt
Nếu xe chính thức bị mắc kẹt trong sình lầy hãy đưa cần số về chế độ đỗ và ra khỏi xe. Sau đó tùy vào độ lún của bánh mà có cánh khắc phục khác nhau.
Cách dễ dàng đơn giản nhất là lấy nhiều gỗ, sỏi, rơm rạ nếu có để lót vào bánh xe phía sau, tạo một đoạn đường ngắn cho bánh di chuyển. Nếu vẫn không tiến lên, hãy lùi lại phía sau để lấy đà đẩy về phía trước.
Theo Giaothong
8 nguyên tắc cần biết để lái xe an toàn tuyệt đối mùa mưa lũ
Nếu thiếu những kỹ năng cần thiết, chiếc ô tô của bạn sẽ "phản chủ" và đem lại cho bạn nhiều rắc rối, đặc biệt là khi lái xe vào mùa mưa bão.
Di chuyển với tốc độ chậm hơn thường ngày
Hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội trong những ngày này
Không ai có thể lường trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi lái xe mùa mưa bão. Rất nhiều yếu tố khiến người lái gặp rủi ro nhiều hơn bình thường. Chẳng hạn như nước mưa làm đường trơn, khiến độ bám đường bị giảm đi, phanh hoạt động không hiệu quả, xe dễ mất lái khi vào cua hoặc phanh gấp, khó quan sát xe đi ngược chiều... Để đảm bảo an toàn, bạn nên làm chủ tốc độ và cho xe di chuyển chậm hơn tốc độ thường ngày.
Giữ khoảng cách an toàn với phương tiện đi phía trước
Cần phải giữ khoảng cách với xe phía trước xa hơn để trong tình huống phải phanh, mặt đường trơn trượt sẽ làm độ bám của bánh xe giảm. Thông thường, một chiếc ô tô vận hành với tốc độ 60 km/h ở điều kiện đường khô có thể phanh dừng sau 50 m. Tuy nhiên, mặt đường trơn trượt thì quãng đường phanh có thể tăng tới 60m. Do đó, khi lái xe trời mưa, bạn không nên "bám đuôi" xe phía trước với khoảng cách như thường ngày. Cần giữ khoảng cách xa hơn để phòng tránh tai nạn xảy ra.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết xấu cũng làm bạn hạn chế tầm nhìn. Những giọt nước bẩn bắn lên từ xe chạy phía trước sẽ làm bạn bực bội và khó chịu. Do đó, cách tối ưu nhất là giữ khoảng cách an toàn.
Tận dụng đèn pha hoặc đèn đề-mi
Lái xe trời mưa sẽ khó nhận ra xe đi ngược chiều và tài xế lái xe ngược chiều cũng khó phát hiện ra xe bạn nếu không bật đèn pha. Điều cần thiết lúc này là để đèn pha phát huy tối đa công dụng khi lái xe trời mưa, đặc biệt là mưa to. Nếu không, hãy dùng đề-mi (đèn định vị).
Thường xuyên lau kính
Kính xe có chức năng chống dính ướt để nước mưa dễ dàng bị gạt khỏi bề mặt kính, giúp kính trong và có tầm nhìn tốt. Thế nhưng, để có được điều này, bạn phải giữ kính sạch bóng, không để phủ bụi. Kính bị bụi bán sẽ làm hạn chế tầm nhìn bởi nước mưa không dễ bị cần gạt mưa làm sạch. Do đó cần lau kính thường xuyên và sử dụng nước lau lính chuyên dụng.Châm đủ nước rửa kính khi sử dụng xe mùa mưa
Kích hoạt tính năng sưởi để ngăn chặn hiện tượng đóng sương trên kính
Nếu trời mưa, độ ẩm không khí tăng lên, nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe chênh lệch nhiều khiến các cửa kính bị đóng sương, làm giảm tầm nhìn. Khi đó, tính năng sưởi sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.
Luôn đặt 2 tay trên vô-lăng
Rất nhiều người chỉ đặt 1 tay lên vô lăng, tay còn lại để tự do. Những người có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, trong điều kiện thời tiết mưa gió, bạn chỉ sử dụng 1 tay để "vần" vô lăng sẽ dễ rơi vào trạng thái bị động, không phản ứng kịp thời và thiếu chính xác nếu có tình huống bất ngờ.
Luôn luôn bật tính năng ổn định điện tử (ESP)
Những dòng ô tô đời mới hiện nay đều trang bị hệ thống ổn định điện tử (ESP). Hệ thống này giúp thân xe hoạt động ổn định hơn, hạn chế mất lái, đặc biệt là trường hợp phải đánh lái, phanh gấp nếu độ bám đường của lốp xe kém. Trên một số dòng xe, hệ thống ổn định điện tử có khả năng tắt/mở chủ động để tạo cảm giác lái thể thao do đó bạn nên chú ý bật hệ thống này khi điều khiển xe ở trời mưa.
Không "coi thường" những vũng nước lớn
Hãy thận trọng lái xe từ từ thăm dò, tránh xa những chiếc xe đi ngược chiều bởi vạt nước bắn ra từ xe đi ngược chiều sẽ làm kính xe bạn bị nhòa và bẩn.
Ngồi trên xe quan sát thì rất khó đoán biết độ sâu của vũng nước lớn hay đoán biết được bên dưới có ổ gà, hố ga mất nắp hay không. Đơn giản, trong vũng nước chứa một hòn đá to cũng trở thành một cái bẫy hoàn hảo. Hãy thận trọng lái xe từ từ thăm dò, tránh xa những chiếc xe đi ngược chiều bởi vạt nước bắn ra từ xe đi ngược chiều sẽ làm kính xe bạn bị nhòa và bẩn.
Không đi vào đoạn đường ngập sâu
Nếu cố tình đi vào vùng nước ngập sâu, nguy cơ bị thủy kích rất cao. Hậu quả do thủy kích là làm cong/gãy thanh truyền, block máy, nứt vỡ qui-lát,... kéo theo thiệt hại nặng nề về kinh tế. Do đó, hãy nhớ thần chú "quay đầu lại là bờ" để bảo toàn tài sản của bạn.
Theo Giadinhvietnam
Những vật dụng 'thiết thân' trên ô tô kiểu gì tài xế cũng phải mang theo Đôi khi, những vật dụng đơn giản, giá rẻ lại là thứ có thể "cứu nguy" khi chiếc xe của bạn gặp sự cố trên đường. Dây kích ắc quy Là nguồn cấp điện duy nhất cho xe khi động cơ chưa làm việc, ắc-quy yếu đồng nghĩa xe không thể khởi động. Dây kích ắc quy cần thiết khi xe không thể...