Lái xe ốm vặt liên miên, hãy kiểm tra ngay bộ phận này trên ô tô
Một số các triệu chứng bệnh vặt bắt nguồn từ chính chiếc xe mà bạn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất ít người để ý và thường không quan tâm tới điều này.
Rất nhiều người sử dụng ô tô thường xuyên gặp tình trạng suy nhược, bệnh vặt không rõ lý do.
Một nữ tài xế tại Anh đã chia sẻ trên Instagram của mình rằng, chiếc xe của cô xuất hiện nấm mốc sau thời gian dài sử dụng và có vẻ nó khiến cô thường xuyên bị bệnh vặt.
“Sau khi sử dụng chiếc xe được 2,5 năm, tôi thường bị một số dấu hiệu như mệt mỏi thường xuyên, đau mỏi vai gáy và cổ, đau xương đòn, buồn nôn, rụng tóc, thậm chí là chảy máu mũi”, nữ tài xế chia sẻ.
Nhiều triệu chứng bệnh thường do ô tô gây ra. Ảnh: TheSun
Video đang HOT
Theo các chuyên gia ô tô đến từ Nationwide Vehicle Contracts, nhiều dấu hiệu bệnh quan trọng cho thấy chính chiếc xe hơi thường xuyên sử dụng là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nhiều người Anh đã mắc chứng sốt, cảm thông thường và dường như rất khó để phân biệt chúng với các dấu hiệu cảm cúm theo mùa hoặc thời tiết.
Ngoài ra, các chuyên gia còn gợi ý nếu một số dấu hiệu bệnh kéo dài như ngứa mắt, ho, khó thở,… lâu hơn so với bệnh dị ứng thường gặp thì khả năng cao, xe ô tô chính là tác nhân gây ra và cần phải kiểm tra.
Một trong số các dấu hiệu thường gặp nhất trên ô tô ảnh hưởng đến sức khỏe con người là nấm mốc. Nhiều vị trí quan trọng thường xuất hiện nấm mốc mà người dùng hay bỏ qua là bộ lọc không khí của hệ thống điều hòa, nơi đưa không khí vào trong khoang lái.
Bộ phận này thường dễ bị ẩm vào mùa đông và nấm mốc có thể phát triển tại đây, khiến không khí trong xe chứa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người. Chính vì vậy, người sử dụng xe ô tô nên vệ sinh hoặc thay mới bộ lọc không khí mỗi năm một lần.
Lọc gió bị mốc sẽ khiến không khí trong hệ thống điều hòa bị ô nhiễm, nhiều vi khuẩn. Ảnh: Chí Tâm
Ngoài ra, người dùng cũng nên lưu thông không khí trong xe thường xuyên bằng cách mở toàn bộ cửa sổ và bật hệ thống điều hòa ở mức tối đa, giúp đẩy không khí ô nhiễm, nhiều vi khuẩn ra ngoài.
Việc vệ sinh và loại bỏ những vật dụng bốc mùi, dễ ẩm mốc như thức ăn, nước uống,… trong xe cũng là cách hiệu quả để có không khí trong lành.
Nếu các triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm, người dùng nên mang xe đến các gara uy tín hoặc xưởng dịch vụ để được kiểm tra tổng quát. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định triệu chứng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và cảnh báo chính xác nhất.
Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe
Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng.
Sự thực các bệnh do độc tố nấm gây ra không nhỏ. Hiện nay khoa học đã chứng minh nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xẩy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ độc tố nấm.
Hiện có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm đều độc, mức độ độc của các chúng cũng khác nhau, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây bệnh không giống nhau. Với những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiểu chảy, choáng váng... những độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo nguy hiểm.
Nấm mốc từ các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương... thậm chí, nó có ở các loại lượng thực như gạo, ngô, sắn... và ở các loại thức ăn gia súc. Trong các loại lương thực, thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, thì các loại hạt bị mốc được quan tâm nhiều nhất. Một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm là Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc... ẩm mốc. Ngoài tác hại gây độc cấp tính, nó còn tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.500C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm. Một số người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị chớm mốc, vẫn dùng làm thức ăn hãy coi chừng.
An toàn thực phẩm luôn bị tác động bởi yếu tố môi trường, chế biến, bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cần có sự phối hợp liên ngành, thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo "chuỗi cung cấp thực phẩm" đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, kinh doanh và sử dụng thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khỏe, để phòng ngộ độc thực phẩm cho bản thân và gia đình là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Người tiêu dùng cần thực hiện những lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý.
Khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm), hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì dù có phải tiêu hủy nó đi vẫn còn ít tốn kém hơn là phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do chính nó gây nên.
Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp như không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc. Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố sẽ còn lại bên trong.
Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu... để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.
Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nằm điều hòa có khiến trẻ bị ốm? Vào những ngày hè nắng nóng, điều hòa trở thành cứu cánh của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lo lắng việc cho trẻ nằm trong phòng điều hòa có thể làm trẻ dễ bị ốm, sự thực thế nào? Có thể nói, việc nằm điều hòa không phải là nguyên...